;
Trước xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, văn hoá xã hội. Phât giáo ở nước ta được giới trẻ tiếp cận và đánh giá như thế nào? Sự ảnh
hưởng của giáo lý đạo Phật đối với thế hệ trẻ hiện nay ra sao? Người viết bài này với kiến thức còn nông cạn không dám đề cập đến những vấn đề to tát. Với tư cách là người bước đầu học Phật và khải thị giáo pháp vi diệu của Đức Thế Tôn.
Ở đây chỉ xin nêu ra một vài cảm nhận suy nghĩ xung quanh vấn đề tiếp cận giáo lý minh triết của đạo Phật ứng dụng vào đời sống trong thế hệ trẻ hiện nay. Mà điều đầu tiên đó là đưa giáo lý đạo Phật phổ thông đến với giới trẻ để giúp họ nhận ra tính ưu việt của đạo Phật. Thông qua đó để họ thay đổi cách nhìn và tư duy khoa học đối với giáo lý của đạo Phật. Đồng thời cũng giúp giới trẻ thoát khỏi tín ngưỡng dân gian thần quyền từ bao đời đeo bám.
Và theo đó mà xiển dương, khuyến cáo giới trẻ tin sâu Tam Bảo, coi giáo lý đạo Phật là một minh định khoa học để từng bước đi sâu tìm hiểu, học tập, nghiên cứu giáo lý của Đức Phật ứng dụng vào nếp sống sinh hoat hàng ngày. Và qua tìm hiểu, học tập giáo lý nhiệm mầu ấy, mà giới trẻ từng bước có được tư duy khoa học, phát triển trí tuệ vượt qua những mê lầm của tín ngưỡng thần quyền hướng tới lộ trình giác ngộ-giải thoát.
1- “Phật giáo là tôn giáo Duy nhất thích ứng với khoa học”
“Câu nói làm đề dẫn trên là của nhà Vật lý trứ danh thế kỷ 20 Einstein khi đánh giá về tính ưu việt của Phật giáo đối với đời sống con người, và không phải chỉ có Einstein, mà những thập niên gần đây đã có không ít các nhà khoa học hàng đầu thế giới qua nghiên cứu và ứng dụng thành công nhiều công trình khoa học nhờ giáo lý đạo Phật gợi mở và họ đã khẳng định: Đạo Phật rất khoa học. Thực tế chúng ta thấy, Đạo Phật ra đời không phải để chờ khoa học minh định mà khoa học đến với Phật giáo như một nhân duyên của thời đại.
Tại sao Phật giáo hợp với khoa học? Đó là những câu hỏi của không ít các học giả và tầng lớp trí thức khi tìm hiểu giáo lý đạo Phật. Theo Giáo sư Cao Huy Thuần trong bài “Hãy bay với hai cánh vào hiện đại”. Đây là bài thuyết trình nhân tuần văn hóa Phật giáo 2012 tại Nghệ An, với chủ đề: “Tại sao Phật giáo ảnh hưởng ở phương Tây”, và giáo sư cho rằng: Vì Phật giáo không nói điều gì mà không kiểm chứng. Phật giáo nói, sự vật là vô thường.
Hãy nhìn chung quanh với đôi mất của mình, kinh nghiệm của mình: có cái gì là thường còn dài lâu đâu? Cái thường còn là khoảnh khắc này đây. Vậy thì tìm thiên đường ở đâu, nếu không phải nơi chính cái khoảnh khắc này? Hạnh phúc nằm ngay nơi mỗi khoảnh khắc: đó là bài học quý giá nhất mà Phật giáo đem đến cho người Tây phượng.
Và hãy nhìn thêm nữa: mọi sự vật đều tương quan lẫn nhau mà có và tương quan lẫn nhau mà diệt. Màu hồng nơi đóa hoa kia có phải tự nó mà có không? Đâu phải! Nếu không có mặt trời thì nó đâu có hồng thắm như vậy? Nhưng mặt trời có phải là tác giả duy nhất của màu hồng kia không? Không! Vì nếu không có mưa thì làm sao hoa sống? Nhưng mưa có cũng là do mây, mây có cũng là do hơi nước. Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia cũng không. Đó là luật vô ngã của Phật giáo là luật tương quan tương sinh.”
Với cái nhìn hiện đại, đạo Phật như thế nào đối với người phương Tây. Cũng theo giáo sư Huy Thuần: “Con người Tây phương khám phá ra rằng cách đặt vấn đề của đạo Phật đáp ứng được nhu cầu của thời đại mới. Tây phương đang chối từ Thượng Đế. Tây phương phải nhờ Dawin để cắt nghĩa vũ trụ không phải do một Đấng nào sáng tạo ra cả trong bảy ngày, thì Đức Phật đã nói điều này cách đây hơn 2500 năm rằng, thời gian là vô thủy, vũ trụ là vô cùng vô tận. Tây phương ngay ngáy lo sợ về ngày phát xét cuối cùng của Thượng Đế, thì Phật giáo nói: Không có ai phán xét ta cả, chỉ có con người phán xét con người thôi.”
Tây phương trăn trở về những vấn đề siêu hình thì Phật giáo kể chuyện mũi tên: Khi ta bị mũi tên độc bắn vào thân, thì ta phải rút nó ra ngay, chứ không phải chần chừ ngồi đó mà hỏi mũi tên do ai bắn, và đi hỏi về “hộ khẩu” của mũi tên. Rút mũi tên ra, đó là nhu cầu giải phóng của con người ở Tây phương và họ thấy nơi Phật giáo một đáp số hợp với lý tính, trên cơ sở kinh nghiệm, thực hành và kiểm chứng được bằng kết quả bản thân, ở ngay đời này, chứ không phải đợi đến thiên đường, hay xuống địa ngục.
Hợp với lý tính: người Tây phương ngưỡng mộ nét đặc biệt đó của Phật giáo, và Phật giáo khác với các tôn giáo khác. Phật giáo từ chối lòng tin nếu không đặt cơ sở trên trí tuệ. Bởi vậy, trong Phật giáo không có tín điều. Tây phương ngưỡng mộ kinh Kalama khi Phật dạy: “Đừng vội tin một điều gì dù điều đó được ghi trong kinh điển hay sách vở.
Hãy quan sát, suy tư, thể nghiệm, thực chứng rồi hãy tin.” Tinh thần đó xuyên suốt kinh kệ Phật giáo. Người trí thức Tây phương thấy tinh thần đó hợp với khoa học, hợp với đầu óc phê phán. Bởi vậy mà Einstein nói “Phật giáo là tôn giáo Duy nhất thích ứng với khoa học hiện đại.”
Theo các học giả và các nhà khoa học xã hội cho rằng: “Tây phương biết đến Phật giáo từ hồi thế kỷ 19. Nhưng hồi đó chỉ có một số ít học giả và triết gia khám phá ra sức hút của một tư tưởng đến từ phương Đông, mà người ta không biết nên gọi là tôn giáo hay triết lý. Âm thầm, “Im lặng, Phật giáo lan ra xã hội phát triển khắp nơi ở châu Âu”(1) từ giữa thế kỷ 19 cùng với sự phát triển của trào lưu tiến hóa mà ngày nay gọi là hiện đại.
Âm thầm, im lặng như thế cho đến đầu những năm 60 của thế kỷ 20 thì Phật giáo bỗng được tiếp nhận rộn ràng trong giới trẻ khi giới này phất lên một phong trào văn hóa phản kháng (contre – culture) chống lại văn hóa tôn sùng kỹ thuật, vật chất và tiền bạc.
Giới trẻ khao khát một đời sống tâm linh mới giúp họ giải quyết những vấn đề tâm lý, hiện sinh và họ nghĩ đã tìm được nơi Phật giáo. Đó là lúc mà nhiều trí thức trẻ tìm đến Tây Tạng như tìm đến miền đất hứa. Nhanh chóng trong vòng hai mươi năm, tu viện và thiền viện mọc lên hàng trăm ngôi trên khắp Âu, Mỹ.
Giới trẻ - học thức và trung lưu - gặp một thứ hạnh phúc mới mà họ thực chứng được bằng kinh nghiệm tu học bản thân trong các thiền đường. Đến những năm 90 thì báo chí, truyền thông rộ lên cả một cao trào tin tức, bình luận với những phóng sự bằng âm thanh và hình ảnh đầy cảm tình với Phật giáo.
Và bây giờ thì Phật giáo đã mọc rễ, đã phát triển trong xã hội, trong đời sống văn hóa ở Âu, Mỹ. Phật giáo là môn học được ưa chuộng trong các trường Đại học Mỹ danh tiếng thu hút sinh viên ngày càng đông.
Từ những ghi nhận trên cho thấy, trong xu thế phát triển hội nhập, đến nay đạo Phật đã lan rộng khắp toàn cầu, bởi giáo lý của đạo Phật đáp ứng được nhu cầu xã hội hiện đại và giáo lý ấy không bao giờ lỗi thời.
Đó là kết quả ứng dụng của pháp môn thiền, và các pháp môn khác đang được người Tây phương áp dụng chữa các căn bệnh thế kỷ: Strest, trầm cảm và nhiều căn bệnh lạ về thân, tâm của con người, do bản ngã phóng đuôi bên ngoài quá độ làm mất đi Bản tâm, nên gây ra các căn bệnh lạ nói trên.
Theo giáo lý đạo Phật (tức là mất chân tánh) bởi mọi sự: “Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức”. Nghĩa là mọi điều xấu tốt xảy ra đều bởi cái tâm này. Và phương thuốc “kiến hiệu” để chữa trị các loại bệnh của con người không ngoài “toa thuốc” Giới, Định, Tuệ của Phật giáo.
Người Tây phương tìm đến đạo Phật, bởi đức Phật giúp họ quân bình lại nhịp sống, (hay nói văn vẻ là điểu chỉnh nhịp sinh học). Suy cho cùng, trừ những bậc giác ngộ, kiếp nhân sinh dù là người phương Đông hay phương Tây, người Nam hay người Bắc đều quý cái thân này.
Đức Phật dạy con người: thân, tâm phải an lạc và an lạc thì đó là hạnh phúc. Hạnh phúc không phải chỉ có ở kiếp sống này (khoảng 70, 80 năm), mà giáo lý đạo Phật còn mở ra một mục đích dài hạn cho kiếp sống con người qua giáo lý: “Pháp giới duyên sinh”.
Theo giáo lý này, chết không phải là “trắng tay”, cũng không phải là thua thiệt! Chết là bắt đầu một kiếp sống mới (tức một đời sống mới). Sinh là kết thúc một kiếp sống cũ. Pháp giới Duyên sinh mách bảo chúng ta điều này Như vậy, ta còn có nhiều cơ hội để lựa chọn một đời sống kế tiếp. Đâu phải chỉ có một kiếp sống vui, buồn ngắn ngủi ở thế gian này. Khi mà sự (chết) không có ngoại lệ với bất kỳ ai.
Phải chăng, vì giáo lý thâm hậu này, mà đạo Phật có sức “quyến rũ” người Tây phương.
2- Giáo lý Đạo Phật không dung nạp tín ngưỡng thần quyền.
Nếu cái nhìn Duy lý của người Tây phương trong tiếp cận giáo lý của đạo Phật được nêu ở phần trên, thì với cha ông ta tiếp thu giáo lý của đạo Phật ra sao? Chúng ta cùng nhau điểm đôi nét về tư tương Giáo lý đạo Phật thời Trần. Nhìn lại lịch sử nói chung, trong đó có lich sử Phật giáo đời Trần cách đây hơn 700 năm, (tức vào thế kỷ thứ 13) Chúng ta thấy, cha ông ta đã coi Phật giáo là Quốc giáo của dân tộc.
Câu trả lời thứ nhất mà ta nhận được từ truyền thống cha ông là: Đạo Phật không “yếm ly, yếm thế”. Vì sao, bởi vì từ thế kỷ 13, đất nước ta tuy ảnh hưởng nho giáo, nhưng các Vua Trần, trong đó có Trần Nhân Tông đã coi Phật giáo là tư tưởng chủ đạo, lấy trí huệ đạo Phật để giác ngộ muôn dân. Bởi theo danh từ Phật giáo, chữ giác là giác thấy tức là Phật. hay nói ngược lại, Phật là giác thấy chân thật hay chân như.
Vậy chúng ta ngược dòng thời gian hơn 700 năm trước để nhận chân giá trị lịch sử của đạo Phật nước nhà, mà hồi hương cha ông, Tổ thầy và kể lại lịch sử Phật giáo cùng giới trẻ: Vậy chúng ta nhận được gì qua giáo lý đạo Phật từ tam Tổ Trúc Lâm ? Dưới đây là những lời dạy về Phật pháp của sơ Tổ mà người viết bài này tóm tắt thâu lượm được:
Theo các Tổ, thầy dạy: “Đạo Phật là đạo giác ngộ, giải phóng con người thoát khỏi thần linh. Người tu theo đạo Phật là người chuyển hoá cái tâm phàm phu đầy "vọng tưởng đảo điên" suốt ngày bị thất tình lục dục dẫn lối, và tu là buông bỏ mọi vọng niệm đưa tâm về trạng thái an tịnh thường biết rõ ràng. Tâm đó là tâm Phật.
Vậy tu (nghĩa là sửa đổi) mà không chịu buông bỏ vọng niệm, chuyển hoá nội tâm chỉ lo cúng "kiếng" cầu xin Phật, Bồ-tát...tu như thế thì đến bao giờ giác ngộ giải thoát. Tổ Trúc Lâm (cách ta trên 700 năm) trong bài Phú Cư Trần lạc đạo, Tổ nói thật rõ như thế này:
Vậy mới hay ! Bụt"cong"nhà,
Chẳng phải tìm xa,
Nhân khuây bản nên ta tìm Bụt
Đến"cốc"mới hay chỉ Bụt là ta.
Ngài khuyến cáo mọi người hãy nhận chân lấy con người thật của chính mình, bộ mặt thật của chính mình, không phải tìm đâu xa nữa, "Bụt ở trong nhà", chẳng phải tìm xa, vì tâm động, nên không biết Bụt chính là ta.(Phật tức tâm).
Theo các học giả, chính từ mấy câu trong bài phú trên, ta nhận thấy cốt lõi và tinh tuý tư tưởng của Phái thiền Trúc Lâm, của Phật giáo đời Trần, và cũng có thể nói là của Phật giáo Việt Nam.
Một tư tưởng "Phật tại tâm" thật sự lạc quan nhập thế, đề cao tánh tự do của con người. Nhân đây xin được nói thêm, thời Trần có ba cuộc chống giặc Nguyên Mông ( đây là đội quân bách chiến bách thắng; đã từng giày xéo dẫm đạp hầu hết các vương quốc hùng mạnh từ Á sang Âu thời bấy giờ) thì Trần Nhân Tông vị vua anh hùng của dân tộc đã lãnh đạo thành công hai cuộc kháng chiến Nguyên Mông Đại thắng, chắc chắn được trang bị với một tư tưởng thiền như thế, cho nên Người luôn luôn sống hồn nhiên tự tại, sống giữa trần mà vẫn an vui với đạo, làm vua tới đỉnh vinh quang nhất, nhưng vẫn nhẹ nhàng từ bỏ ngôi vua, xuất gia tu đạo. Với công lao sự nghiệp to lớn ấy đối với dân tộc. Sau này các sử gia đều đánh giá: Trần Nhân Tông là một vị vua tài giỏi mưu lựợc, và là một thiền sư Minh triết. Ở con người Ngài hành xử viên dung cả đời và đạo.
Như vậy, từ thế kỷ thứ 13, Sơ Tổ Trúc Lâm đã sáng lập Phái thiền nhập thế (nếu không muốn nói là chuyển luân nhập thế) để thích ứng với hoàn cảnh Dân tộc trong chiến tranh và xây dựng tái thiết đất nước. Đọc lại lịch sử dân tộc, qua đánh giá của các sử gia trong và ngoài nước nói về 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của quân dân Đại Việt, ta càng thấy kinh ngạc về sức mạnh không thể tưởng tượng được của dân tộc và vai trò cá nhân to lớn của các vua Trần, trong đó có vua Trần Nhân Tông và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trong việc chống giặc giữ nước bảo vệ bờ cõi thiêng liêng của dân tộc.
Ta hãy nghe sử gia người Đức Edvin O.Reisechauer viết trong cuốn “Đông Á truyền thống vĩ đại” nói về sức mạnh Nguyên Mông thời ấy, sử gia này viết: “Khi bộ máy quân sự Nguyên Mông bắt đầu khởi động, thời không có một lực lượng nào có thể chống cự nổi”.
Ta điểm lại một vài sử liệu để khẳng định câu nói trên của sử gia người Đức:..về phía Tây vùng hành lang Trung Á quân Nguyên Mông chiếm Ba Tư năm 1231, tiếp đó chiếm các xứ Mésopotami (gọi là xứ Lưỡng Hà) rồi tiêu diệt Triều đại Ả Rập ở Bagdad năm 1258. Một bộ phận quân Nguyên Mông sang châu Âu vượt sông Von Ga 1237, đốt Mátsxcova, chiếm Kiep, vào Ba Lan, Tiệp khắc, Hungar…phía Đông, Trung Quốc, Triều Tiên, Ba Tư…
Theo các nhà sử học thế giới, quân Nguyên Mông là đội quân thiện chiến, đánh bộ giỏi, cưỡi ngựa hay, di chuyển quân vượt đường xa có thể ăn trên mình ngựa, đã từng đánh cả nửa châu Âu, được coi là đội quân bách chiến bách thắng, Thế mà 3 lần xâm lược Đại Việt đều chuốc lất thất bại thảm hại (?)
Cuộc chiến tranh chống Nguyên Mông của Việt Nam, nếu chiểu theo cái nhìn duy lý để đánh giá thì đến nay chưa giải thích được. Bởi theo các nhà sử học, dân số lúc đó ở Việt Nam có khoảng trên 30 vạn dân, vũ khí thô sơ, tại sao thắng được quân Nguyên Mông cuồng liệt và mạnh mẽ như các nhà sử học nêu trên? Đây là câu hỏi bỏ ngỏ suốt hơn 7 thế kỷ đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Và xin được nói thêm (Quốc gia Đại Việt khi ấy 100% số người theo đạo Phật, Quốc đạo là Phật giáo). Đó là vài nét ghi lại lịch sử chống giặc giữ nước của vua Trần Nhân Tông khi còn tại thế.
Năm 1299, Trần Nhân Tông chính thức xuất gia vào non thiêng Yên Tử tu hành và lập nên Phái thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. (Một phái Thiền nhập thế riêng có ở Việt Nam). Với công lao đóng góp to lớn của Ngài về đời và đạo, theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: Nhân dân và Vương Triều Trần thời đó (tức thế kỷ 13) đã tôn xưng Ngài là Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Từ đó, Ngài dốc tâm vì đạo pháp và vân du nhiều nơi trong nước để phổ độ, thuyết pháp, xây dựng tổ chức Tăng đoàn Phật giáo và chính Ngài đã thân chinh khắp nơi trong nước dẹp bỏ những "dâm từ" (tức thờ tà thần) và dạy dân tu Thập thiện, đồng thời mở rộng việc giảng dạy kinh, luật, luận cho Tăng ni, phật tử.
Chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng, Bắc Giang) xưa là Trung tâm hành đạo của Thiền phái Trúc Lâm, là trường Đại học Phật giáo đầu tiên của Đại Việt, là nơi Tam Tổ Trúc Lâm về đây giảng dạy.
Số Tăng ni tham dự vào thời ấy đã có tới trên 1500 người. Hiện nay còn lưu giữ 3050 mộc bản kinh. Những mộc bản này vừa qua tại Kỳ họp thứ 5 của Uỷ Ban Ký Ức Thế Giới khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã công nhận:" Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là di sản Ký Ức Thế Giới khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2012"
" Theo tài liệu còn sót lại cho biết, đời Trần phát hành kinh sách Phật giáo rất nhiều, đặc biệt là bằng bản chữ Nôm. Nhưng rất tiếc tất cả kinh sách đó, và sử liệu về Phật giáo Việt Nam đã bi nhà Minh khi sang cai trị nước ta (thế kỷ XV ) gom góp, vét sạch đem về Kim lăng, áp dụng chính sách huỷ diệt văn hoá đốt sạch để đồng hoá dân tộc ta."
Qua sử liệu được biết, Phật giáo thời Trần đã đem lại sự thái bình, an cư lạc nghiệp cho nhân đân. Đất nước được cường thịnh, tinh thần tự lực, tự cường mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. "Rất tiếc các nhà nho thời bấy giờ chỉ biết cái học Tống Nho là độc tôn. Chưa thấy được giá trị Minh triết sâu xa trong giáo lý đạo Phật và nền Văn hoá truyền thống của dân tộc, đã đưa đất nước trở lại nô dịch nền văn hoá Trung Hoa, không nghĩ đến vấn đề " Văn hoá còn đất nước còn, văn hoá mất thì mất nước."
Qua tìm hiểu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, trong đó có sự gắn kết lịch sử Phật giáoViệt Nam được biết, Phật giáo du nhập vào nước ta khoảng thế kỷ I, khi ấy Việt Nam là hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân thuộc sự đô hộ của Trung Quốc. Không lâu sau đó, Phật giáo du nhập vào Trung Quốc. Kế đến, Phật giáo Trung Quốc lại du nhập Việt Nam. Như vậy, Phật giáo du nhập vào nước ta theo hai con đường chính. Đường biển Ấn Độ sang và đường bộ từ Trung Quốc tới. Trong bối cảnh lịch sử vào lúc đất nước bị phương Bắc cai trị bóc lột, với nghìn năm văn hoá Hán. Chính điều này, Phật giáo đã bị ảnh hưởng lớn tư duy Nho, Lão nên trí tuệ Minh triết khoa học của Phật giáo đã bị che lấp bởi kiến chấp thần quyền.
Phải chăng từ ảnh hưởng trên mà đến nay, không ít người đi chùa, trong đó có một bộ phận không nhỏ đó là thanh niên, sinh viên hiện nay đi chùa, nhưng thực sự chưa hiểu đựơc giáo lý sâu sắc của đạo Phật.
Phản ánh về điều này, trong bài viết với tiêu đề: "Ảnh hưởng của Phật giáo đối với việc hình thành nhân cách đạo đức của thế hệ trẻ Việt Nam và những thách thức đặt ra." của tác giả: Hà Văn Nút (Nguyên phó chủ tịch Uỷ Ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam) đăng trên tap chí nghiên cứu và phổ biến tri thức Phật hoc Khuông Việt số 30 mới đây cho rằng:" Mục tiêu giáo dục của đạo Phật là con người giác ngộ, con người có năng lực tự giải thoát để đạt tới hạnh phúc. Như vây, Phật giáo trong suốtt quá trình lịch sử đã ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với vấn đề giáo dục đạo đức xã hội...
Tuy nhiên trong đại bộ phận thanh niên, sinh viên đang dồn hết sức mình để học tập, cống hiến cho đất nước thì vẫn còn một bộ phận thanh niên chỉ biết chạy theo vật chất, bởi những cám dỗ tầm thường, lao vào ăn chơi sa đoạ, làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống...
Ngày nay trong số những người đi chùa, nhiều người không có đủ tri thức về Phật giáo cho nên việc tiếp thu chuyển hoá và phổ biến những giá trị tích cực của đạo đức Phật giáo trong gia đình và xã hội còn nhiều hạn chế."
Đạo Phật là cả một hệ thống giáo lý minh triết cao thâm. Có khi cả đời theo đuổi nếu không đủ duyên cũng chưa nhận ra đường linh căn bản. Theo chủ quan của người viết bài này, lỗi không hẳn là do tuổi trẻ bản chất vốn ưu thích tư duy hành động (phóng dật).
Bởi nếu đổ lỗi cho tư duy hành động thì người Tây Phương, người châu Âu họ hành động dữ dội hơn người châu A rất nhiều, nhưng sao họ tiếp cận giáo lý đạo Phật rất nhanh và có hệ thống tư duy phân tính khoa học đáng khâm phục. Thậm chí hiện nay, không còn là ít ỏi số người châu Âu và người Tây phương xuất gia tu học đạo Phật. Về điều này, có thể ví dụ thế này được chăng: Họ đến với giáo lý đạo Phật như tờ giấy trắng trong veo, khi họ thao thức và tư duy với một tâm trạng vô ưu hồn nhiên đối với giáo lý đạo Phật, nên sự tiếp cận không có rào cản bởi định kiến cố hữu. Nhờ vậy họ học tập tiếp thu giáo lý rất nhanh và hiêu quả.
Còn ở ta thì sao? Tam giáo đồng nguyên trộn lẫn từ bao đời, cộng với sự khai thị thần quyền "cúng kiếng" là cả một tập khí ken dầy trong tàng thức hàng nghìn năm với văn hoá phong kiến phương Bắc.
Do vậy mà mỗi khi nói đến đạo Phật, đến lễ chùa là người ta quen nghĩ đến viêc thỉnh cầu van xin Phật, Thánh phù hộ. Phật giáo ra đời từ Châu Á chúng ta. “Chẳng lẽ đạo Phật trí tuệ đã bay cả rồi qua trời Tây? Chẳng lẽ Tây phương thừa hưởng hết tinh túy của Phật giáo? May thay, chúng ta rất giàu lòng tin, nhưng buồn thay, lắm khi, lắm nơi, đó là tin nhảm, đó là mê tín, đó không phải là đạo Phật”.
Đó là câu nói của giáo sư Cao Huy Thuần, trong bài “Hãy bay với hai cánh vào hiện đại”. Nhân Tuần Văn hóa Phật giáo nói với các bạn trẻ ở Nghệ An như một lới thúc giục giới trẻ cần có một một cái nhìn khoa học với Phật giáo. Đến với Phật, Bồ-tát mà lòng ưu tư, sợ hãi không hiểu được tính khoa học về Lý vô thường, vô ngã trong Tam pháp ấn của Đức Phật dạy, thì làm sao lòng thư thái tự tại để nhận ra sự minh triết của giáo lý đạo Phật, nói gì đến sự giải thoát. Song, ở đây cũng phải thành thật nhìn nhận rằng, trong những thập niên gần đây, kinh sách giáo lý nhà Phật đã được ấn tống rộng rãi, nên việc tiếp cận giáo lý đạo Phật gặp nhiều thuân lợi, không chỉ riêng đến với giới trẻ, mà đến với đông đảo mọi người, nên niềm tin nơi Tam Bảo ngày cũng gia tăng và sâu sắc hơn.
3- Giới trẻ tiếp cận với Kinh điển Phật giáo.
Hệ thông Kinh điển Phật giáo vô cùng phong phú và đa dạng. Nên được ví như một rừng kinh điển, điều đó cũng đủ làm cho các phật tử (đặc biệt là phật tử trẻ) hoa mắt khi mới học đạo.
Kinh văn Phật giáo truyền miệng hoặc viết trên giấy mưc được chia theo nội dung làm ba loại là Kinh, Luật và Luận. Ba loại này gọi là Tam tạng kinh điển. Giới trẻ khi tiếp cận với kinh điển Phật giáo nếu không có con mắt trạch pháp (tức lựa trọn pháp thích hợp) rất rẽ rơi vào tình trạng thoát chí, nản lòng trước “biển” kinh văn đồ sộ với hệ thống khái niệm và thuật ngữ Phật giáo dầy đặc. Đó là chưa kể sự thâm sâu, hàm ý ẩn chứa qua lời kinh. Không phải bạn trẻ nào cũng đủ suy luận cùng nhưỡng trải nghiệm để thấu hiểu.
Việc thâm nhập kinh tạng Phật giáo không chỉ là công việc quan trọng đối với đội ngũ Tăng Ni trụ trì và tu học ở các chùa, thiền viện…mà còn vô cùng cần thiết trong việc hoằng Pháp đến với giới trể. Trước thực trạng các phật tử đến chùa mà không am hiểu giáo lý nhà Phật nên có những hành động chưa đúng chuẩn mực ở chốn thiền môn như: ăn mặc phản cảm, đốt giấy tiền và vàng mã một cách lãng phí, hoặc dúi tiền lẻ vào tay tượng Phật rồi van xin, cầu khẩn…
Đó là một biểu hiện lệch lạc đã ăn sau bén rẽ từ lâu trong tiềm thức của không ít người dân. Để ngăn chăn mầm mống mê tín thâm nhập vào giới trẻ, những người am tường chánh pháp, đặc biệt là các sư trụ trì cần phải hướng dẫn, cũng như các chùa và tự viện với số tiền (công đức có thể) ấn tống hoặc tìm mua những cuốn sách: Phật học phổ thông, Bước đầu học Phật và những sách liên quan đến giáo lý đạo Phật; giúp giới trẻ đọc tiếp cận lần lần với giáo lý của đạo Phật
Đương nhiên, giới trể tiếp cận kinh điển Phật giáo là một việc khó khăn.Việc thâm nhập, thấu hiểu được chánh pháp Như Lai còn cần phải có thời gian và tích lũy kinh nghiệm sống.
Chỉ đơn cử một câu trong kinh Kim Cang viết về pháp hạnh bố thí Ba la mật: “Bố thí mà không phải bố thí mới thực là bố thí”. Chỉ riêng một câu này, đã khiến nhiều bạn đau đầu không sao hiểu nổi. Tại sao: “A không phải A mới thực là A?”. Ở câu kinh này, nếu như các bạn cứ chấp trên câu chữ để cố gắng hiểu kinh thì thật giống như việc chỉ lưu ý ngọn mà quyên gốc. Kinh sách của Phật không xa rời thực tế, gốc của khổ đau phát sinh từ vô minh, từ bản ngã, từ việc bám chấp, si ái triền miên mà phát sinh ra.
Để thấu hiểu kinh điển và những lời Phật dạy không gì hơn là quay về quan sát thân và tâm mình, cũng như mọi hiện tượng trong thực tế cuộc sống. Nhân đây người viết bài này xin phép Tổ, Thầy bộc bạch đôi điều với các bạn trẻ câu chuyện nhỏ của mình, khi lần đầu đến với đạo Phật.
Đó là vào khoảng năm 1980, khi ấy độ tuổi như các bạn bây giờ, tình cờ đến một hiệu sách ven đô vùng du lịch, nhìn lên giá bỗng gặp cuốn "Tám quyển sách quý".
Do hấp dẫn bốn chữ trên bìa sách, nên không hề do dự quyết định mua ngay cuốn sách đó. Về nhà đọc mới biết, cuốn sách ấy là của HT Thích Thiện Hoa, sách dầy khoảng 500 trang, hướng dẫn các pháp môn tu của đạo Phật. Vì tò mò càng đọc càng thất lạ, thấy hay (lúc ấy chưa hiểu gì lắm về đạo). Và khi đọc đến mục Quán tưởng, tức "Quán thân bất tịnh"mà sách hướng dẫn người tu phải tưởng tượng thân người là bộ xương trắng, hoặc thân thể người chết thối rữa sình ròi...đọc đến đây, trong đêm toàn thân sởn da gà! Đấy là lần đầu tiên đến với sách nói về đạo Phật, và sau này nhờ duyên lành tiếp tục say sưa tìm hiểu, mới biết đấy là một trong nhiều pháp môn tu của đạo Phật, đó là pháp môn "Quán tưởng".
Sau này mới biết, pháp quán này Phật dạy để giúp người tu nhận thức về sự vô thường. Như vậy các pháp môn tu phải có thầy hướng dẫn và hợp khế lý khê cơ đối với từng người. Để đi đúng lộ trình tu hành, người bước đầu tập tu nên đọc cuốn sách Bước đầu học Phật để nắm được khái lược căn bản, sau đó mới lần lần từng bước tìm hiểu thì mới hiểu được giáo lý đạo Phật nhiệm mầu.
Qua tìm hiểu kinh sách được biết: Ngay từ thời Đức Phật Thích Ca tại thế. A Nan là đệ tử lớn của Ngài, khi dạy pháp tu cho hai Sa di còn bị lầm lẫn nên bị Phật phê phán, xin dẫn câu chuyện dưới đây:
Xưa Tôn giả A Nan, hướng dẫn tu hành cho hai Sa di (người mới tu). Một người dạy pháp tu "Quán sổ tức". Còn người kia thì dạy pháp tu "Quán bất tịnh". Cả hai tu một thời gian, khi gặp A Nan Tôn giả họ đều trình bày là tu không kết quả. A Nan nghĩ, mình dạy tu đúng với pháp Phật sao lại không kết quả? A Nan thắc mắc bèn đến trình bày Đức Phật.
Đức Phật hỏi:
"Hai vị đó làm nghề gì?
Và hướng dẫn pháp tu.?"
A Nan bạch đức Phật: - Một người làm thợ rèn và một người coi nghĩa địa. Nghe xong đức Phật nói với Tôn giả A Nan:"Con dạy pháp tu không hợp với căn cơ của họ. Với người thợ rèn nên dạy tu sổ tức. Bởi thợ rèn hay dùng hơi thở để thổi lò! Dạy pháp Quán sổ tức (đếm hơi thở) họ sẽ dễ thực hành hơn.
Còn người coi nghĩa địa, họ thường gặp thây người chết, nên day pháp tu "Quán thân bất tịnh." Như vậy sẽ hợp với khế lý khế cơ của họ. Theo lời Phật, Tôn giả chuyển pháp tu cho hai đệ tử. Thời gian sau họ tu tiến bộ và thu được kết quả rõ ràng.
Qua đó ta thấy, việc truyền dạy, giáo lý đạo Phật, cũng như phương pháp dạy học ở thế gian, khi chúng ta chưa có tha tâm trí (tức chưa hiểu con người) một cách sâu sắc thì việc truyền dạy, giáo hoá không có kết quả tốt đẹp như mong muốn..
Từ thực tế này, trong các bài viết đề cập về vấn đề nêu trên, thầy Thanh Quyết, Nhật Từ cũng cho rằng:" Để có được pháp tu đúng đắn, ta phải suy nghĩ và ý thức được: Tám mươi tư nghìn pháp môn Phật chỉ bày, đây là con đường giúp chúng ta đang sống trong thế gian phiền não, mà tâm hướng về Bồ-đề, dẫu ta chọn tu cách nào cũng được. Nhưng phải được giải thoát.
Dù là Phật tử xuất gia hay tại gia, trên bước đường tu hành, khi thấy tâm mình không an lành, thân không giải thoát, là đã biết mình lạc vào trần lao phiền não. Vậy là càng tu càng khổ, nhất là Phật tử tại gia, điều này cần phải xem xét lại pháp tu. Còn HT Trí Quảng, khi đề cập về nội dung này cũng cho rằng: Giáo lý Phật thì có nhiều pháp môn, nhưng chỉ có một vị giải thoát mà thôi.
Đấy là người tu có quyết tâm hạ thủ nỗ lực để đoạn được sinh tử luân hồi ngay trong kiếp này. Còn với người nhân duyên chưa đủ, sức tu còn yếu. Ta cần hiểu, trong tám mươi tư nghìn pháp môn, nếu thu hẹp lại chỉ còn hai thừa. Đó là Nhân thừa và Thiên thừa.
Tức Phật dạy cho người còn chịu luân hồi sinh tử trong lục đạo tứ sinh, hay còn phải sống trong nhà lửa tam giới theo (Kinh Pháp Hoa). Nhưng Nhân thừa và Thiên thừa theo đức Phật, đây cũng là cảnh giới lành. Giúp chúng ta từng bước đi vào đường lành!
Giáo lý Nhân thừa đức Phật dạy, đó là Tam quy, Ngũ giới, nhưng quan trọng nhất là pháp Tam quy. Bởi nếu có giữ ngũ giới,nhưng không thọ Tam quy, thì cũng không vào cửa Phật được. Vì đạo nho cũng có Tam cương, ngũ thường: nhân, nghĩa, lễ, trí ,tín. Như vậy, theo giáo lý Nhân thừa cũng trở thành người tốt. Và trong kiếp tái sinh sau cũng được sống trong hoàn cảnh tốt. Theo dấu chân Phật, ta nên Quy y, nương vào Phật để ra khỏi sinh tử. Đó là vịêc chính căn bản. Bởi theo kinh Pháp Hoa, đây là ta đã trồng căn lành ở các Đức Phật.
Có trồng căn lành như vậy, giữa chúng ta và Phật mới có tương quan (tự lực- tha lực). Khi tạo được tương quan như thế, chúng ta mới tiếp nhận được lực gia bị của Phật, để hoá giải được phiền não trần lao của thế gian này. Nhân nội dung đề cập về giáo lý đạo Phật với lớp trẻ, tiếp theo cũng xin nêu một trường hợp nữa để chúng ta cùng suy ngẫm: Đó là Bồ-tát Duy Ma quở trách hai vị đệ tử của Phật là Mục Kiền Liên và Phú Lâu Na, bởi hai vị này cũng hướng dẫn người tu không đúng pháp làm cho người tu hành chán nản không tu theo đao Phật.
Chỉ