nguoiphattu.com Trước những sự trùng hợp hết sức kỳ lạ đó, ông Hải đã gặng hỏi sư thầy Đàm Tịnh, trụ trì chùa Thanh Sơn địa chỉ quê quán nhà cô gái kia.
Những câu chuyện liên quan đến cái chết của cô gái
treo cổ tự vẫn ở cổng Tam quan, chùa Thanh Sơn đến tai nhà nghiên cứu
Nguyễn Phúc Giác Hải, chủ nhiệm bộ môn thông tin dự báo, Trung tâm
nghiên cứu tiềm năng con người, và những điều bí ẩn dần dần được hé mở…
Sự trùng hợp kỳ lạ…
Ông Đặng Văn Triều, công tác tại tổ chức Unesco
Phương Đông, chủ nhân của chiếc điện thoại xuất hiện hình ảnh người con
gái kì lạ cho biết: "Sau khi trở về từ chùa Thanh Sơn, tôi đã mang
những hiện tượng kỳ lạ như cái chết của con rắn lạ tại sảnh trước lối
vào động Thanh sơn; chuyện nhóm thợ xây giết, cắt tiết và treo cổ con
vật kỳ quái tại cổng Tam quan trước khi cô gái mất một ngày và việc hình
ảnh cô gái ấy xuất hiện trong điện thoại của mình cùng chuyện ông sử
dụng "năng lượng tia lửa đất" để cầu siêu cho linh hồn cô gái trẻ ra
sao, trao đổi với nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, chủ nhiệm bộ môn
thông tin dự báo, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người. Sau khi nghe
xong câu chuyện, lập tức ông Hải đã thuyết phục tôi trở lại chùa Thanh
Sơn một lần nữa. Khi tôi cùng nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải và một
số người khác trong đoàn trở lại chùa Thanh Sơn để nghiên cứu sâu hơn
về sự việc thì đã phát hiện ra rất nhiều sự trùng hợp kỳ lạ".
Trước thông tin còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn
này, PV Đường dây nóng 0988811123 đã liên hệ và có cuộc trao đổi trực
tiếp với nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải: "Quả thực sau khi nghe ông
Triều kể lại toàn bộ những hiện tượng kì lạ xung quanh cái chết của cô
gái treo cổ tự vẫn tại cổng Tam quan, chùa Thanh Sơn, tôi rất tò mò và
cho rằng đây là một hiện tượng kỳ lạ, hiếm gặp nên đã đề nghị ông Triều
cùng một số người tổ chức một chuyến đi về chùa Thanh Sơn để nghiên cứu
rõ hơn về những hiện tượng kì lạ này.
Tại đây, khi đối chiếu hình ảnh xuất hiện trong
chiếc điện thoại của ông Triều và bức hình nhà chùa thờ vong cô gái xấu
số thì có rất nhiều điểm tương đồng, như cùng một người nhưng ở độ tuổi
khác nhau. Khi hỏi tên tuổi cô gái, tôi đã hết sức bất ngờ khi phát hiện
tên của người đàn bà này trùng khớp hoàn toàn với tên người vợ đã quá
cố của tôi: Nguyễn Thị Yến. Điều kỳ lạ hơn, tên chính xác của vợ tôi khi
mới sinh ra được bố mẹ đặt là Nguyễn Định Yến, nhưng khi đi làm giấy
khai sinh, không hiểu vì lý do gì người ta lại ghi nhầm sang Nguyễn Thị
Yến.
Thứ hai, ngày mất của cô gái lại trùng với ngày
cưới của vợ chồng tôi. Thứ ba, khi chết cô gái treo cổ tự vẫn ở cổng Tam
quan, chùa Thanh Sơn, có đội một chiếc mũ len, mặc bộ quần áo màu nâu
trong khi đó lúc thời điểm trước khi vợ tôi qua đời cũng có trùm một
chiếc khăn nâu, nhìn tựa giống chiếc mũ mà cô gái kia đội và cũng mặc
một bộ quần áo tương tự. Hình dáng lúc cô gái mất, cũng gầy gò, nhỏ bé
như vợ tôi vậy. Lúc đó, tôi có linh cảm rằng giữa tôi và cô gái này chắc
chắn có một mối liên hệ vô hình nào đó, khó giải thích nổi".
Bà NGuyễnThị Dận, mẹ của cô Yến Ảnh: Xuân Thắng.
Đi tìm lời giải…
Trước những sự trùng hợp hết sức kỳ lạ đó, ông
Hải đã gặng hỏi sư thầy Đàm Tịnh, trụ trì chùa Thanh Sơn địa chỉ quê
quán nhà cô gái kia. Sau đó, sư thầy Đàm Tịnh đã dùng một mảnh giấy ghi
chi tiết những thông tin liên quan, cùng địa chỉ nhà cô gái này để cung
cấp cho nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải với nội dung: Tên cô gái là
Nguyễn Thị Yến, sinh năm Quý Sửu, thọ 37 tuổi, mất ngày mùng 2 tháng
chạp, năm KS (tức ngày 16-1-2010). Địa chỉ quê quán tại xóm Ải, thôn Phí
Trạch, xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội và còn cho biết thêm,
người nhà đến nhận xác cô Yến tại chùa Thanh Sơn là anh trai Nguyễn Văn
Doanh.
Khi đã có đầy đủ thông tin về quê quán của cô
gái, lập tức đoàn nghiên cứu gồm có 4 người: ông Hải, ông Triều, một
luật sư, cùng một nhà ngoại cảm lập tức lên đường tìm về địa chỉ nhà cô
gái để tìm những câu trả lời cho những vấn đề còn đang bị bỏ ngỏ. Hôm
đoàn nghiên cứu do nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải dẫn đầu về thăm
hỏi gia đình cô Yến và tìm hiểu thêm về những vấn đề xung quanh vụ việc
thì lại đúng vào ngày gia đình đang làm cơm cúng 100 ngày cho cô gái.
Khi được hỏi về bức ảnh xuất hiện trong máy của ông
Triều có phải là cô Yến không, thì phía gia đình xác nhận chính là cô
Yến nhưng có điều hình ảnh trong chiếc điện thoại không phải là hình ảnh
của cô thời điểm khi mất mà là cách đó 10 năm, tức là vào năm cô 27
tuổi", ông Hải cho biết. Trước những câu chuyện hết sức kỳ lạ trên,
nhằm cho bạn đọc có một cái nhìn đa chiều và xác thực, PV Đường dây nóng
đã lặn lội tìm về đúng nhà cô gái bí ẩn để tìm hiểu thêm thông tin xung
quanh vụ việc.
Trao đổi với PV về đề vấn này, bà Nguyễn Thị Dận,
83 tuổi, mẹ đẻ cô Yến cho biết: "Hôm gia đình tôi đang làm cơm cúng 100
ngày cho cháu Yến thì có một vài người đến hỏi chuyện xung quanh cái
chết của con gái tôi. Những người này hỏi rất nhiều như ngày tháng năm
sinh của con gái tôi là bao nhiêu, tên chính xác là gì, tại sao lại giúp
việc ở chùa Thanh Sơn… Khi họ đưa ra một bức hình trong chiếc điện
thoại di động và bảo gia đình chúng tôi xác định xem có phải là cháu Yến
không. Khi đó, con trai tôi là Nguyễn Văn Doanh, đã xác định hình ảnh
trong chiếc điện thoại của những người này chính là cháu Yến, con gái
tôi".
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải cùng những người bạn của mình thắp hương trước mộ cô gái trẻ. Ảnh: TL
Có duyên với cửa Phật…
"Tôi sinh hạ được 5 người con, Yến là con gái
út. Khi còn trẻ, nó vẫn phát triển bình thường như bao người khác. Đến
năm 20 tuổi cháu Yến vào miền Nam để làm ăn, được 2 năm thì trở về. Sau
đó, không hiểu tại sao Yến thường xuyên đi chùa chiền, miếu mạo. Thậm
chí còn ở lại giúp việc cho các chùa nơi nó đến, rất ít khi về nhà. Mỗi
lần về nhà tôi cùng những người trong gia đình thường động viên cháu nên
ít đi chùa và lo chuyện chồng con để làm ăn buôn bán. Tuy vậy, Yến
không chịu và còn nói nếu mọi người còn nhắc đến chuyện kết hôn lần nữa
thì nó sẽ bỏ hẳn nhà lên chùa, không bao giờ về nữa.
Nhiều thầy ở các chùa còn bảo, cháu Yến có căn
duyên với cửa Phật nên không sống được tại gia mà phải đi các đền chùa,
miếu mạo để ở. Trước thái độ cương quyết của Yến, mọi người trong gia
đình tôi đành chấp nhận và không dám nhắc đến chuyện đó nữa. Trước khi
treo cổ tự vẫn tại chùa Thanh Sơn, Yến đã đi giúp việc cho rất nhiều
chùa, trong quãng thời gian 9 năm", bà Dận cho biết thêm. Cô Nguyễn Thị
Yến đã giúp việc ở chùa Thanh Sơn được hơn 1 năm trước khi cô treo cổ tự
vẫn tại cổng Tam quan vào ngày 16-1-2010.