Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Chánh Đạo

Tác giả Thích Nhật Tân
04:28 | 08/11/2011 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Với đạo phong, giới đức thanh tịnh, Hòa thượng luôn là hình ảnh giải thoát vô ngại, là bậc lãnh đạo mô phạm cho Tăng tín đồ quy ngưỡng, suốt đời tận tuỵ phục vụ đạo pháp và dân tộc, là trung tâm của sự đoàn kết nội bộ, đoàn kết đạo đời. Do đó Hòa thượng đã được:

TIỂU SỬ

ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH CHÁNH ĐẠO

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH TW GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

CHỨNG MINH BAN TRỊ SỰ PHẬT GIÁO TỈNH AN GIANG

NGUYÊN TRƯỞNG BAN TRỊ SỰ PHẬT GIÁO TỈNH AN GIANG NHIỆM KỲ I – NHIỆM KỲ III

VIỆN CHỦ CHÙA AN PHƯỚC  - XÃ ĐA PHƯỚC – HUYỆN AN PHÚ

I. THÂN THẾ:

Hòa thượng Thích Chánh Đạo, thế danh Nguyễn Minh Đăng tự Nguyễn Đến, sinh năm 1910 (Tân Hợi), tại làng Thọ Xuyên, xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Hòa thượng sinh trong một gia đình trung nông, nhiều đời kính tin Tam bảo, thân phụ là Cụ ông Nguyễn Văn Sang, thân mẫu là Cụ bà Đào Thị Thở. Hòa thượng có hai anh em, một nam một nữ, Hòa thượng là con trưởng

II. XUẤT GIA HỌC ĐẠO:

Thiếu thời, Hòa thượng thường theo song thân đến chùa lễ Phật, nghe Pháp. Sớm ảnh hưởng những tinh hoa Phật học, nhân chuyến theo phụ thân đi tham quan đất phương Nam, một hôm đứng bên bờ sông Hậu, nhìn sang bên kia trông thấy một ngôi già lam uy nghi hùng vĩ, tĩnh mịch và tiếng chuông chùa ngân vang đã khiến Hòa thượng phát chí xuất trần.

Trở về quê hương xứ Quảng, chí xuất trần ngày thêm mãnh liệt, Hòa thượng xin phép song thân bỏ tục xuất gia. Trước ý chí và tâm thành xuất gia học đạo, năm 15 tuổi, Hòa thượng được song thân cho phép thế phát với Hòa thượng Thích Minh Trí tại chùa Bảo Thọ, huyên Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, làm Bổn sư được ban pháp hiệu là Chánh Đạo. Sau khi xuất gia, tuy tuổi còn nhỏ nhưng với chí hiếu học cần tu, Hòa thượng được Thầy bổn sư cho phép trở lại đất phương Nam để tham học với vị cao Tăng miền sông nước Cửu Long.

Khi trở lại đất phương Nam, vốn sẵn túc duyên Sư Đồ nhiều đời, nơi chốn Tổ An Phước, Hòa thượng đã đắc pháp với Hòa thượng Thích Hồng Năng – hiệu Chơn Ý, được truyền phú pháp với  pháp danh là NHỰT ĐĂNG, pháp tự là CHÁNH ĐẠO, thuộc dòng Thiền Lâm Tế Gia phổ đời thứ 41.

Nhận thấy chí tu học, sáu thời thiền tịnh tinh nghiêm, khả dĩ tiến xa đạo nghiệp, có thể kế thừa tâm ấn của Thiền phái Lâm Tế, là bậc đống lương của Phật pháp sau này, Hòa thượng được Hòa thượng nghiệp sư gởi sang đất nước chùa tháp để nghiên cứu và học tập giáo điển Phật giáo Nam truyền. Và tại đây,  năm 1927 được sự cho phép của Hòa thượng Bổn sư, Hòa thượng đăng đàn cầu thọ Sa di giới.

Sau một thời gian nghiên tầm giáo điển Nam truyền, Hòa thượng trở về Việt Nam để hầu thầy. Khi Phật học đường Lưỡng Xuyên được thành lập, Hòa thượng theo học Phật pháp tại đây và các Phật học đường khác tại Nam bộ bấy giờ.

Sau khi tham học, nghiên tầm giáo điển tại các Phật học đường, nghĩa lý đã tinh sâu, Hòa thượng trở về chốn tổ An Phước tiếp tục hầu thầy. Dưới sự giáo huấn của Hòa thượng nghiệp sư, Hòa thượng càng tinh cần tinh tấn trong tu học, nghĩa lý ngày thêm tinh tường và đủ khả năng dụng báo Tứ ân, bạt tế tam hữu.

Năm 1929, Hòa thượng Bổn sư nhận biết Hòa thượng là pháp khí đại thừa, có thể kế thừa Tổ ấn, đã cho phép Hòa thượng đăng đàn thọ cụ túc giới tại đại giới đàn chùa Phước Hòa – Trà Vinh do đai lão Hòa thượng Thích Khánh Hòa – bậc cao Tăng đương đại làm Hòa thượng đàn đầu.

III. HÀNH ĐẠO:

Từ những năm 1940, Hòa thượng đi nhiều nơi để tham học như chùa Phật Quang – Trà Ôn, chùa Tiên Linh – Bến Tre, chùa Giác Lâm – Sài Gòn, Chùa Linh Sơn – Sài Gòn, Chùa Aán Quang – Sài Gòn và trở lại chùa Triều Long, chùa Gò Tháp, chùa Phước Long – Campuchia để nghiên cứu thiền Minh sát tuệ.

Năm 1970, trước khi lâm tịch, Hòa thượng Bổn sư đã phó chúc cho Hòa thượng kế vị ngôi trụ trì chùa An Phước. Từ đây, Hòa thượng dành mọi thời gian để nhập thất tham thiền, trùng tu chốn Tổ An Phước ngày thêm tráng lệ huy hoàn, tiếp Tăng độ chúng.

Những năm 1963, Hòa thượng tích cực tham gia phong trào đấu tranh chống lại chế độ độc tài Ngô Đình Diệm tại khu vực Châu Đốc.

Sau ngày hòa bình lập lại (1975), Hòa thượng cùng Chư Tôn thiền đức tỉnh An Giang tích cực hoàn thành sự nghiệp thống nhất Phật giáo tỉnh An Giang. Năm 1992, Hòa thượng được Chư Tôn thiền đức, Tăng Ni, Phật tử tín nhiệm cung thỉnh vào cương vị Trưởng Ban Trị sự lâm thời Phật giáo tỉnh An Giang.

Năm 1993, tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh An Giang lần thứ nhất, Hòa thượng  được Chư Tôn thiền đức, Tăng Ni, Phật tử suy cử vào cương vị Trưởng Ban Trị sự và Hòa thượng tiếp tục đảm nhiệm cương vị Trưởng Ban Trị sự liên tục ba nhiệm kỳ, từ năm 1993 đến 2007.

Năm 2007, Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh An Giang lần thứ tư,  Hòa thượng  được Đại hội suy tôn lên ngôi vị Chứng minh Ban Trị sự cho đến ngày viên tịch.

Năm 1992, tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ III, Hòa thượng được Đại hội tấn phong lên hàng Giáo phẩm Hòa thượng.

Năm 1997, tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IV, Hòa thượng được Đại hội suy tôn vào cương vị thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Năm 1993, 1995, 1997, 1999. 2001, 2003, 2006 Hòa thượng là Hòa thượng đàn đầu truyền trao giới pháp cho hơn 2.000 giới tử.

Với đạo phong, giới đức thanh tịnh, Hòa thượng luôn là hình ảnh giải thoát vô ngại, là bậc lãnh đạo mô phạm cho Tăng tín đồ quy ngưỡng, suốt đời tận tuỵ phục vụ đạo pháp và dân tộc, là trung tâm của sự đoàn kết nội bộ, đoàn kết đạo đời. Do đó Hòa thượng đã được:

-          Trung ương Giáo hội tặng nhiều bằng Tuyên dương  công đức,

-          Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng thưởng huy chương Vì sự nghiệp đại đoàn kết,

-          Ban Dân vận Trung ương trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Dân vận,

-          Trong sự ghiệp bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc (1976 - 1979), Hòa thượng tích cực cùng quân dân An Giang giữ vững biên cương Tổ quốc, được tặng thưởng Kỷ niệm chương Ban Liên lạc quân tình nguyện miền Tây.

-          Và nhiều phần thưởng cao quý khác.

IV. VIÊN TỊCH:

Sau một thời  thân tứ đại theo duyên tăng giảm, huyễn thân ngũ uẩn đến lúc phân ly, tuy đã được Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh An Giang và Môn đồ pháp quyến tận tâm chăm sóc, nhưng do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã an nhiên viên tịch tại chùa An Phươc vào lúc 11 giờ 30 phút, ngày 06 tháng 11 năm 2011, nhằm ngày 11/ 10 / Tân Mão, Trụ thế 101 năm, 81 hạ lạp.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh An Giang từ nay vĩnh viễn vắng bóng một bậc cao Tăng đấng lương Phật pháp, Tăng Ni, Phật tử vĩnh viễn mất đi bậc thạc đức chân tu, môn đồ pháp quyến vĩnh viễn mất đi bậc tôn sư khả kính, đạo cao đức trọng, nhưng thế gian hữu hạn này sẽ mãi mãi lưu lại hương thơm đạo đức và oai nghi thánh hạnh của Hòa thượng.

Nam mô Việt Nam Phật giáo Giáo hội, Chứng minh Hội đồng Thành viên, An Giang tỉnh, Trị sự Ban chứng minh, An Phước đường thượng, tự Lâm Tế Gia phổ, tứ thập nhất thế, húy Nhựt Đăng, thượng Chánh hạ Đạo, Nguyễn công Hòa thượng giác linh đài tiền chứng giám.

hòa thượng thích chánh đạo ghpgvn tỉnh an giang

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Đôi nét về Đại lão Hòa thượng Tinh Vân và Phật Quang Sơn

Đôi nét về Đại lão Hòa thượng Tinh Vân và Phật Quang Sơn

Hòa thượng Thích Đạt Thanh (1853 – 1973)

Hòa thượng Thích Đạt Thanh (1853 – 1973)

Chuyện về 'Cánh tay bất hoại' của sư Kiệm ở Hà Tĩnh

Chuyện về 'Cánh tay bất hoại' của sư Kiệm ở Hà Tĩnh

Hòa thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc

Hòa thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Kiểm

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Kiểm

Hòa thượng thiền sư Kim Triệu

Hòa thượng thiền sư Kim Triệu

Tiểu sử Hòa thượng Thích Mật Thể

Tiểu sử Hòa thượng Thích Mật Thể

Sơ lược đôi nét về Cố Hòa thượng thượng Nhật hạ Sách

Sơ lược đôi nét về Cố Hòa thượng thượng Nhật hạ Sách

Tiểu sử Cố Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận

Tiểu sử Cố Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ: Một nhân cách lớn, một tấm gương sáng ngời vì Đạo pháp và Dân tộc

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ: Một nhân cách lớn, một tấm gương sáng ngời vì Đạo pháp và Dân tộc

Thánh ni Khema,đệ nhất trí tuệ trong hàng ni giới

Thánh ni Khema,đệ nhất trí tuệ trong hàng ni giới

Ân đức sáng ngời sự hiện diện

Ân đức sáng ngời sự hiện diện

Bài viết xem nhiều

Đại lão Hòa thượng Tinh Vân viên tịch

Đại lão Hòa thượng Tinh Vân viên tịch

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Quay lưng với chùa hay phản bội cội nguồn dân tộc?

Quay lưng với chùa hay phản bội cội nguồn dân tộc?

Tin nhắn ngày Quán Âm ra đời

Tin nhắn ngày Quán Âm ra đời

Bàn về cúng sao giải hạn

Bàn về cúng sao giải hạn

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,0855865 s