Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và lễ thọ giới tấn tu ấn tượng

Tác giả Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng
04:59 | 02/07/2013 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Trong chuyến đi Thái Lan lần này, nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi là tham dự khóa tu “Giờ đây bên nhau” kéo dài 7 ngày. Đoàn chúng tôi có 13 thành viên tất cả. Thành viên lớn nhất gần 70, nhỏ nhất 9 tuổi. Không ai tin được rằng khóa tu lại hay, bổ ích, thực tế và lợi lạc đến vậy.

Xe chạy từ Băng Cốc đến Khaoyai Kirithantip mất hơn 3 giờ đồng hồ. Có thành viên tranh thủ ngủ, nghỉ lấy sức, tôi thì mặc sức ngắm cảnh 2 bên đường. Mấy khi có dịp đi về những vùng xa, đi lên những khu núi non thú vị đến vậy! Tôi cũng chưa bao giờ được ở những khu resort tại đất nước Thái Lan, nhất là khi biết mọi người đều ca ngợi rằng đây là nơi có thể cảm nhận được thiên nhiên, rằng ở đây có thể hít thở khí ô xy trong lành và tinh khiết, được thư giãn hoàn toàn để như chạm vào núi rừng và những suối nước, như được tắm mình trong không gian bao la với những dịch vụ rất “Thái”. 

Bạn có biết rằng, có 1 số bạn bè thu xếp đươc thời gian nên sang Thái Lan sớm để tham gia các chương trình trước đó cùng thiền sư Thích Nhất Hạnh. Phải kể đến triển lãm thư pháp tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Bangkok, khóa tu quốc tế đạo đức ứng dụng  tại trường ĐH Phật giáo  Mahachulalongkornrajavidyalaya, buổi pháp thoại công cộng tại hội trường Royal Paragon, Bangkok, khóa tu quốc tế dành cho gia đình tại resort Wang Ree ở Nakornnayok, khóa tu quốc tế dành cho người trẻ tại thung lũng Rabiangprai. Một chuỗi các hoạt động mà nếu tham gia được đầy đủ thì thật quý giá.

 Cũng cần nói thêm rằng, trong suốt 7 ngày đó, ngày nào chúng tôi cũng ngủ dậy quãng 4 giờ sáng để lên tọa thiền. Sau đó là thiền hành, rồi ăn sáng trong im lặng. Mỗi ngày vào buổi sáng chúng tôi đều được nghe 1 thời pháp thoại của thiền sư Thích Nhất Hạnh, và sau ăn trưa nếu ai muốn có thể tham gia thiền buông thư. Buổi chiều là các buổi pháp đàm theo gia đình (toàn bộ gần 800 tu sinh được chia thành 30 gia đình nhỏ), rồi tham gia tập yoga. Buổi tối, sau khi ăn luôn là các hoạt động tập thể: cùng tụng kinh, ngồi thiền, cùng thực hành các pháp môn viên mật dưới sự hướng dẫn của các quý thầy, quý sư cô. Để rồi 22h là im lặng hùng tráng kéo dài cho đến sau bữa ăn sáng ngày hôm sau

Tôi sẽ không đủ thời gian để viết hết về các nội dung của tất cả 7 ngày nhưng lại không thể không viết về lễ truyền 5 giới tấn tu. Đây là chương trình dành riêng cho những ai muốn tiếp nhận 5 giới. Tôi cũng như một vài thành viên khác đã nhận giới từ lâu nhưng vẫn muốn xin được thọ nhận lại một lần nữa. Ít nhất là thêm 1 lần tụng giới cũng giúp chính tôi soi xét lại chính mình, phát nguyện giữ giới tốt hơn.

Bạn có thể không tin nhưng cả một hội trường chắc khoảng 300 Phật tử tề tựu đầy đủ và chỉnh tề. Tất cả được chào đón trang nghiêm và thanh tịnh. Ai nấy đều cảm nhận được nguồn năng lượng chánh niệm từ mình và các bạn tu. Chúng tôi có mặt bên nhau, trước hết là để tận hưởng cuộc sống bình an và giản dị, từ đó nuôi dưỡng nội lực của chính chúng tôi. Chúng tôi đến bên nhau để có thêm cơ hội nhìn sâu để chuyển hóa những khó khăn và vướng mắc của thân và tâm mình. Để sống tốt hơn và ý nghĩa hơn. Để làm đẹp cho minh và cho đời.

 
Phật tử tham dự lễ thọ giới tấn tu

Không khí rất trang nghiêm. Lần đầu tiên tôi chứng kiến có đông quý Tăng và Ni tham gia cùng Hòa thượng Thích Nhất Hạnh cho chúng tôi nhận giới đến vậy. Tôi không biết là bao nhiêu nhưng chắc phải trên 100 quý thầy, quý cô. Đông lắm. Khắp nơi là màu y vàng. Một màu vàng đẹp vô cùng. Thanh tịnh và trang nghiêm đến lạ thường. Có lẽ sau lần tôi tham gia Đại hội Phật giáo toàn quốc vừa qua tại cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô Hà Nội thì đây là lần thứ 2 có may mắn thấy nhiều y vàng đến vậy!

 Tiếng chuông và khánh vang lên. Tiếng thầy ấm và ngấm sâu vào tâm tôi (và cả quãng ba trăm người con của Phật nữa). Rằng, “bây giờ là lúc chúng ta có cơ hội tụng chung Năm Giới với nhau. Năm Giới tức là năm phép thực tập chánh niệm, biểu hiện được một cách cụ thể giáo lý Tứ Đế và Bát Chánh Đạo, con đường của Đức Phật, con đường của hiểu biết và thương yêu đích thực có khả năng đưa tới trí tuệ, chuyển hóa và hạnh phúc cho bản thân và cho thế giới. Năm Giới mang theo tuệ giác Tương Tức, tức là Chánh Kiến, có khả năng tháo bỏ mọi cuồng tín, cố chấp, kỳ thị, sợ hãi, hận thù và tuyệt vọng. Sống và thực tập theo Năm Giới là chúng ta đã đi vào con đường mà các vị Bồ Tát đang đi. Năm Giới này đại diện cho cái thấy của Đạo Phật về một nền tâm linh và đạo đức toàn cầu. Biết rằng đang được đi trên con đường của Đức Phật, chúng ta không còn lý do gì để lo lắng cho hiện tại và sợ hãi cho tương lai”.

Tôi lắng nghe từng lời, hiểu từng ý, thấm từng câu. Ngay trong những giây phút này tôi và các bạn tu thực tập sống trong chánh niệm để mang những ý này vào cuộc sống hàng ngày sau khi trở về cuộc sống đời thường. Nương theo 5 giới, theo cách sống trong tỉnh thức và chánh niệm, chúng tôi mong muốn áp dụng thiền và sống tốt trong lúc ăn, lúc đi, trong làm việc và nghỉ ngơi, trong khi ngồi thiền hay uống trà với nhau. Nếu thực hành tốt 5 giới, mỗi chúng tôi sẽ có an lạc ngay cả khi dọn nhà, nấu ăn, rửa bát, làm việc tại cơ quan… Việc tuân thủ cách sống chánh niệm và đạo đức theo tinh thần của 5 giới thực tập chánh niệm làm nền tảng đạo đức cho một cuộc đời thành công, hạnh phúc và bình an. Nếu vậy, sẽ mang lại lợi ích tuyệt diệu cho chính bản thân mỗi người. 

 
Hòa thượng Thích Nhất Hạnh
Host Soft
 Giờ phút thiêng liêng cùng nhau nghe Sư ông Thích Nhất Hạnh truyền giới đã đến. Sư ông đọc từng giới một cho chúng tôi, những tu sinh muốn thọ giới. Chúng tôi đã nhất tâm quán tưởng. Chúng tôi đã thành tâm lạy xuống để thọ nhận từng giới. Quả thật, tôi không nhớ rằng mình đã tụng năm giới bao nhiêu lần, nhưng đã thấy xúc động vô cùng khi được đích thân một vị cao tăng truyền giới. Những lần trước tôi thọ 5 giới truyền thống, còn lần này là thọ 5 giới tân tu. Khi Sư ông truyền đọc năm giới, tôi đã thành tâm nhẩm theo trong đầu. Tôi muốn nhắc mình hiểu và nhớ để thực tập một cách cụ thể giáo lý và con đường của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni 

Tôi vẫn ghi nhớ rất rõ và xin ghi ra đây những gì mình đã đích thân nghe Thiền sư Thích Nhất Hạnh truyền đọc.

 Giới thứ nhất là bảo vệ sự sống. Ý thức được những khổ đau do sự giết chóc gây ra, con xin nguyện thực tập nuôi dưỡng tuệ giác Tương Tức và lòng Từ Bi để có thể bảo vệ sinh mạng của con người, của các loài động vật, thực vật và môi trường của sự sống. Con nguyện không sát hại, không để kẻ khác sát hại và không yểm trợ cho bất cứ một hành động sát hại nào trên thế giới, trong tư duy cũng như trong đời sống hằng ngày của con. Thấy được rằng tất cả những bạo động do sự sợ hãi, hận thù, tham vọng và cuồng tín gây ra đều bắt nguồn từ cách tư duy lưỡng nguyên và kỳ thị, con nguyện học hỏi thái độ cởi mở, không kỳ thị và không cố chấp vào bất cứ một quan điểm, một chủ thuyết hay một ý thức hệ nào để có thể chuyển hóa hạt giống cuồng tín, giáo điều và thiếu bao dung trong con và trong thế giới.

Giới thứ hai là hạnh phúc chân thực. Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cắp, áp bức và bất công xã hội gây ra, con nguyện thực tập san sẻ thì giờ, năng lực và tài vật của con với những kẻ thiếu thốn, trong cả ba lĩnh vực tư duy, nói năng, và hành động của đời sống hằng ngày. Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do tự mình tạo ra. Con nguyện thực tập nhìn sâu để thấy rằng hạnh phúc và khổ đau của người kia có liên hệ mật thiết đến hạnh phúc và khổ đau của chính con, rằng hạnh phúc chân thực không thể nào có được nếu không có hiểu biết và thương yêu, và đi tìm hạnh phúc bằng cách chạy theo quyền lực, danh vọng, giàu sang và sắc dục có thể đem lại nhiều hệ lụy và tuyệt vọng. Con đã ý thức được rằng hạnh phúc chân thực phát sinh từ chính tự tâm và cách nhìn của con chứ không đến từ bên ngoài, rằng thực tập phép tri túc con có thể sống hạnh phúc được ngay trong giây phút hiện tại nếu con có khả năng trở về giây phút ấy để nhận diện những điều kiện hạnh phúc mà con đã có sẵn. Con nguyện thực tập theo Chánh Mạng để có thể làm giảm thiểu khổ đau của mọi loài trên trái đất và để chuyển ngược lại quá trình hâm nóng địa cầu.

Giới thứ ba là tình thương đích thực. Ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, con xin học hỏi theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo hộ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người, mọi gia đình và trong xã hội. Con biết tình dục và tình yêu là hai cái khác nhau, rằng những liên hệ tình dục do thèm khát gây nên luôn luôn mang tới hệ lụy, đổ vỡ cho con và cho kẻ khác. Con nguyện không có liên hệ tình dục với bất cứ ai nếu không có tình yêu đích thực và những cam kết chính thức và lâu dài. Con sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa. Con nguyện học hỏi những phương pháp thích ứng để chăm sóc năng lượng tình dục trong con, để thấy được sự thật thân tâm nhất như và để nuôi lớn các đức Từ, Bi, Hỉ và Xả, tức là những yếu tố căn bản của một tình yêu thương đích thực để làm tăng trưởng hạnh phúc của con và của người khác. Con biết thực tập Tứ Vô Lượng Tâm ấy, con sẽ được tiếp tục đẹp đẽ và hạnh phúc trong những kiếp sau.

Giới thứ tư là lắng nghe và ái ngữ. Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chánh niệm và do thiếu khả năng lắng nghe gây ra, con xin nguyện học các hạnh Ái Ngữ và Lắng Nghe để có thể hiến tặng niềm vui cho người, làm vơi bớt nỗi khổ đau của người, giúp đem lại an bình và hòa giải giữa mọi người, giữa các quốc gia, chủng tộc và tôn giáo. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hay khổ đau cho người, con nguyện học nói những lời có khả năng gây thêm niềm tự tin, an vui và hi vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng hiểu biết và hòa giải. Con nguyện không nói năng gì khi biết cơn bực tức đang có mặt trong con, nguyện tập thở và đi trong chánh niệm để nhìn sâu vào gốc rễ của những bực tức ấy, nhận diện những tri giác sai lầm trong con và tìm cách hiểu được những khổ đau trong con và trong người mà con đang bực tức. Con nguyện học nói sự thật và lắng nghe như thế nào để có thể giúp người kia thay đổi và thấy được nẻo thoát ra ngoài những khó khăn đang gặp phải. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không nói những điều có thể tạo nên những sự bất hòa trong gia đình và trong đoàn thể. Con nguyện thực tập Chánh Tinh Tấn để có thể nuôi dưỡng khả năng hiểu, thương, hạnh phúc và không kỳ thị nơi con và cũng để làm yếu dần những hạt giống bạo động, hận thù và sợ hãi mà con đang có trong chiều sâu tâm thức.

Giới thứ năm là nuôi dưỡng và trị liệu. Ý thức được những khổ đau do thói tiêu thụ không chánh niệm gây nên, con nguyện học hỏi cách chuyển hóa thân tâm, xây dựng sức khỏe cơ thể và tâm hồn bằng cách thực tập chánh niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Con nguyện nhìn sâu vào bốn loại thực phẩm là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực và thức thực để tránh tiêu thụ những thực phẩm độc hại. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ bất cứ một sản phầm nào có độc tố, trong đó có mạng lưới internet, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình, sách báo, bài bạc và cả chuyện trò. Con nguyện thực tập thường xuyên trở về với giây phút hiện tại để tiếp xúc với những gì tươi mát, có khả năng nuôi dưỡng và trị liệu trong con và xung quanh con, không để cho tiếc nuối và ưu sầu kéo con trở về quá khứ và không để cho lo lắng và sợ hãi kéo con đi về tương lai. Con nguyện không tiêu thụ chỉ để khỏa lấp sự khổ đau, cô đơn và lo lắng trong con. Con nguyện nhìn sâu vào tự tính tương quan tương duyên của vạn vật để học tiêu thụ như thế nào mà duy trì được an vui trong thân tâm con, trong thân tâm của xã hội, và trong môi trường sự sống.

 Bạn có biêt rằng, trong những lần nhận và tụng giới trước tôi chỉ nhắc mình không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không dùng rượu và các chất kích thích. Nhưng những gì chính bản thân tôi thọ nhận đêm nay khác hẳn. Không tin, bạn cứ đọc kỹ lại mà xem. Chúng ta không chỉ không sát sinh mà có trách nhiệm bảo vệ sự sống. Tôi và bạn không chỉ không trộm cắp mà cần hiểu và mang hạnh phúc đích thực đến cho mọi người quanh mình. Ta không chỉ không tà dâm mà cần tôi luyện để có tình yêu thương đích thực. Tôi tự nhắc mình không chỉ không nói dối mà cần học hạnh lắng nghe và ái ngữ, đã nói thì nên nói những lời tốt đẹp. Cuối cùng tôi tự nhủ với chính mình, cần biết chọn thức ăn, đồ uống để lợi mình lợi người.

Bạn có biết rằng, ngay đêm đó về phòng, tôi đã 3 lần đọc lại nội dung của 5 giới này. Bởi thấy rất hay và thực tế. Bởi thấy lạ nhưng rất phù hợp với cuộc sống hiện tại. Đọc lần sau lại thấy hay hơn lần trước.

 

Host Soft
 Tất cả những câu, chữ tuyệt vời này nằm trọn trong tấm Điệp Hộ Giới mà chúng tôi được lĩnh. Điệp Hộ Giới cũng ghi rõ rằng tôi đã tiếp nhận và nguyện hành trì 3 phép quay về nương tựa và 5 giới quý báu. Tôi vẫn nhớ như in trong Điệp còn ghi rõ, rằng nếu trong 3 tháng mà không tụng giới ít nhất 1 lần thì lễ truyền quy giới này mất hiệu lực.

 Tôi cũng rất xúc động khi tôi được Thiền Sư Thích Nhất Hạnh truyền thêm chữ Tâm. Vậy là từ đây, pháp danh của tôi chính thức là Tâm Thiện Đức. Rằng tôi cần toàn tâm để hành thiện, tích đức. 

 Tôi sẽ còn nhớ rất lâu khung cảnh đêm đó. Tôi vẫn đang nhớ giọng truyền đọc ấm và đầy năng lượng của Sư Ông. Tôi vẫn thấy tâm thành của chính mình trong giờ phút thiêng liêng này. Tôi biết rằng trách nhiệm của mình giờ đây cao hơn nhiều lắm. Rằng, Điệp Hộ Giới là minh chứng của những ai từ hôm nay chính thức trở thành người con của Đức Phật. Tôi đã xuýt bật khóc khi chứng kiến nhiều giot nước mắt từ những người quanh mình. Những giọt nước mắt của hạnh phúc. Hạnh phúc giản đơn và chân thật.

 Mời đón đọc:

Bài 4: Lần đầu tiên được tham dự lễ xuất gia đặc biệt và lớn đến vậy

Bài 5: Lễ truyền đăng – sự kiện khó quên

thiền sư thích nhất hạnh lễ thọ giới tấn tu thích nhất hạnh là ai

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Chính quyền bang Sikkim cấm phát hành bộ phim có nữ diễn viên tát oan nhà sư

Chính quyền bang Sikkim cấm phát hành bộ phim có nữ diễn viên tát oan nhà sư

Nhà Trắng tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Vesak lần thứ

Nhà Trắng tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Vesak lần thứ

Thông điệp của Đức Dalai Lama trước xung đột ở Ukraine

Thông điệp của Đức Dalai Lama trước xung đột ở Ukraine

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm các vị Đại tăng thống Campuchia

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm các vị Đại tăng thống Campuchia

Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma về hội nghị COP26

Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma về hội nghị COP26

 Ca sĩ Phật tử Phi Nhung qua đời vì Covid-19

Ca sĩ Phật tử Phi Nhung qua đời vì Covid-19

Tổng thống Biden và Nhà Trắng chào mừng Phật đản

Tổng thống Biden và Nhà Trắng chào mừng Phật đản

Hội nhà sư Myanmar phản đối chính quyền quân sự

Hội nhà sư Myanmar phản đối chính quyền quân sự

Sức khỏe của Thiền sư Thích Nhất Hạnh suy yếu, cho phép 5 đại đệ tử về thăm

Sức khỏe của Thiền sư Thích Nhất Hạnh suy yếu, cho phép 5 đại đệ tử về thăm

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc chúc mừng Đại lễ Vesak 2020

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc chúc mừng Đại lễ Vesak 2020

Thông điệp đặc biệt từ Đức Đạt Lai Lạt Ma về đại dịch Coronavirus.

Thông điệp đặc biệt từ Đức Đạt Lai Lạt Ma về đại dịch Coronavirus.

Tuyên bố của Đức Đạt Lai Lạt Ma về sự viên tịch của Đức Trưởng lão Thích Quảng Độ

Tuyên bố của Đức Đạt Lai Lạt Ma về sự viên tịch của Đức Trưởng lão Thích Quảng Độ

Bài viết xem nhiều

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Người xuất gia đối trước vương quyền

Người xuất gia đối trước vương quyền

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN