Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Sám hối nhận lỗi xin lỗi đúng nghĩa theo Đạo Phật

Tác giả Hồng Lam
03:44 | 17/10/2012 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Sám hối/ nhận lỗi/ xin lỗi/ hối lỗi đúng nghĩa là sửa chữa những điều dở, những khuyết điểm, những tội lỗi mà mình đã gây ra, quyết làm những việc tốt đẹp, mang lại lợi ích cho mình, cho người và cho xã hội.

Phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng chiều 15/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nghẹn ngào nói: "Ban Chấp hành Trung ương xin... thành thật nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn dân, và sẽ cố gắng làm hết sức mình để từng bước khắc phục" những khuyết điểm, yếu kém trong thời gian qua.

Nhận định về sự kiện này, một số cựu chiến binh ở Hà Nội nói với báo Tiền Phong rằng "việc Ban Chấp hành Trung ương thành thật nhận lỗi trước toàn Đảng toàn dân về sự yếu kém của mình chứng tỏ Đảng đã thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm của mình."

Nhận lỗi/ xin lỗi/ hối lỗi trong nhà Phật gọi là sám hối.

Theo Hòa thượng Thích Thanh Từ, sám hối là ăn năn hối cải. Những tội lỗi đã làm, chúng ta hổ thẹn, ăn năn không dám tái phạm. Những tội lỗi đang làm và sẽ làm, chúng ta hứa sửa đổi không làm.

Không phạm tội cũ, không tạo lỗi mới là chủ yếu của pháp sám hối.

Sám hối gọi đủ là phát lồ sám hối. Phát lồ là vạch trần những tội lỗi mình đã làm phơi bày trước bậc đức hạnh để thành tâm sám hối, đồng thời cam kết dứt khoát không tái phạm nữa.

Sám hối đúng nghĩa

Cũng theo Hòa thượng Thanh Từ, trong cuộc sống này, ai cũng mắc lỗi lầm ít nhiều. Cho nên, đừng đòi hỏi mình hay mọi người không có tội lỗi.

Tuy nhiên, phần đông người có tội lỗi đều tìm mọi cách khéo léo che giấu đắp điếm cho người khác đừng thấy lỗi mình.

Người biết sám hối là biết tu, biết hướng thiện. Ngược lại, người có lỗi mà không biết sám hối, dù có mang hình thức nào đi chăng nữa cũng chưa phải là người tu, người có trí tuệ.

Động cơ chính yếu trong việc sám hối/ nhận lỗi/ xin lỗi là tâm cảm thấy hổ thẹn và mong cầu tiến.

Vì hổ thẹn mà lòng không thể chứa chấp tội lỗi mãi, nên cần thành tâm sám hối để được an ổn, thanh thản. Với tinh thần cầu tiến, cam kết dứt khoát không phạm những lỗi lầm đã qua bằng cách sám hối, để vui vẻ tiến lên con đường đạo đức.

Cho nên, khi lỡ phạm tội lỗi, mình cũng như mọi người phải biết hổ thẹn ăn năn thành tâm sám hối, nguyện chừa cải hẳn sau này.

Sám hối không phải bị ai bắt buộc, chỉ do tâm hổ thẹn thúc đẩy với lòng chí thành tha thiết, lời lẽ trình bày chân thành rành rõ thiết yếu, phát nguyện chừa cải một cách mạnh dạn, sẽ giúp chúng ta sạch hết mọi tội lỗi.

Nếu người phạm tội một lòng thành khẩn thiết tha sám hối, sau khi sám hối tuyệt đối không tái phạm và quyết sửa đổi thì tội lỗi ấy sẽ từ từ giảm dần cho đến hết.

Sám hối/ nhận lỗi/ xin lỗi/ hối lỗi đúng nghĩa là sửa chữa những điều dở, những khuyết điểm, những tội lỗi mà mình đã gây ra, quyết làm những việc tốt đẹp, mang lại lợi ích cho mình, cho người và cho xã hội.

Không như vậy thì chỉ là nhận lỗi, xin lỗi, hối lỗi, sám hối mang tính hình thức, chiếu lệ cho có, bị mọi người xem thường và không thể hết tội được.

Nhân Anh

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Vài ý nghĩ nhỏ về đức dũng của người Phật tử

Vài ý nghĩ nhỏ về đức dũng của người Phật tử

Về giới cấm không được ca hát, xem nghe ca hát và không say đắm trong âm điệu

Về giới cấm không được ca hát, xem nghe ca hát và không say đắm trong âm điệu

Kinh người áo trắng: Bụt dạy phương pháp sống hạnh phúc ngay trong hiện tại

Kinh người áo trắng: Bụt dạy phương pháp sống hạnh phúc ngay trong hiện tại

Lời dạy của Đức Phật về thiết lập mối quan hệ hôn nhân

Lời dạy của Đức Phật về thiết lập mối quan hệ hôn nhân

Vài suy nghĩ về giáo dục tự viện

Vài suy nghĩ về giáo dục tự viện

Học và hành đạo như thuyền không đáy

Học và hành đạo như thuyền không đáy

Ý nghĩa giáo dục qua pháp hành Tự tứ

Ý nghĩa giáo dục qua pháp hành Tự tứ

Thông điệp 'bình an cho nhân loại'

Thông điệp 'bình an cho nhân loại'

Thảo luận phương cách phát triển Phật Học viện và Viện Nghiên cứu Phật học Nguyên Thiều

Thảo luận phương cách phát triển Phật Học viện và Viện Nghiên cứu Phật học Nguyên Thiều

Định hướng cho chư ni trẻ trong công tác giáo dục mầm non

Định hướng cho chư ni trẻ trong công tác giáo dục mầm non

Giữ giới và phạm giới

Giữ giới và phạm giới

Giới cấm thủ, giới luật thủ, giới lễ nghi thủ, ...?

Giới cấm thủ, giới luật thủ, giới lễ nghi thủ, ...?

Bài viết xem nhiều

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Quay lưng với chùa hay phản bội cội nguồn dân tộc?

Quay lưng với chùa hay phản bội cội nguồn dân tộc?

Tin nhắn ngày Quán Âm ra đời

Tin nhắn ngày Quán Âm ra đời

Bàn về cúng sao giải hạn

Bàn về cúng sao giải hạn

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Chùa Phúc Lâm trao 500 phần quà Tết Quý Mão đến người mù

Chùa Phúc Lâm trao 500 phần quà Tết Quý Mão đến người mù

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,1056897 s