;
Tết truyền thống Nhật Bản vẫn luôn giữ gìn được những sắc thái văn hóa đặc trưng của phương Đông.
Tại Nhật Bản: Tuy là quốc gia phát triển, nhưng Nhật Bản vẫn duy trì được khá nhiều tục lệ truyền thóng. Ngày tết của nước này tổ chức trùng với tết ở Việt Nam và Trung Quốc, bắt đầu vào ngày mồng 1 tháng giêng âm lịch. Thời gian chuẩn bị cho ngày tết khá dài, khắp nơi đều vang tiếng chày giã gạo nếp làm bánh. Những ngày tết trước cửa nhà nào cũng treo một cành thông buộc lẫn với lá tre tượng trưng cho lòng chung thủy và ước vọng sống lâu, thêm vào đó là những sợi rơm để xua đi những rủi ro. Đêm giao thừa các ngân hàng làm việc tới khuya vì khách hàng muốn trừ hết nợ nần trước khi bước sang năm mới. Đêm giao thừa bước sang năm mới được đánh dấu bằng những tiếng chuông gióng giả 108 tiếng. Ngày mồng 1tết, mọi người đi chùa làm lễ cầu may và tới nhà những người thân để chúc tết. Còn các cô gái sống ở thành phố thì họ phải ra tận ngoại ô để hái lộc đầu năm váo ngày mồng 1. Sáng mồng 2 mọi người lại bắt tay vào công việc như bình thường, học trò khai bút, của hàng mở cửa, người miền sơn cước thì làm lễ vào rừng, công sở bất đầu làm việc đúng theo kiểu tiết kiệm thời gian của một xã hội công nghiệp.
Mông Cổ: Tết theo tiếng Mông Cổ là Sugaanxar được tổ chức vào tháng giêng âm lịch và kéo dài 3 ngày (như ở nước Việt ta). Phần lớn các món ăn tết đều được chế biến từ sữa, bát ăn cũng được rửa sạch bằng sữa ngựa. Lễ uống trà đón xuân được tổ chức long trọng vào lúc đón giao thừa. Người pha trà rót chén nước đầu tiên đem ra sân vẩy tứ phía (tức bốn hướng) đông, tây, nam, bắc. Chén thứ hai, dành cho chủ nhà, còn chén thứ ba mới mời khách. Sau lễ uống trà mọi người vui vẻ cùng nhau thưởng thức thịt cừu nướng và những sản phẩm được chế biến từ sữa.
Philipinnes: Tổ chức Tết vào tuần thứ 3 của tháng một dương lịch, vui nhất trong dịp này là lễ hội Atihan. Vào dịp tết, người ta nô nức đổ về thành phố Kalibo trên đảo Gavay để tham gia vui chơi, múa hát, dự lễ hội cùng với người da đen nhiệt tình và hiếu khác.
Nêpan: Theo truền thống, người Nêpan đón tết vào khoảng 12-15 tháng 4 dương lịch. Nhưng mấy năm gần đây họ lại tổ chức đón tết vào ngày mồng 1 tháng 1 dương lịch. Nễ tết ở Neepan thường là uống rượu và đi chơi, ngoài ra còn tổ chức lễ hội vui truyền thống (như ở Việt Nam) đó là đua thuyền, đua ngựa, leo núi…
Phật giáo là quốc giáo của Thái Lan, nên năm mới của đất nước này bắt đầu vào ngày sinh của Đức Phật, tức là ngày 15/4. Từ năm 1941, Hoàng gia Thái quy định Tết Songkran bắt đầu vào ngày 13/4, kết thúc vào ngày 15/4 Dương lịch hàng năm. Vào dịp lễ Songkran, người Thái dùng nước thơm lau chùi tượng Phật trong chùa để tỏ lòng thành kính và biết ơn. Ảnh: D2u.com.my.
Thái Lan: Tiếng Thái Lan gọi ngày tết là Songkrun. Người Thái Lan cũng tổ chức đón chào năm mới vào ngày mồng 1 tháng 1 dương lịch (theo phương Tây) Suốt từ sáng đến ngày 31 tháng 12 cuối năm, tiệc lễ được tổ chức và diễn ra vui vẻ kéo dài tới ngày hôm sau tức ngày mồng 1 tháng 1 của năm mới. Sáng đầu năm mới người ta thường đến dự các lễ hội Phật giáo, đi chùa, dâng tặng phẩm, sau đó nghe Hòa thượng giảng kinh Phật và tham gia lễ hội té nước truyền thông.
Triều Tiên: Theo truyền thống thì người Triều Tiên làm lễ tết vào tháng 10 và tháng 11, nhưng gần đây họ lại chuyển sang ngày mồng 1 tháng giêng âm lịch như ở nước ta. Người Triều Tiên đón tết trong nhiều ngày với các phong tục đặc sắc như, dán hình động vật lên cửa chính các công sở để cầu may, mời thầy pháp Suman đến cúng tế xem bói, tổ chức đón trăng mọc Đêm giáo thừa, mọi người cùng vui uống rượu suốt đêm và chúc tụng nhau. Câu chúc truyền thống là “Thưa ngài, ngài già lắm”. Tại sao lại thế? Vì theo tục lệ ở nước này, nếu chúc nhau câu đó người Triều Tiên mong muốn mọi người sẽ sống trường thọ lâu dài.
Trung Quốc: Tết ở Trung Quốc kéo dài 5 ngày, từ ngày mồng 1 tới ngày mồng 5 tháng Giêng âm lịch. Trong ngày tết cũng như các quốc gia ở châu Á người ta gặp mặt thăm hỏi nhau, làm lễ bái tổ tiên, đi lễ đình, lễ chùa, chúc tụng nhau mang tính nho giáo lề lôi. Đây là nét đăc trưng của đất nước Hoa Hạ. Nhưng những năm gần đây, với xu thế thị trường và toàn cầu hóa, nước này cũng có nhiều giản lược về mặt phong tục tập quán. Đương nhiên trong những ngày tết thường diễn ra các lễ hội văn hóa, thể thao, các trò chơi dân gian truyền thống ở các vùng dân tộc thiểu số. Đặc biệt là phong tục câu đối tết chúc tụng nhau không thể thiếu. Ở Trung quốc ta còn thấy đám rước bò được làm bằng đất sét trong ngày Tết cổ truyền, đây là lễ hội tưng bừng nhất.
Xrilanca: Tết được tổ chức vào tháng 4 dương lịch. Vào ngày cuối năm người ta có hai việc phải làm hoàn tất đó là: dọn sạch tro bếp và gánh thật nhiều nước dự trữ vì họ rất kiêng kị hết nước trong những ngày đầu năm. Lần lấy nước cuối cùng, người ta se thả xuống giếng một nhành mai để tiễn biệt năm cũ. Sáng mồng 1 con cháu dâng cho người lớn tuổi trong gia đình một bó cây mùi thơm và những lời chúc tốt đẹp.
Ấn Độ: Tết truyền thống Ấn Độ (lễ hội Holi) được ttoor chức vào ngày 15 tháng 2 âm lịch. Nhà nào cũng dự trữ thật nhiều rơm, củi để đốt thâu đêm giao thừa. Mong tay, móng chân cùng những rác rưởi trong nhà được vứt vào đống lửa. Người ta dâng những thùng nước đủ các màu để té lên người nhau thay cho lời chúc. Điều khác biệt trong ngày tết ở đây là: Mặc quần áo càng nhơ nhuốc thì được coi là nhiều may mắn.
Iran: Tết ở Iran vào ngày lập xuân và kéo dài trong 5 ngày. Mâm cỗ đầu năm thường là các món ăn chay như hoa quả, dấm tỏi, nước chấm cũng phải được làm từ lúa mỳ. Vật thơ linh thiêng nhất trong những ngày này là đĩa trứng được vẽ màu đặt lên một tấm gương để làm biểu tượng của ánh sáng và sức sống năm mới. Sau khi đọc kinh Côran người ta bắt đầu ra khỏi nhà đi thăm hỏi nhau vào buổi sáng các ngày tết.
Ixraen: Theo những người Do thái nói chung, Tết gọi là (Hanukah) được tổ chức vào ngày 15 thàng Kiskev (theo lịch Do thái thường trùng tháng 12 dương lịch) và kéo dài trong 8 ngày. Mọi người uống rượu, vui chơi ca hát thỏa thích. Đêm giao thừa người ta thắp nến trên đèn Menorah. Sau đó đọc kinh và cuối cùng chuyển cây đèn có ngọn nến đến bên cửa sổ để chuyển lời chúc của mình tới vũ trụ và thiên hạ.
Inđonêxia: Ngày tết mọi người dựng những ngôi thờ cao chừng 2 mét bằng bột gạo nhuộm đủ màu sắc, với quả dừa, lá cây để tế thần linh. Một đám rước được điều hành khắp nơi rồi sau đó đem kiệu thần dìm xuống nước để lấy may theo nghi thức truyền thống.
Malayxia: Độc đáo nhất trong ngày tết của nước này là hội thi đấu lông công. Hai người đứng cách nhau vài mét, tay cammf lông công, khi nghe tiếng trống thì lao vào nhau lừa miếng ngoáy lông công vào tai, mũi và cổ. Ai ngoáy mà bật cười là thua cuộc.
Lào: Ở nước này ngày lễ hội truyền thống là Bunpimay được tổ chức vào 3 ngày 13-14-15 tháng 4 dương lịch. Đây vừa là lễ cầu mưa của Hội Phật giáo lại vừa là ngày tết năm mới. Những ngày tết đầu tiên người ta té nước cho Phật, sư và những người giầu có uy tín nhất, rồi té nước chúc nhau. Buổi chiều cuối của ngày tết người ta ra sông lấy cát đắp thành những ụ cát nhỏ quang gốc đa cổ thụ, đỉnh tháp cắm cờ đuôi nheo và giăng chỉ nguc sắc.
Myanmar: Tết ở Myanma (lễ hội ThingYan) được tổ chức trong 4 ngày từ 13 tới 17 tháng 4 dương lịch. Ngày tết mọi người ăn uống, vui chơi thỏa thích, múa hát chúc mừng và té nước cho nhau, thanh niên ngồi trên xe hoa đi chơi khắp phố phường còn người già thì tới các đền chà làm lễ cầu may.
Nhân dịp đầu năm đón xuân mới. Căn cứ thời gian ấn định những cái Tết theo mùa của người châu Á, cũng như điển qua đôi nét đặc trưng đón tết của mỗi quốc gia trong khu vực để chúng ta cùng nhau hình dung được diện mạo nét xuân mới của từng dân tộc. Tết, hay còn gọi là xuân mới. Đó chỉ là biểu hiện của một chu kỳ thời gian kế tiếp nhau thay đổi có tính mùa vụ. Theo dịch lý (tức lịch âm).Mùa xuân người phương Đông gọi là Thiếu dương, kế đến mùa Hạ gọi là Dương trưởng (tức dương nóng đến cực độ); kế đó đến mùa Thu tàng ẩn gọi là Thiếu âm; sau thiếu âm là Đông tàn nên gọi thuần Âm, và tiếp tục lại đến Thiếu dương mùa xuân - cứ thế xoay xỏa trưởng dưỡng và sinh diệt trong vạn hữu. Dưới góc nhìn của giáo lý đạo Phật, chúng ta thấy tất cả đều nằm trong vòng xoáy cuốn hút luân hồi của tam giới. Cái mong muốn của người Phật tử là làm sao giác ngộ để thấy biết được quy luật sinh diệt của vạn hữu (trong đó có con người) đang nằm trong vòng xoáy luân hồi này có đủ duyên và năng lực giải thoát ra khỏi tam giới;. Thoát khỏi vòng xoáy này, các Tổ thầy gọi đây là mùa Xuân viên mãn - xuân này mới là của Đạo Pháp.
Cư sĩ: Nguyễn Đức Sinh (st)