;
Trong Đạo Phật, đức Quan Âm là hiện thân của lòng Từ bi và đức Văn Thù được kính ngưỡng là vị Phật của Trí tuệ. Quan kiến Phật giáo cho rằng giác ngộ là sự hợp nhất của Từ bi và Trí tuệ nơi mỗi người. Thiếu trí tuệ, tình thương yêu có thể bị sử dụng sai lệch mang đến muôn vàn khổ đau. Ngược lại, nếu biết trưởng dưỡng trí tuệ, chúng ta sẽ thấu hiểu được thế giới xung quanh, biết cách hành xử đúng đắn với mọi người, mọi loài. Chúng ta cần trí tuệ để có thể thực sự yêu thương lẫn nhau và sống một cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa. Hạnh phúc như thế luôn đi theo trí tuệ, như hơi ấm xuất hiện cùng ngọn lửa. Đặc biệt quán đỉnh hay sự ban phúc gia trì trí tuệ Văn Thù rất cần thiết cho các em học sinh, sinh viên, những ai làm công tác nghiên cứu và rộng hơn là các tầng lớp trí thức để có nhiều thành công hơn trong công việc học tập, nghiên cứu, sáng tạo của mình.
"Giác ngộ là sự hợp nhất của Từ bi và Trí tuệ. Nếu thiếu trí tuệ thì tình thương yêu có thể bị sử dụng sai lệch mang đến muôn vàn khổ đau. Hạnh phúc như thế luôn đi theo trí tuệ, như hơi ấm xuất hiện cùng ngọn lửa. Quán đỉnh trí tuệ Văn Thù rất cần thiết cho các em học sinh, sinh viên, những ai làm công tác nghiên cứu và rộng hơn là các tầng lớp trí thức để có nhiều thành công hơn trong các công việc học tập, nghiên cứu, sáng tạo…"
Đức Pháp Vương và Nhiếp Chính Vương Truyền thừa Drukpa viếng thăm Tổ đình Vĩnh Nghiêm năm 2011
Vũ điệu triệu thỉnh Kim cương Hộ Pháp từng được cử hành tại chùa Vĩnh Nghiêm
Khóa lễ cầu siêu Changwa do Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa cử hành tại chùa Vĩnh Nghiêm, năm 2011
Drukpa Viet Nam