Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Nghệ nhân nơi cửa Phật

Tác giả Thích Nhật Tân
05:04 | 05/01/2012 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Tại thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành (Trà Vinh), những phần gỗ bỏ đi gồm các gốc cây, thân lá cây đều được "thổi hồn” vào đó, trở thành những tác phẩm nghệ thuật làm say lòng người.
 Và đặc biệt hơn, góp phần tạo nên những tác phẩm độc đáo ấy có bàn tay của những nghệ nhân mặc áo cửa thiền ở độ tuổi còn rất trẻ.


Sư Lý Thảo chú tâm vào từng đường nét của tác phẩm

Độc đáo những tác phẩm điêu khắc nơi cửa chùa

Chùa Hang (Châu Thành, Trà Vinh) có tên khác là Kompông Chrây, dịch theo tiếng Khmer còn có nghĩa là "Bến cây Đa”, cũng đã có thời còn được gọi là chùa Dơi, vì đàn dơi khắp nơi kéo về trú ngụ.

Hoà thượng Thạch Xuồng, sư cả trụ trì đời thứ 23 chùa Kompông Chrây cho biết: "Sau chuyến đi thăm chùa Cầu Kè, thấy có nhiều tác phẩm điêu khắc bằng gốc, rễ cây, hỏi Đại đức Lâm Pu thì mới biết tác giả là một nghệ nhân Khmer quê ở Bình Minh (Vĩnh Long). Sau đó nhà chùa mời nghệ nhân Thạch Buôl đến hướng dẫn các nhà sư trẻ công việc điêu khắc. Thế là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ đầu tiên của nhà chùa ra đời”. Thời gian đầu học việc nên các nghệ nhân ở đây chỉ có thể tạo được những con vật có hình dáng và đường rét chạm trổ đơn giản, càng về sau các tác phẩm càng tinh xảo hơn. Cuối cùng, những tác phẩm điêu khắc về hình tượng 12 con giáp, bộ tứ linh, những con chim bồ câu, các loài chim, thú khác và Phật Di Lặc... đã lần lượt được đôi tay của lớp lớp nghệ nhân tạo lên một cách sáng tạo, chi tiết và sắc sảo sống động như thật. Khi bước chân vào bên trong chùa, có cả 1 khu trưng bày những tác phẩm nghệ thuật từ gốc cây.

Tiếng lành đồn xa, khách trong và ngoài nước đã tìm đến chùa Hang thưởng ngoạn, xem các tác phẩm điêu khắc ngày càng đông. Gần mười năm qua, bằng những công cụ thủ công như cưa, đục, các nghệ nhân trong chùa đã làm ra khoảng hơn 400 tác phẩm điêu khắc lớn nhỏ, nhiều sản phẩm đã được các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh đặt hàng làm quà tặng cho các đơn vị bạn, du khách cũng mua nhiều sản phẩm nhỏ mang về làm quà kỷ niệm cho người thân...



Phòng trưng bày những tác phẩm điêu khắc tinh sảo

Những nghệ nhân nơi cửa Phật

Từ năm 2002 đến nay, các nhà sư chùa Kompông Chrây ngoài việc Phật sự và hành đạo, đã bắt đầu học và làm nghề điêu khắc trên rễ cây cổ thụ. Tính đến nay, chùa đã đào tạo trên 25 học viên trở thành những nghệ nhân điêu khắc, trong số đó có những người đã thành thạo, tự chế tác và chứng tỏ có nhiều năng khiếu như anh Sơn Sóc, anh Thạch Khia, sư Thiêng, sư Thanh Tùng...

6 giờ sáng, buổi niệm kinh trên chánh điện vừa dứt cũng là lúc vang lên những tiếng đục, đẽo, gọt... của những vị sư và người thợ điêu khắc. Âm thanh ấy cứ liên tục từ sáng đến chiều, ngày này qua tháng nọ. Sư Lý Thảo - một nghệ nhân trẻ tuổi với 6 năm theo học nghề cho biết: "Nghề chạm khắc gỗ ở đây đặc biệt khai thác những gốc sao lâu năm và nét đẹp đặc trưng của bộ rễ mà không phải qua giai đoạn chế biến, ngâm hóa chất hoặc luộc chín như các loại gỗ khác. Người sáng tạo chỉ dựa theo hình dạng của hiện vật và nương theo những nét độc đáo của bộ rễ như màu sắc, khối u, lỗ thủng kỳ thú vừa trừu tượng biến hóa, vừa cụ thể để chế tác, nhưng không lạm dụng những kỹ xảo để làm biến dạng các nét hoang sơ đầy ấn tượng trong thiên nhiên mà tạo nên những tác phẩm sống động như thật”. Quả thật, có đến đây tận mắt chiêm ngưỡng sự kỳ công của các công đoạn chế tác, mới thấy được rằng muốn có một tác phẩm hay trước hết người làm ra nó phải có lòng say mê, đặc biệt là phải có những giây phút ngẫu hứng xuất thần trong quá trình thao tác.

Sư cả Thạch Xuồng cho biết: "Ngoài các sư thầy trong chùa, chúng tôi còn nhận cả những người bên ngoài vào học nghề miễn phí. Họ phụ làm với những người học trước, người này chỉ cho người kia. Họ cố gắng có cái nghề để nuôi sống bản thân và gia đình. Mỗi người từ khi học nghề cho đến khi thạo việc khoảng 2 năm, có người từ Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cà Mau... cũng đến học nghề này!”. Nhưng để khắc được những tác phẩm đòi hỏi mức độ tinh xảo, tính thẩm mỹ cao, đòi hỏi đến các công đoạn phức tạp cùng những đường nét ngoằn ngoèo thì phải học xuyên suốt trong 3 năm.

Sư cả Thạch Xuồng cho biết hiện nay mục đích chính của chùa là bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống dân gian, tạo ra những sản phẩm tinh thần để phục vụ đời sống văn hóa. Tiền thu được từ các tác phẩm, một phần góp vào quỹ xây dựng chùa, một phần trả công cho các nghệ nhân, một phần để trang trải cho chi phí sưu tầm những gốc cây. Nhưng trên hết, nhà chùa muốn phục hưng nghề điêu khắc truyền thống vốn đã phai tàn tại Trà Vinh từ nhiều năm qua.

BÙI HỮU CƯỜNG - ĐĐK

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

7 Hoa sen trên sông Hương, biểu tượng Phật đản Huế

7 Hoa sen trên sông Hương, biểu tượng Phật đản Huế

Điêu khắc tượng Phật, kinh Pháp Hoa trên vỏ ốc Trường Sa xác lập kỷ lục Việt Nam

Điêu khắc tượng Phật, kinh Pháp Hoa trên vỏ ốc Trường Sa xác lập kỷ lục Việt Nam

'Phật giáo và đời sống' qua ống kính nhiếp ảnh của Văn Thương

'Phật giáo và đời sống' qua ống kính nhiếp ảnh của Văn Thương

Mẫu băng rôn, banner trang trí cho Đại lễ Phật Đản

Mẫu băng rôn, banner trang trí cho Đại lễ Phật Đản

Pho tượng Quan Âm Lục chi ở chùa Đậu

Pho tượng Quan Âm Lục chi ở chùa Đậu

Hoa Sen trong mỹ thuật truyền thống Việt

Hoa Sen trong mỹ thuật truyền thống Việt

Băng rôn,banne Phật đản 2023

Băng rôn,banne Phật đản 2023

Mẫu băng rôn, cờ phướn, phông kính mừng Phật đản

Mẫu băng rôn, cờ phướn, phông kính mừng Phật đản

Tham khảo mẫu băng rôn mùa  Vu Lan 2012

Tham khảo mẫu băng rôn mùa Vu Lan 2012

Băng rôn, banner, phông lễ đài bộ nhận diện đại lễ Phật đản 2019

Băng rôn, banner, phông lễ đài bộ nhận diện đại lễ Phật đản 2019

Tôn ảnh Đức Phật đản sanh dùng in ấn

Tôn ảnh Đức Phật đản sanh dùng in ấn

Hoa sen cực hiếm trên núi Tuyết của Tây Tạng

Hoa sen cực hiếm trên núi Tuyết của Tây Tạng

Bài viết xem nhiều

Tham khảo cách chữa các loại bệnh ung thư

Tham khảo cách chữa các loại bệnh ung thư

Thiên đường địa ngục có ở trần gian không ?

Thiên đường địa ngục có ở trần gian không ?

Hòa thượng Yoshimizu Daichi vừa viên tịch

Hòa thượng Yoshimizu Daichi vừa viên tịch

Lời Phật dạy: Người Phật tử tu học thế nào để có tướng mạo đẹp?

Lời Phật dạy: Người Phật tử tu học thế nào để có tướng mạo đẹp?

Nội quy Ban Tăng sự Trung ương khóa VIII (2017-2022)

Nội quy Ban Tăng sự Trung ương khóa VIII (2017-2022)

Mật hạnh của Tôn giả La-hầu-la là...

Mật hạnh của Tôn giả La-hầu-la là... "mật vụ", "tình báo"?

Lễ Vu Lan, mùa của tình thương !

Lễ Vu Lan, mùa của tình thương !

Tự tứ: Thỉnh cầu đại chúng chỉ lỗi với lòng biết ơn vui vẻ

Tự tứ: Thỉnh cầu đại chúng chỉ lỗi với lòng biết ơn vui vẻ

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN