;
Cùng với sức xuân ấm áp chuyển mùa “Mái xuân ấm áp tình người” mà người viết lấy làm tựa đề cho bài viết này đó là ý muốn để nhắc tới những tấm lòng nhân ái của những người thầy thuốc ở Bệnh viện phục hồi chức năng Quảng Ninh (PHCN-QN) đã cộng hưởng cùng mùa xuân thắp lên ngọn lửa sưởi ấm xoa dịu những đớn đau của người bệnh đang phục hồi chức năng khi mà đôi tay, đôi chân cũng như thể trạng tinh thần của họ sau những lần tai nại cũng như tai biến hiểm nghèo đã được các thầy thuốc nơi đây hết lòng điều trị và đem lại cho họ một mùa xuân mới trọn vẹn.
Để các bạn hình dung cơ sở chữa bệnh này, xin được nói đôi lời về mô hình hoạt động của đơn vị: Bệnh viện (PHCN-QN) tiền thân là Trung tâm bồi dưỡng sức khỏe của tỉnh - nằm trên đất (Quang Hanh, Cẩm Phả) nay là Tp. Cẩm Phả.
Mặc dù mới thành lập (12 năm) theo mô hình mới, nhưng bệnh viện này đã được tỉnh và Sở y tế Quảng Ninh sớm nhận ra vai trò-trách nhiệm của mình trước vùng công nghiệp Than-Điện và Du lịch cũng như nhu cầu khám chữa bệnh của người dân nơi đây nên bệnh viện đã sớm được đầu tư máy móc thiết bị, con người và những điều kiện cần thiết để xây dựng cơ sở này đúng với tên gọi của nó là Bệnh viện PHCN cho người bệnh sau rủi ro tai biến về sức khỏe.
Mô hình chữa trị của bệnh viện gồm một số loại bệnh căn bản: Bệnh nhân đột quỵ sau tai biến về huyết áp; bệnh thiểu năng tuần hoàn não do các tác động sung chấn; bệnh nghề nghiệp do tai nạn lao động cũng như các tai nạn rủi ro khác cần phục hồi; theo đó là các nhóm bệnh dị tật bẩm sinh và một số dị tật thông thường do thời khí tác động gây nên… Tất cả các bệnh trạng này đều cần đến giải pháp phục hồi chức năng sau khi đã được các bệnh viện đa khoa xử lý giai đoạn cấp.
Qua tìm hiểu về các phương pháp chữa trị của bệnh viện (PHCN-QN) được biết, trong thời gian qua đã có hàng nghìn lượt bệnh nhân được phục hồi chức năng có hiệu quả và coi đây là địa chỉ tin cậy. Với lộ trình chữa trị như: Xoa bóp- bấm huyệt, Điện châm, Điện rung, Từ trường, xông hơi bằng các bài thuốc truyền thống, và xông hơi bằng nguồn nước suối Quang Hanh nổi tiếng đã góp phần chữa trị nhiều loại bệnh vốn xảy ra kéo dài. Và gần đây, với công nghệ xông hơi bằng khí ô-xi (đây là công nghệ mới) đã được bệnh viện đưa vào sử dụng phục vụ người bênh sau tai biến đem lại hiệu quả hữu ích.
Bên cạnh các giải pháp chữa trị xoa bóp, bấm huyệt, điện châm nêu trên, bệnh nhân ở đây còn có cả một hệ thống máy móc thiết bị phục hồi chức năng đa dạng, giúp các bệnh nhân phục hồi nhanh chóng những tai biến với nhiều loại bệnh khác nhau.
Có dịp dự buổi họp ngắn giữa bệnh viện PHCN-QN với người bệnh nhân nghỉ tết Dương lịch 2021. Nội dung buổi họp này mục đích là bệnh viện nghe ý kiến phản hồi từ phía người bệnh nhằm nâng cao trách nhiệm của mình trong việc phục vụ. Bác sĩ Cương, với cương vị phụ trách các khoa kỹ thuật điều trị của bệnh viện trụ trì buổi họp; về phía người bệnh, bao gồm cả những người thân quyến chăm sóc đến dự họp khá đông đủ.
Trong nhiều ý kiến phát biểu, về phía người bệnh chúng tôi thấy tất cả mọi người đều vui vẻ và không có ý kiến gì về thái độ phục vụ của các y bác sĩ cũng như điều dưỡng viên ở đây, mà chỉ có lời cám ơn về sự chăm sóc điều trị của bệnh viện. Để chứng minh điều này, bác Trần Phạm Liên bệnh nhân điều trị ở Khoa bệnh nghề nghiệp (phòng số 44) quê ở thị xã Quảng Yên vừa điều trị hết một trình tức (lộ trình điều trị thời gian 21 ngày) nay đã khỏi bệnh, nhân buổi họp lấy ý kiến của người bệnh, bác Liên giơ cánh tay phải của mình lên cười hoan hỷ nói với mọi người: “Tôi thật vui, bởi cánh tay đau của tôi nay đã hồi phục và tết này không gì vui bằng; chẳng có gì phê phán cả; tôi chỉ biết ơn các thầy thuốc ở đây và chúc các y bác sĩ, cũng như điều dưỡng viên năm mới có nhiều niềm vui và thành đạt trong cứu chữa người bệnh”. Vừa nói bác Liên vừa giơ cao cánh tay khoát vào không trung nhiều lần như nói thay lời cảm ơn của mình làm cho tất cả bệnh nhân trong buổi họp đều cười phá lên trong bầu không khí thật ấm áp làm xua đi cái giá rét cuối đông.
Cùng với bác Liên, cô Dân là mẹ của cháu Thu Trang (khoa nhi) cũng phát biểu với tâm trạng phấn khởi, khi Thu Trang con mình (bị chấn thương ở chân) cũng sớm được phục hồi ra viện để đón một mùa xuân mới tại gia đình. Bác Hà Tụ Toàn 65 tuổi, một bệnh nhân bị tai biến nặng (Phường Cẩm Trung, Tp.Cẩm Phả) bị tai biến trong đợi rét dữ cuối năm 2020, bác liệt nửa người bên phải. Sau điều trị (cấp) ở bệnh viện Đa khoa tỉnh, bác cũng trở về bệnh viện PHCN-QN điều trị.
Trao đổi về bệnh tình của mình bác kể: “Cái bệnh tai biến thật quái ác, khi về đây tôi phải ngồi xe lăn vợ con phải đẩy đi các phòng khám và điều trị, thế mà sau 15 ngày đầu thực hiện các liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, điện châm, từ trường… và xông ôxi, tôi đã bỏ được xe lăn và đến nay thì chống nạng luyện tập đi lại quanh sân rồi”. Mặc dù ngày tết âm lịch cận kề, nhưng bác sẽ ở lại bệnh viện điều trị thêm một trình nữa (21ngày) đến áp tết đi lại ổn ổn mới xin ra viện.
Tâm sự với một số người cũng có bệnh nhân mang căn bệnh (tai biến) như mình, bác Toàn còn cho biết, lúc đầu tôi cũng có ý định đi Bệnh viện PHCN tuyến trên Hà nội. Nhưng nghe nhiều người nói bệnh viện (PHCN-QN) lộ trình điều trị và máy móc thiết bị cũng chẳng thua kém gì các bệnh viện tuyến trên, nên tôi đã ở lại địa phương điều trị. Quả thật, với căn bệnh tai biến nặng như của mình, tôi cứ ngỡ đeo bệnh suốt đời, ai ngờ chỉ sau hai tuần điều trị đã giúp tôi rời bỏ được chiếc xe lăn và nay chỉ nương nhẹ cây gậy đã đi lại được…thật may mắn, may mắn!
Như trên đã đề cập, Quảng Ninh là vùng công nghiệp khai thác than, tình trạng tai nạn rủi ro trong sản xuất là khó tránh khỏi. Để phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai nạn nghề nghiệp đây là công việc luôn cần đến những giải pháp điều trị phục hồi nhanh chóng cho người bệnh.
Điều tôi muốn nói ở đây đó là không ít trường hợp bệnh nhân của ngành than do tai nạn nghề nghiệp mà đến đây cần phục hồi chức năng như anh Trịnh Bảo Kính ở mỏ than (Thống Nhất) anh bị tai nạn do đá đè năm 2019, theo các bác sĩ, Kính bị liệt đôi chân bởi tổn thương tủy nên phải di chuyển bằng xe lăn. Sau điều trị cấp tức phẫu thuật ở Bạch Mai (HN) anh cũng về điều trị tại bệnh viện PHCN-QN.
Cùng với Trịnh Bảo Kính, mỏ than Khe Chàm cũng có 3 bệnh nhân bị tai nạn nghề nghiệp hiện đang điều trị tại đây đó là các bệnh nhân Vũ Văn Tài, Đỗ Văn Hương, Bùi Văn Hùng, các anh đều ở độ tuổi từ 30 đến 37. Theo anh Đỗ Văn Thiện, người được mỏ Khe Chàm cử ra (thay mỏ) chăm sóc các bệnh nhân bị tai nạn rủi ro cho biết: Tài sinh năm 1981 có vợ và 2 con. Năm 2016 tai nạn rủi ro trong sản xuất là do bắn mìn mở vỉa.
Tài bị gãy 3 xương sườn và sương cổ; mù hai mắt đã đi bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện đa khoa tỉnh điều trị, sau về bệnh viện PHCN-QN. Trong 3 năm qua mỏ đã cử người đứng ra chăm sóc Tài. Còn các anh Hương, anh Hùng tai nạn nhẹ hơn, mỏ chỉ dứng ra lo về mặt giấy tờ bảo hiểm để các anh yên tâm điều trị.
Vào những ngày giáp tết, em trai của Tài từ quê (Thanh Miện, Hải Dương) đã đến thăm anh tại bệnh viện PHCN-QN, em trai của Tài kể, trong suốt 3 năm qua bệnh nhân Tài đều ăn tết tại viện. Năm thì ở bệnh viện Bạch Mai (HN), năm thì ở bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Anh là bệnh nhân tai nạn loại 1nên có người chăm sóc riêng. Vợ chồng anh cũng có căn nhà riêng gần chợ Cao Sơn-Cẩm Phả. Vì một nách phải nuôi 2 con nhỏ đang tuổi ăn học nên không thể chăm sóc anh được, tất cả đều nhờ mỏ. Tết năm nay theo anh Thiện cho biết, nếu không có gì thay đổi sẽ đưa Tài về ăn tết với gia đình.
Trong số những tai nạn rủi ro tại các mỏ than thuộc (Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam) phần nhiều là những bệnh nhân bị chấn thương về chân tay thời gian điều trị thường chỉ vài ba tháng là phục hồi trở lại sản xuất. Song trường hợp của bênh nhân Ngô văn Tùng ở mỏ than Thống Nhất lại bị tai biến do tiền sử huyết áp nên Tùng đã phải vào viện PHCN có đến cả năm trời, nhưng cơ quan mỏ cũng như các thầy thuốc ở bệnh viện PHCN-QN đã tạo điều kiện thuận lợi (tối ưu) để Tùng sớm bình phục sức khỏe sớm trở lại sản xuất.
Để giúp người bệnh có được tâm lý thỏa mái trong việc phục hồi sức khỏe trong bất cứ hoàn cảnh nào (tai nạn rủi ro, hay tai biến, hoặc dị tật bẩm sinh) các y, bác sĩ, điều dưỡng viên ở bệnh viện PHCN-QN đều có những giải pháp điều trị tích cực giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi lại thể trạng ban đầu về (thân) vật lý và tinh thần của người bệnh. Đặc biệt là những bênh nhân bị tai biến, tâm trạng của họ rất bức xúc (tiêu cực) về yếu tố tâm lý.
Chính vì nhận rõ điều này mà các thầy thuốc ở đây luôn có những giải pháp ứng xử niềm nở vui vẻ, đây cũng là giải pháp phối hợp chữa trị tích cực giúp người bệnh sớm phục hồi. Để làm tốt được câu hỏi PHCN là gì? Các thầy thuốc ở đây luôn phải trả lời được vấn đề - phục hồi chức năng là quá trinh trợ giúp cho người bệnh và người khuyết tật bằng các phương pháp y học, các kỹ thuật PHCN, các biện pháp giáo dục và xã hội làm giảm tối đa ảnh hưởng của khuyết tật, giúp người bệnh và người khuyết tật có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động xã hội, hòa nhập cộng đồng.
Tuy mới được thành lập, nhưng cơ cấu tổ chức Bộ máy của bệnh viện PHCN-QN đã được quản lý và khai thác có hiệu quả các trang thiết bị tại các khoa phòng chuyên môn đó là: Khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng; Khoa chuẩn đoán hình ảnh-cận lâm sàng, Khoa khám bệnh cấp cứu, Khoa bệnh nghề nghiệp-người cao tuổi, Khoa nội-y học cổ truyền, Khoa nhi và các phòng điều dưỡng, phòng chức năng khác.
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Đức, trưởng phòng khám của bệnh viện PHCN-QN cho biết: Trước năm 2017, bệnh viện chỉ có 50 giường bệnh. Đến nay đã tăng lên 120 giường (gấp đôi) so với trước đó. Cùng với 120 giường bệnh ổn định, đơn vị còn có khoảng 240 giường (di biến động) phục vụ điều trị và điều dường thường xuyên cho các đối tượng chất độc mầu da cam.
Từ năm 2019 do đại dịch covid nên bệnh viện không tiến hành điều tra khảo sát số đối tượng người di tật bẩm sinh ở các đơn vị huyện, thị, Tp.trong tỉnh. Nhưng trước đó hàng năm theo chương trình PHCN cộng đồng, bệnh viện PHCN-QN đã cấp từ 40 đến 50 chiếc xe lăn cho các đối tượng bị khuyết tật trên địa bàn.
Vào những ngày giáp tết, không khí phòng chống dich covid trong cả nước vẫn căng cứng ở một số nơi, bởi nguy cơ bùng phát chủng dịch mới vẫn còn tiềm ẩn. Và đâu đó ngoài kia không khí tết đã rộn rã thôi thúc mọi người. Nhưng với những người thầy thuốc ở bệnh viện (PHCN-QN) tết đối với họ là niềm vui của người bệnh khi được phục hồi nhanh chóng để trở về với gia đình người thân.
Để giúp người bệnh có được niềm vui xuân mới Tân Sửu 2021, chúng tôi thấy vào những ngày áp tết các khoa phòng của bệnh viện PHCN-QN vẫn sáng đèn. Ở đó các y, bác sĩ, điều dưỡng viên vẫn chưa hề nghỉ ngơi, bởi họ hiểu nỗi niềm của người bệnh: dẫu chỉ là một toa thuốc hay một lần được xoa bóp, điện châm vào những ngày áp tết cũng giúp họ giảm dần cơn đau để cảm nhận được mùa xuân. Phải chăng sức xuân ấy có cả hơi ấm của những tấm lòng người thầy thuốc.
Ghi chép: Nguyễn Đức Sinh