Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video

Nụ cười thiền sư Thích Nhất Hạnh

Tác giả Thích Giác Tâm
08:43 | 04/10/2016 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Để có một nụ cười đẹp, trọn vẹn một nụ cười trong suốt một kiếp người, chúng ta thấy cũng thật là khó. Vậy, nếu ai có được nụ cười đẹp mà không cười thì uổng phí quá !

Google tìm cầu tuệ giác của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, từ Nhân gian Phật giáo tới Đạo Bụt ứng dụng

Tỉnh dậy đi thôi, các bạn xuất gia trẻ!

Tôi có người đệ tử, đi nước ngoài về tặng cho tôi một bức thư pháp có chữ Smile (mỉm cười) của Thiền Sư Nhất Hạnh. Chữ viết bằng bút lông, mực tàu trên giấy dó. Tôi rất trân quý bức thư pháp này, trong ngày luôn nhìn chữ Smile, để tập cười, tập nuôi dưỡng chánh niệm (bởi vì tôi cũng rất khó cười).

Thiền sư Nhất Hạnh, tên thật là Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm 1926 là một Thiền Sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình người Việt Nam. Gốc tổ tiên người Thanh Hóa, sinh trưởng và lớn lên tại Huế, xuất gia tu học tại chùa Từ Hiếu - Huế, năm 16 tuổi. Là một Tăng Sĩ có cái nhìn xa rộng cho đạo Phật, trong khi giới Phật giáo thời bấy giờ chỉ biết học chữ Hán, và nội điển , thì Thiền Sư đã xin học Pháp văn, quốc ngữ ...và sau này là Anh văn, tìm hiểu tư tưởng triết học phương tây để đối chiếu với nền triết học Phật giáo, triết học phương đông. Thiền Sư (từ đây xin được gọi bằng từ Sư Ông cho thân mật hơn) thấy Phật giáo trong giai đoạn đó cũ quá, cần phải làm mới, hiện đại hóa để cho phù hợp với nhu cầu của thời đại, và để cho giới trẻ giới trí thức tìm về với đạo Phật, Sư Ông đã thành công trên lãnh vực này.

nguoiphattu_com thien su thich nhat hanh1.jpg

Sư Ông viết trên 100 đầu sách , trong đó có khoảng 40 cuốn được dịch với nhiều ngôn ngữ khác nhau, có sách thuộc loại bán chạy nhất (best-seller) ở tây phương. Hiện Sư Ông cư trú ở trung tâm thiền học Làng Mai, Pháp Quốc.

Sư Ông trưởng thành trong giai đoạn đất nước Việt Nam chúng ta bị Pháp đô hộ, đạo Phật bị kỳ thị xem thường và tìm cách loại bỏ. Tiếp theo là cuộc chiến tranh Việt - Mỹ, hằng ngày chứng kiến cảnh bom đạn tàn phá quê hương, Sư Ông đã thành lập trường "thanh niên phụng sự xã hội" để giúp đỡ đồng bào trong cuộc chiến. Chính từ chứng kiến sự tàn khốc đỗ vỡ, tang thương điêu linh trong cuộc chiến mà trong giai đoạn này hiếm khi thấy Sư Ông cười, lúc nào cũng đăm chiêu, suy tư, lo lắng.

Cho đến khi Sư Ông qua phương Tây dạy học, tranh đấu vận động hòa bình cho Việt Nam rồi thành lập trung tâm thiền học Làng Mai, Pháp Quốc. Thời gian này Sư Ông chuyên tâm thiền định, nghiên cứu, diễn giảng, dạy cho đệ tử, Sư Ông mới chú trọng đến nụ cười, và Sư Ông cũng tập cười, nuôi dưỡng nụ cười. Ban đầu Sư Ông cười cũng không đẹp lắm đâu, cười không được tự nhiên, nhưng rồi càng về sau Sư Ông cười càng đẹp. Tác phẩm mà chúng tôi có được năm 1977, mua tại Sài Gòn có tựa đề "Hàm tiếu thiền" in chui trên giấy rất xấu, sau này được in chính thức có tên "Phép lạ của sự tỉnh thức".

Trong năm 2005 và 2007 tăng đoàn Làng Mai về Việt Nam, thuyết giảng hướng dẫn tu học, chúng ta đã thấy được các Thầy, các Sư Cô trẻ trong tăng đoàn đều ăn nói nhỏ nhẹ, có nụ cười thật đẹp, gương mặt thật phúc hậu tươi mát. Trong tu học các vị đã nếm được, trải nghiệm được niềm vui của Thiền "Hiện pháp lạc trú" do Thầy mình chỉ dạy.

Sư Ông vừa trải qua một cơn bạo bệnh, nay thì đã đã hồi phục đang tập nói, tập cười với tuổi đời 90.

Để có một nụ cười đẹp, trọn vẹn một nụ cười trong suốt một kiếp người, chúng ta thấy cũng thật là khó. Vậy, nếu ai có được nụ cười đẹp mà không cười thì uổng phí quá !

Viết bài này chúng tôi xin được cung kính đảnh lễ tri ân Sư Ông, người đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam dạy quần chúng Phật tử tu hành bằng pháp môn cười, để kết nối mọi người lại với nhau, cười được là chúng ta sẽ đến được với nhau, cho dù có khác nhau về chính kiến, ý thức hệ, tôn giáo, chủng tộc... Và khi đã đến được với nhau rồi thì cuộc đời này sẽ đẹp hơn, vui hơn, an lạc hơn.

Cầu Phật gia hộ cho Sư Ông khỏe mạnh trở lại, có được giọng nói trầm ấm như xưa, có được nụ cười đẹp nhất an lạc nhất, như nụ cười mà Sư Ông có được khi được các đệ tử thưa lại rằng:" Số tiền và phẩm vật Sư Ông gởi về Việt Nam làm từ thiện giúp đỡ các học sinh ,sinh viên hiếu học, nhưng có hoàn cảnh khó khăn, trong chương trình từ thiện Hiểu và Thương đã đến tay người nhận".

Sư Ông hướng dẫn đệ tử mình thực tập cười bằng một bài thi kệ:

Thức dậy miệng mỉm cười.

Hăm bốn giờ tinh khôi.

Xin nguyện sống trọn vẹn.

Mắt thương nhìn cuộc đời.

thiền sư thích nhất hạnh thích nhất hạnh smile mỉm cười chánh niệm thư pháp sư ông làng mai đạo phật nụ cười

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Một số tư liệu mới về Bồ tát Thích Quảng Đức

Một số tư liệu mới về Bồ tát Thích Quảng Đức

Tiểu sử Cư sĩ Đoàn Trung Còn

Tiểu sử Cư sĩ Đoàn Trung Còn

Đôi nét về Hòa thượng Thích Trí Hải

Đôi nét về Hòa thượng Thích Trí Hải

Người Phật tử tại gia đầu tiên trong Phật giáo là ai?

Người Phật tử tại gia đầu tiên trong Phật giáo là ai?

Vài nét tiểu sử Hòa thượng Thích Lương Phương

Vài nét tiểu sử Hòa thượng Thích Lương Phương

33 câu trích dẫn của Thiền sư Nhất Hạnh

33 câu trích dẫn của Thiền sư Nhất Hạnh

Tiểu sử Cư sĩ Tống Hồ Cầm (1918-2022)

Tiểu sử Cư sĩ Tống Hồ Cầm (1918-2022)

Tiểu sử Đại lão Hoà thượng Thích Thanh Đàm

Tiểu sử Đại lão Hoà thượng Thích Thanh Đàm

Tiểu sử Ni trưởng Thích Nữ Như Đức

Tiểu sử Ni trưởng Thích Nữ Như Đức

Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh

Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh

Thêm những cứ liệu minh định - Lục tổ Huệ Năng là người Việt Nam

Thêm những cứ liệu minh định - Lục tổ Huệ Năng là người Việt Nam

Một thoáng với Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ trước thềm Phật đản – Đại lễ Vesak 2014

Một thoáng với Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ trước thềm Phật đản – Đại lễ Vesak 2014

Bài viết xem nhiều

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Tổ chức tang lễ theo Phật giáo

Tổ chức tang lễ theo Phật giáo

Người xuất gia đối trước vương quyền

Người xuất gia đối trước vương quyền

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN