Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Tăng ni giảng sinh Lớp đào tạo giảng sư khu vực phía Bắc thực tập trong Pháp hội Dược Sư

Tác giả Chùa Bằng
05:50 | 04/12/2020 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Trong bốn ngày diễn ra Pháp hội (từ ngày 29/11 đến ngày 2/12/2020), các Phật tử đã vân tập về đàn tràng trang nghiêm nơi chùa Bằng, tinh tấn tu tập theo chương trình của Pháp hội.

46_2.jpg

Hà Nội: Bốn ngày Pháp hội Dược Sư tại chùa Bằng

Như tin đã đưa, sáng ngày 29/11/2020 vừa qua, nhằm ngày 15/10/Canh Tý, tại chùa Bằng - Linh Tiên Tự (số 63 phố Bằng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) đã trang nghiêm khai mạc Pháp hội Dược Sư truyền thống 7 ngày lần thứ XV diễn ra từ ngày 29/11 - 5/12/2020 (nhằm ngày 15 - 21/10/Canh Tý).

55_3.jpg

Trong bốn ngày diễn ra Pháp hội (từ ngày 29/11 đến ngày 2/12/2020), các Phật tử đã vân tập về đàn tràng trang nghiêm nơi chùa Bằng, tinh tấn tu tập theo chương trình của Pháp hội với 3 thời khóa tụng kinh hàng ngày do Hòa thượng trụ trì cùng chư tôn đức Tăng bản tự làm chủ lễ, và lắng nghe một thời pháp thoại vào các buổi sáng do chư Tôn đức Tăng Ni giảng sinh lớp đào tạo giảng sư khu vực phía Bắc thuyết giảng. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong chương trình tu học trong Pháp hội, sáng ngày 30/11/2020, Sư cô Thích Diệu Dẫn đã thuyết giảng cho các Phật tử về tham dự Pháp hội với chủ đề “Hiểu và Thương” để đại chúng thấy được giá trị thiết thực của Hiểu và Thương trong cuộc sống.

Sư cô chia sẻ: Hiểu có nghĩa là chúng ta hiểu biết mình, hiểu biết người một cách tường tận. Có hiểu biết thì ta mới thương người được. Thương chính là thương yêu, quý mến. Hiểu và Thương là thương yêu một cách tường tận và sâu sắc, biết chia sẻ, cảm thông với người khác. Theo quan điểm Phật giáo, "Hiểu" là trí tuệ, "Thương" là từ bi, cũng chính là hạnh nguyện của mười phương chư Phật và chư Bồ Tát. Hiểu và thương chính là chất liệu trong cuộc sống, là tinh thần Bồ tát đạo.


Qua bài giảng, sư cô đã nêu ra những ví dụ thiết thực, để sách tấn hàng Phật tử hiểu được rằng "đến chùa tu tập và được quý Thầy trau dồi kiến thức Phật học cũng như kinh nghiệm tu tập, chính là để mỗi người phát triển tình thương yêu rộng lớn hơn với gia đình, xã hội và với muôn loài chúng sinh.

Nếu có hiểu biết mà không có thương yêu là chúng ta khô cằn, nhưng ngược lại nếu có thương yêu mà không có hiểu biết thì chúng ta trở nên oán hận. Vì vậy cho nên cần hiểu và thương để chúng ta lắng nghe, trong đạo Phật gọi đó là chính kiến, phải giúp đỡ thương yêu những người còn mê muội để cùng nhau đi đến bến bờ hạnh phúc và giải thoát". 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sáng ngày 01/12/2020 - cũng là ngày tu tập thứ ba của Pháp hội Dược Sư tại chùa Bằng, Đại Đức Thích Hạnh Viên đã có bài pháp thoại chia sẻ với đại chúng với chủ đề “Công hạnh Lục Độ Ba La Mật của hàng Bồ Tát”.

Trong suốt chiều dài hơn 2600 năm đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã có rất nhiều bậc Tổ sư, tiền bối đã tu hành đắc đạo làm lợi ích cho xã hội, cho chúng sinh. Trong những trang sử vàng của Phật giáo Việt Nam có thể thấy rất nhiều các bậc Thiền sư danh Tăng nổi tiếng từ thời Lý, Trần cho đến thời cận đại ngày nay như: thời Lý có Thiền sư Vạn Hạnh, Thiền sư Khuông Việt, Thiền sư Minh Không, thời Trần có Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông…đặc biệt, trong năm 1963 có Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu, dùng chính thân mình làm ngọn lửa trí tuệ để soi chiếu những u minh đen tối nơi con người, đấu tranh để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, lấy lại sự bình đẳng tôn giáo.

Qua đó, Đại đức cũng đã khái quát cho hàng Phật tử hiểu về ý nghĩa công hạnh, công đức và hạnh tu của các vị Bồ Tát, đồng thời giảng về Lục Độ Ba La Mật - sáu phép tu giúp cho hàng Phật tử thoát khỏi u mê tăm tối, vượt qua biển khổ để đến bến bờ giải thoát an vui. Ba La Mật tiếng Phạn là Pāramitā, theo Trung Hoa gọi là Ba La Mật Đa, dịch là Đáo bỉ ngạn hay là sự cứu kính.

Bồ tát theo tiếng Phạn là Bodhi – sattva, Trung Hoa dịch là Bồ đề - tát đỏa, dịch nghĩa là “Giác – hữu tình”, là bậc tự giác ngộ. Bồ Tát có hạnh nguyện là tự giác và giác tha, trong bản đồ pháp giới có các đức hạnh của Bồ Tát nghĩa là phát tâm Bồ đề hóa độ chúng sinh.

Lục Độ Ba La Mật gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định và trí tuệ. Sau khi giải thích và giảng giải kĩ lưỡng về sáu pháp tu trên, Đại đức cũng chia sẻ về lộ trình tu tập của hàng Bồ tát là trải qua ba A Tăng Kỳ Kiếp mới trở thành Phật. Theo kinh Hoa Nghiêm, lộ trình tu tập 52 quả vị Bồ tát phải trải qua 3 A Tăng Kỳ Kiếp. Sau đó, Đại đức nhấn mạnh về những hạnh tu và phát nguyện đặc trưng của các vị Bồ Tát. Điển hình như:

- Bồ Tát Văn Thù là biểu trưng cho sự “Trí tuệ, chứng” - là nắm giữ trí tuệ và chứng đức của chư Phật.
- Bồ Tát Phổ Hiền là biểu trưng cho “Lý, định, hạnh” - tức là nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật và tu tập Thập hạnh mật.

- Bồ Tát Quán Âm: là biểu trưng cho tinh thần cứu khổ cứu nạn với pháp tu nhĩ căn viên thông. Theo kinh Pháp Hoa, Bồ tát Quán Thế Âm có thể hiện thành Phật, thân Bích Chi Phật,…cho đến thân Dạ Xoa, La Sát, Phi Nhân,...để tùy duyên ứng hiện hóa độ thuyết pháp.

- Bồ Tát Đại Thế Chí: theo kinh Quán Vô Lượng Thọ thì Đại Thế Chí ý nghĩa là ánh sáng trí tuệ soi khắp mười phương, khiến chúng sinh trong ba đường ác được giải thoát và được năng lượng vô thượng.

- Bồ Tát Địa Tạng: có hạnh nguyện là đời đời kiếp kiếp dùng mọi phương pháp khuyên bảo chúng sinh trong sáu đường khổ, khiến họ được giải thoát hết rồi tự thân con mới chứng quả Phật.

Khép lại bài giảng, Đại đức mong rằng các Phật tử sẽ tinh tiến tu tập, học hạnh "Lục Độ Ba La Mật" để chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau trong đời.

Sau thời pháp thoại ý nghĩa của Đại đức, chư Tăng Ni giảng sinh lớp đào tạo giảng sư khu vực phía Bắc cũng đã giải đáp những thắc mắc về việc tu tập của các Phật tử trong đạo tràng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

pháp hội dược sư pháp hội dược sư chùa bằng chùa bằng ghpgvn tp hà nội đức phật dược sư ht thích bảo nghiêm tăng ni giảng sinh lớp đào tạo giảng sư khu vực phía bắc

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Ngày tu an lạc tháng 8 năm Quý Mão tại chùa Bằng

Ngày tu an lạc tháng 8 năm Quý Mão tại chùa Bằng

Phật giáo Hà Nội sẽ tổ chức lễ cầu nguyện các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini Khương Hạ

Phật giáo Hà Nội sẽ tổ chức lễ cầu nguyện các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini Khương Hạ

Lễ tự tứ tại Trường hạ Tổ đình Bồ Đề PL 2567

Lễ tự tứ tại Trường hạ Tổ đình Bồ Đề PL 2567

Hà Nội: Hơn 2000 người tham dự đêm Vu Lan Báo Hiếu PL 2567

Hà Nội: Hơn 2000 người tham dự đêm Vu Lan Báo Hiếu PL 2567

Hơn 500 thiện nam tín nữ quy y Tam Bảo tại chùa Bằng

Hơn 500 thiện nam tín nữ quy y Tam Bảo tại chùa Bằng

Đại diện 18 Trường hạ về Tổ đình Viên Minh lễ tạ Đức Đệ Tam Pháp Chủ

Đại diện 18 Trường hạ về Tổ đình Viên Minh lễ tạ Đức Đệ Tam Pháp Chủ

Hà Nội: Bệnh nhân Viện huyết học - Truyền máu Trung ương đón Vu Lan 2023

Hà Nội: Bệnh nhân Viện huyết học - Truyền máu Trung ương đón Vu Lan 2023

Đức Pháp chủ GHPGVN, Ban Hoằng pháp và Ban Kinh tế - Tài chính T.Ư thăm tỉnh Thái Nguyên

Đức Pháp chủ GHPGVN, Ban Hoằng pháp và Ban Kinh tế - Tài chính T.Ư thăm tỉnh Thái Nguyên

Khai giảng lớp bồi dưỡng luật học khóa II (2023-2025) dành cho Ni giới Thủ đô

Khai giảng lớp bồi dưỡng luật học khóa II (2023-2025) dành cho Ni giới Thủ đô

Hà Nội: Đại sứ quán Sri Lanka tại Việt Nam thăm và đỉnh lễ Xá Lợi Phật tại chùa Bằng

Hà Nội: Đại sứ quán Sri Lanka tại Việt Nam thăm và đỉnh lễ Xá Lợi Phật tại chùa Bằng

Đưa di sản kinh sách của Chư tổ vào bài giảng cho Tăng, Ni sinh học tập trải nghiệm

Đưa di sản kinh sách của Chư tổ vào bài giảng cho Tăng, Ni sinh học tập trải nghiệm

Đại giới đàn Khuông Việt 2023 tại Thanh Hóa

Đại giới đàn Khuông Việt 2023 tại Thanh Hóa

Bài viết xem nhiều

Câu chuyện đầu năm: Vô ngã & ngã... vô

Câu chuyện đầu năm: Vô ngã & ngã... vô

Trang nghiêm lễ tạ pháp PL 2567 tại tỉnh Hà Tĩnh

Trang nghiêm lễ tạ pháp PL 2567 tại tỉnh Hà Tĩnh

Thần chú giải nạn tiêu tai, trừ ma quỷ, hóa giải trù yếm

Thần chú giải nạn tiêu tai, trừ ma quỷ, hóa giải trù yếm

Con đường khổ vui do mình tự chọn

Con đường khổ vui do mình tự chọn

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ 8

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ 8

Tham khảo cách chữa các loại bệnh ung thư

Tham khảo cách chữa các loại bệnh ung thư

Thiên đường địa ngục có ở trần gian không ?

Thiên đường địa ngục có ở trần gian không ?

Hòa thượng Yoshimizu Daichi vừa viên tịch

Hòa thượng Yoshimizu Daichi vừa viên tịch

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN