Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Người đã gieo duyên hướng tôi về Phật...

Tác giả Hồng Lam
07:57 | 19/10/2012 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Cuộc sống cơm áo gạo tiền như một guồng quay bất tận cuốn chúng ta đi, để bụi trần trong tâm ta mỗi ngày một dày đặc thêm. Người ta mê mẩn làm giàu, đôi khi làm bằng mọi cách, bất chấp hậu quả, nghiệp chướng. Ấy thế mà, có bao nhiêu người trong số họ, thật sự giàu có? Đầy đủ về tiền tài, danh vọng đã gọi là giàu có chưa? Hay họ vẫn đang đau khổ và phiền muộn? Họ có thấy bình an lúc nào không?

Thật tình cờ và may mắn, trăn trở của tôi đã được giải đáp bởi một vị doanh nhân Phật tử! Tôi biết ông từ lâu, nhưng chỉ qua truyền hình, báo chí và facebook. Ông là một người có tâm Phật rất lớn. Ông luôn sẻ chia, cho đi những gì mình có một cách chân thật, không đòi hỏi. Tôi ngưỡng mộ ông không bởi ông là người nổi tiếng, mà bởi tính cách giản dị, giàu lòng yêu thương, hàm chứa trí tuệ to lớn.


Doanh nhân Phật tử Nguyễn Mạnh Hùng đang nói chuyện với các bạn trẻ

Người đó chính là Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm CEO Thái Hà Books. Là một doanh nhân thành đạt, giàu có, từng kiêm nhiệm nhiều chức vụ cao như Phó Giám đốc Tập đoàn FPT, tham gia giảng dạy nhiều nơi, tại nhiều doanh nghiệp nhưng điều khiến người ta “ấn tượng” hơn cả về ông là một doanh nhân đã từng xuất gia làm nhà sư!

Tôi biết rất rõ rằng ông còn tham gia viết bài, chia sẻ các câu chuyện cuộc sống giản dị mà thấm đượm Phật pháp cho các tờ báo và tạp chí trên cả nước, trong đó có mảng Phật giáo, doanh nhân. Nhiều người thường đón đọc bài viết của ông mỗi ngày. Cá nhân tôi rất thích cách viết mộc mạc, dí dỏm, luôn kèm theo những thông điệp sâu sắc, những bài học to lớn trong các câu chuyện của ông. Lâu dần, tôi là độc giả trung thành của những bài “Đắc nhân tâm” theo phong cách Phật giáo, của doanh nhân Phật tử Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng.

Cuối tháng 7 vừa rồi, nhờ duyên lành, tôi được mời tham dự buổi chia sẻ về “Bí mật của sự giàu có” của ông vào một buổi tối thứ Ba tại quán café Olive (số 84 Trần Huy Liệu, Q.Phú Nhuận, TP.HCM). Được gặp ông tận mặt ngoài đời là một niềm vinh dự và hạnh phúc lớn lao trong tôi. Được nghe ông nói về làm giàu bằng tâm Phật là điều rất quý báu với tôi. Bí quyết giàu có của ông chính là sự cho đi, bố thí, cách sống với Tứ vô lượng tâm từ, bi, hỷ, xả theo lời Đức Phật dạy.


Chia sẻ cùng các bạn trẻ về bí quyết “làm giàu bằng tâm Phật”

Trong buổi nói chuyện tối hôm đó, ông đặc biệt nhấn mạnh về sự cho đi bằng tâm Phật. Từng suy nghĩ, lời nói, hành động phải đều xuất phát từ tâm. Chúng ta nên cho đi trước đã, rồi sự giàu có sẽ tự nhiên đến, như quy luật gieo hạt tốt ắt sẽ gặt được trái ngon. Kinh doanh và làm giàu, tâm phải sạch, hạnh phải sáng thì giàu có, thành đạt ấy mới vững bền.

Chính vì hay giúp đỡ người khác và thích cho đi nên ông càng nhận được nhiều hơn. Chính vì luôn học hỏi, sáng tạo và nắm bắt thời cơ nên sự nghiệp của ông ngày một phát đạt. Ông luôn nhắc nhở chúng tôi rằng, giàu có về tiền bạc chỉ là một chuyện. Nếu chúng ta không biết kiếm tiền chân chính thì tiền của có được chỉ là giữ hộ người khác. Cần coi tiền bạc là phương tiện phục vụ cho ta. Dùng của cải vật chất để giúp ta cógiàu có đích thực!Giàu có về tình cảm, các mối quan hệ, tri thức, sự bình an, tình yêu thương,... mới là sự giàu có đầy đủ và vẹn toàn.

Đã 21 giờ mà không ai muốn về. Các câu hỏi liên tiếp được đặt ra. Diễn giả Nguyễn Mạnh Hùng lần lượt trả lời từng thắc mắc cho đến khi các bạn trẻ hài lòng. Có lẽ, bí quyết “làm giàu bằng tâm Phật” của ông đã cuốn hút họ hơn rất nhiều các học thuyết kinh tế, làm giàu trong ghế nhà trường!

Ông cũng không ngần ngại ở lại đến phút cuối cùng để ký tặng sách cho từng người. Thú vị nhất là cuốnSức mạnh của những người phi lýđược ông tài trợ đến 60% giá tiền. Ông muốn chúng tôi trở thành những người phi lý. Chính những người phi lý mới có thể giàu có, mới có thể làm thay đổi thế giới này!

Ông kể chúng tôi nghe về tấm gương “người phi lý”, đó là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Thay vì tận hưởng cuộc sống vương giả, Ngài đã rời bỏ ngôi vị hoàng tử, đi tìm con đường giúp loài người thoát khổ,khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến. Câu chuyện ấy làm tôi nhớ mãi, và tôi luôn một lòng sùng kính Đức Thế Tôn.

Tặng sách cho độc giả

Một buổi tối Sài Gòn mưa lất phất thật đẹp. Bên ly cafe, bên những câu chuyện đầy lý thú, những con người thú vị đang kết nối lại với nhau, đang nghiền ngẫm những câu chuyện đầy thi vị. Chúng tôi vẫn chưa về. Tôi ngồi và nghĩ, biết đâu đấy, ngay ngày hôm nay, sẽ là “bước ngoặt đặc biệt” trong cuộc đời của một số người. Mà chắc chắn là như vậy!

Bởi hôm nay, cũng như tôi, nhờ duyên lành, họ đã biết được “Bí mật của sự giàu có”, đến từ “tâm Phật” trong mỗi chúng ta.

Tôi thì thấy mình đã nhận được quá nhiều và có bao nhiêu trải nghiệm khó quên. Nên tôi muốn viết những dòng này, chia sẻ tình cảm chân thành và biết ơn đến doanh nhân Phật tử Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng, người đã gieo duyên và hướng tôi về tâm Phật của mình.

NGUYỄN ĐẶNG HỒNG QUẾ


Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Bài kệ truyền thừa của các tông phái

Bài kệ truyền thừa của các tông phái

Ruộng chùa ở làng xưa

Ruộng chùa ở làng xưa

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm: Tăng sự và đào tạo Tăng Ni là Phật sự quan trọng hàng đầu

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm: Tăng sự và đào tạo Tăng Ni là Phật sự quan trọng hàng đầu

Thương là một phép lạ

Thương là một phép lạ

Thiền Chánh niệm và người thầy làm mới 'pháp Bụt' ở Tây phương

Thiền Chánh niệm và người thầy làm mới 'pháp Bụt' ở Tây phương

Người Phật tử đi chùa với tinh thần đúng đắn

Người Phật tử đi chùa với tinh thần đúng đắn

Thích Nhất Hạnh, một Lão hiền triết Phật giáo và một đứa trẻ

Thích Nhất Hạnh, một Lão hiền triết Phật giáo và một đứa trẻ

Luận về bốn chữ Đạo

Luận về bốn chữ Đạo

Chiếc áo, thầy tu và sự hộ trì của người Phật tử

Chiếc áo, thầy tu và sự hộ trì của người Phật tử

Bảy ngày lặng lẽ ‘Chánh niệm’ con nghe

Bảy ngày lặng lẽ ‘Chánh niệm’ con nghe

Không cần xây tháp cho thầy

Không cần xây tháp cho thầy

Phật giáo với tuổi trẻ

Phật giáo với tuổi trẻ

Bài viết xem nhiều

Ba dấu ấn của chánh pháp

Ba dấu ấn của chánh pháp

Muốn ngủ ngon không bị ác mộng

Muốn ngủ ngon không bị ác mộng

Hà Tĩnh: Phật giáo Kỳ Anh khai mạc khóa tu mùa hè lần II

Hà Tĩnh: Phật giáo Kỳ Anh khai mạc khóa tu mùa hè lần II

Thực phẩm mặn giả chay - sự táng tận lương tâm

Thực phẩm mặn giả chay - sự táng tận lương tâm

Tháng Bảy vu lan về…

Tháng Bảy vu lan về…

Lời cảm tạ tang lễ bà Trần Thị Châu – pháp danh Liên Châu

Lời cảm tạ tang lễ bà Trần Thị Châu – pháp danh Liên Châu

Kinh Pháp Cú với 423 bài kệ và hình vẽ minh hoạ

Kinh Pháp Cú với 423 bài kệ và hình vẽ minh hoạ

Hà Nội: Khóa tu tuổi trẻ 'Theo Phật, con hạnh phúc' ngày thứ tư

Hà Nội: Khóa tu tuổi trẻ 'Theo Phật, con hạnh phúc' ngày thứ tư

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN