;
Hoà thượng Thiện Hạnh, chùa Báo Quốc, hơn một thập kỷ qua, Ôn ẩn mình trong bóng già lam địa. Đã từng dạy không biết bao nhiêu thế hệ tăng sĩ Phật giáo cho cố đô Huế và muôn triệu tăng lữ. Có lẽ những ngày gần Ôn nhất là những năm tháng con được về học chiều dưới Báo Quốc. Liêu Ôn năm ở cánh tả của chánh điện, rất giản dị, đơn sơ, cổ kín như Ôn đang thổi lửa thêm cho ấm căn phòng mà biết bao thế hệ cao tăng hiện hữu tại đó.
Ôn dạy “ thịnh suy như hạt sương rơi đầu ngỏ”. Một bậc Thầy của những bậc thầy. Ai ai cũng chứng nghiệm được điều đó? Sau năm 2013, Ôn thôi làm việc Giáo hội, Ôn ẩn sau những thăng trầm của Tăng già. Ôn thực hiện lại thoại đầu của lịch đại tổ sư “ Đến tuổi thì tìm lại chữ chân- chính” . Và đã đến lúc này đây, con mới cảm nhận hết lời pháp ngữ vàn son của Ôn dạy bảo. Trước khi Ôn, đứng về phía chư vị “Hai viện” để quyết giữ lại cho bằng được mối tình đạo cao tột. Không gì hơn ngoài chất liệu “huynh đệ còn, Giáo hội còn”. Quả đúng không sai, lời Ôn tâm niệm!
Ôn đã bỏ lại hết quyền thừa Giáo hội, bỏ hết văn thư chứng tích, bỏ luôn những giáo chỉ quá khứ. Và từ đó, Ôn lặng thầm trong nếp sống Tăng đoàn.
Chính hôm nay, sau mười năm nhập môn. Lần đầu tiên Ôn xuất hiện như vị Bồ tát đại từ vô uý. Ngay ngày cố Hoà thượng Đức Phương tân viên tịch. Ôn về thong dong như tự tại cửa không, không chút vướn mắt, không chút tư nghị, không chút dặn lòng.
Nếu trước đó, ai biết đến Ôn Thiện của Từ Hiếu thì tức khắc nhớ ngay Bảo tàng Liễu Quán, phố Lê Lợi một bóng Ôn cứu cánh. Cho đến hôm nay, bóng mát của Liễu quán tỏa chiếu bao đổi thay. Điểm sáng của văn hoá Phật giáo Huế.
“Có những dị biệt có thể làm nên lịch sử sống còn, có những dung hợp có thể đưa con người ta vào quỹ đạo”.
Lần này, Ôn đã trở về mái nhà chân- chính, làm tấm gương sáng đúng lúc Phật giáo qua chặn phân tranh. Ôn đến như một làn khói trầm vô định , Ôn vào giữa lòng nắng hạ. Ôn làm cho chúng con thức tỉnh những đêm giông. Cũng nên là người nhạc trưởng đứng lấp ló sau dàn hoà thanh.
Kính cẩn nghiên mình lễ Ôn!