;
>Hàng ngàn người tham dự hoa đăng Vu lan tại chùa Cổ Am Nghệ An
Tham dự và chứng minh buổi lễ có Thượng tọa Thích Chân Tính - Trụ trì chùa Hoằng Pháp; Chư Tôn đức BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An, chư Tăng chùa Hoằng Pháp (TPHCM) huynh đệ của Đại đức trụ trì. Đại diện lãnh đạo các sở ban ngành tỉnh Nghệ An, lãnh đạo Huyện ủy, UBND, các ban ngành đoàn thể huyện Diễn Châu và xã Diễn Minh cùng hàng ngàn Phật tử trong và ngoài tỉnh .
Chư Tôn đức chứng minh buổi lễ.
Đại biểu tham dự buổi lễ.
Hàng ngàn Phật tử và người dân tham dự buổi lễ.
Chùa Cổ Am nằm trong quần thể Khu di tích lịch sử văn hóa lèn Hai Vai được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 11 (1832) và là nơi quy ngưỡng tâm linh của nhân dân Phủ Diễn từ đó đến nay. Tuy nhiên, do trải qua nhiều thời gian cũng như các biến cố lịch sử, đến nay chùa gần như bị hủy hoại hoàn toàn. Năm 1994, Chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia; năm 2010, chùa được UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định cho phép phục dựng.
Hiện nay chùa được quy hoạch xây dựng trên diện tích 14 ha và dự kiến việc xây dựng sẽ phân kỳ như gia cố thượng điện, nhà tăng, nhà bái đường, tượng Phật dưới chân núi, đường lên núi bằng đá, giai đoạn 2 xây dựng tam bảo, nhà giảng đường, sân lễ hội, tháp chuông, tôn tạo các hang động thành điểm thờ phụng và chiêm bái. Năm 2011, UBND tỉnh ra quyết định chấp thuận Đại đức Thích Tâm Thành làm trụ trì chùa Cổ Am. Từ đó đến nay nhà chùa đã tổ chức cho hàng nghìn Phật tử về sinh hoạt vào các ngày lễ truyền thống và tham gia các hoạt động từ thiện trên địa bàn tỉnh.
Con em Phật tử dâng hoa cúng dường.
Phật tử dâng Y cúng dường.
Phật tử Huyền Trang đọc ý nghĩa hoa hồng trong ngày vu lan báo hiếu.
Cài hoa lên áo Qúy thầy.
Bà Vũ Thị Minh nhận bằng tuyên dương công đức đúc chuông từ Đại Đức trụ trì chùa Cổ Am.
Đại đức Thích Tâm Thành nhận hoa chúc mừng từ chư Tăng chùa Hoằng Pháp.
Sau nghi lễ vu lan là nghi thức “bông hồng cài áo” nhằm bày tỏ sự biết ơn về công đức sinh thành, dưỡng dục của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, Chư Tôn thiền đức và các đã làm lễ chú nguyện rót đồng đúc đại hồng chung. Đại hồng chung có chiều cao 1,8 m, đường kính miệng chuông 1,2m, với trọng lượng 1.000 kg, do các nghệ nhân đến từ ThừaThiên Huế chế tác. Kinh phí đúc Đại Hồng Chung do gia đình ông Hoàng Công Tư , bà Vũ Thị Minh ( TP.Hà Nội) công đức cùng với sự đóng góp của các doanh nghiệp , nhân dân địa phương và du khách thập phương .
Nghi thức nguyện chú rót đồng đại hồng chung
Rót đồng vào khuôn
Ngoài Lễ vu lan báo hiếu và đúc đại hồng chung, nhà chùa còn tiến hành làm các lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, tri ân công đức của chư anh hùng liệt sĩ, cầu nguyện cho chư vong linh gia tiên, chư âm linh cô hồn, hương linh thai nhi sản nạn, đồng bào tử nạn được sinh về cõi Phật, và tổ chức Lễ quy y Tam bảo cho hàng trăm Phật tử.