Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

225 Câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt Lai Lạt Ma (phần 8)

Tác giả Hoang Phong
05:22 | 09/10/2021 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma luôn sâu sắc, thế nhưng đôi khi cũng rất dí dỏm.

duc_dat_lai_lat_ma.jpg

Đức Đạt-lai Lạt-ma

225 câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt Lai Lạt Ma (phần 7)

1- Tình thương yêu

2- Tiền bạc

3- Hạnh phúc

4- Lòng tốt

5- Sự đổi thay

6- Sự giận dữ và xung đột

7- Lòng từ bi

8- Các thể dạng tâm thần

9- Nhân loại

10- Sự u mê

11- Thế giới nội tâm

12- Hòa bình

13- Sự liên hệ giữa con người

14- Tôn giáo

15- Trí tuệ

16- Tự biến cải chính mình

17- Khổ đau

18- Tâm linh

19- Sự sống

20- Bạo lực

21- Các câu trích dẫn khác của Đức Đạt-lai Lạt-ma

 

Bài 8

Câu 181 đến 229

17) Các lời trích dẫn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về sự khổ đau

 

Câu 181

Càng dung dưỡng các xúc cảm xung đột

càng làm gia tăng thêm các khổ đau của mình.

 

Câu 182

Một tâm thức kỷ cương mang lại hạnh phúc,

một tâm thức bất trị mang đến khổ đau

(trích trong quyển L'art du bonheur, id)

 

Câu 183

Lòng từ bi là cách biểu lộ sự thương cảm đối với một người nào đó đang đau khổ

và phát động lòng thiết tha giúp người ấy thoát khỏi những nỗi đau đó của họ.

(trích trong quyển L'art de la compassion, nxb Editions 84, 2004)

 

Câu 184 

Dù là một người đã đạt được giác ngộ,

hàm chứa một sự hiểu biết không cùng, một quyền năng vô biên,

và ước vọng cứu giúp tất cả chúng sinh thoát khỏi khổ đau,

nhưng cũng sẽ không thể nào xóa bỏ được karma (nghiệp) cá nhân

của mỗi chúng sinh.

 

Câu 185 

Khi nào bạn vẫn còn nghĩ rằng tất cả lỗi lầm là do kẻ khác gây ra

thì khi đó bạn vẫn còn khổ đau.

Khi nào bạn ý thức được tất cả đều là do nơi mình

thì bạn sẽ tìm thấy sự an bình và hân hoan.

 

Câu 186

Bất hạnh xâm chiếm mỗi con người trong chúng ta,

chẳng qua là vì chúng ta tự xem mình là trung tâm của thế giới,

thế nhưng đấy chỉ là một sự tin tưởng ngây thơ,

cho rằng mình là người duy nhất

phải chịu đựng những khổ đau không thể nào kham nổi.

(câu này rất khúc triết: sở dĩ mình cảm thấy khổ đau rất cay nghiệt là vì mình chỉ nghĩ đến trường hợp của mình, trong khi đó khổ đau xảy ra cùng khắp trong thế giới, không có một chúng sinh nào tránh khỏi. Trông thấy được những khổ đau mênh mông đó của mỗi chúng sinh thì mình sẽ cảm thấy khổ đau của cá nhân mình quả là vô nghĩa)

 

Câu 187

Nếu tôi phát lộ cảm tính tiêu cực đối với những ngưòi gây ra khổ đau cho tôi

thì đấy chỉ là cách tự tàn phá sự an bình trong tâm thức tôi mà thôi.

Nếu tôi biết tha thứ thì tâm thức tôi sẽ an bình hơn.

(trích trong quyển Savoir pardonner / Biết tha thứ,

đồng tác giả với Victor Chan, nxb Poche, 2007)

 

Câu 188

Tự xem mình cao hơn kẻ khác là cách biến mình thành kẻ thù tồi tệ nhất của mình.

Các sự bất hạnh, sợ hãi và khổ đau ngự trị trong thế giới này

đều phát sinh từ một nguyên nhân giống nhau:

đó là sự bám víu vào cái tôi của mình.

(trích trong quyển Les mots de sa Sainteté le Dalai-Lama / Các câu phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma, nxb Presse du Châtelet, 2018)

 

Câu 189

Nếu biết biến cải thái độ của mình trước khổ đau

thì đấy sẽ là cách giúp mình chịu đựng khổ đau dễ dàng hơn.

Và cũng là cách tốt nhất giúp mình xóa bỏ

các thứ lo buồn, bất toại nguyện và bất mãn.

Nào có ai dám bảo cuộc sống là dễ dàng đâu?

Vậy thì cứ hãy xem khổ đau là chuyện bình thường.

Nhờ đó, nếu khổ đau bất ngờ hiện ra với mình,

thì mình sẽ có thể chấp nhận nó dễ dàng hơn.

(trích trong quyển L'art du bonheur, id)

 

Câu 190

Đương đầu với khổ đau

là cách gián tiếp cho thấy ẩn nấp phía sau sự đương đầu đó

là ước vọng tìm được hạnh phúc cho mình.

Thế nhưng tại sao lại không nhìn thẳng vào các nguyên nhân

mang lại sự bất hạnh cho mình ở tất cả mọi cấp bậc;

từ thế giới đến xã hội, từ gia đình đến cá nhân mình.

(tìm hiểu các nguyên nhân mang lại khổ đau cho mình, từ trong môi trường bên ngoài cho đến bên trong tâm thức mình để hóa giải chúng là cách mang lại hạnh phúc cho mình)


Câu 191

Cho đến khi nào vẫn còn xem khổ đau

là một cái gì đó đi ngược lại với sự tự nhiên,

thì một cảnh huống bất bình thường nào đó

mà mình e ngại sẽ xảy đến với mình

khiến mình tìm đủ mọi cách để lẫn tránh nó, gạt bỏ nó,

thì đấy chính là cách khiến mình không bao giờ có thể làm bật gốc được

nguyên nhân làm phát sinh ra nó.

(xem khổ đau là một sự tự nhiên, do karma (nghiệp) của mình tạo ra cho mình, thí đấy là cách giúp mình tìm cách hóa giải nguyên nhân đó do chính mình tạo ra. Trái lại nếu xem khổ đau là chuyện bất bình thường, là một thứ gì đó áp đặt cho mình từ bên ngoài một cách vô cớ, thì đấy sẽ là cách ghép thêm khổ đau cho khổ đau mà mình đang phải gánh chịu. Khổ đau của mình do đó sẽ chẳng bao giờ chấm dứt)

 

Câu 192

Một phần lớn khổ đau của chúng ta sở dĩ phát sinh là vì chúng ta suy nghĩ quá nhiều.

Đồng thời chúng ta lại không suy nghĩ một cách lành mạnh.

Chúng ta chỉ lo tìm kiếm các sự thỏa mãn nhất thời, nhưng không nghĩ đến điều lợi cũng như điều hại trong lâu dài,

đối với mình và cả kẻ khác.

Thế nhưng sau cùng thì thái độ đó không khỏi gây ra tác hại cho mình.

Thật chắc chắn và hiển nhiên là chỉ cần thay đổi cách nhìn của mình vào mọi sự vật

thì cũng đủ để mình giảm bớt các khó khăn hiện tại của mình

và không tạo ra thêm các khó khăn mới trong tương lai.

(nhìn mọi sự vật qua những sự suy nghĩ sai lầm của mình và cũng có nghĩa là nhìn qua các sự bám víu và ích kỷ của mình, Phật giáo gọi đó là sự "u mê" (vô minh). Sự u mê đó không khỏi gây ra mọi thứ tai hại cho mình. Trái lại nhìn mọi sự vật qua góc nhìn của tình thương và lòng từ bi sẽ làm giảm bớt các khó khăn trong hiện tại và mang lại nhiều điều tốt lành và thuận lợi hơn trong tương lai)

 

Câu 193

Mười sáu tuổi, tôi mất cả quê hương,

và trở thành kẻ tị nạn năm hai mươi bốn tuổi.

Tôi từng gặp phải rất nhiều khó khăn trong suốt cuộc đời tôi.

Mỗi khi nghĩ lại, tôi nhận thấy trong số các khó khăn đó

có rất nhiều thứ không những không vượt lên được,

mà cũng chẳng tìm được một giải pháp nào..

(đối với một số người trong chúng ta cũng vậy, dù muốn mang lại một chút gì đó tốt đẹp hơn cho quê hương mình, thế nhưng phải chăng dường như không có một giải pháp nào cả ?)

 

Câu 194

Đối với sự an bình trong tâm thức tôi và sức khoẻ trên thân thể tôi,

thì tôi nghĩ rằng tôi cũng có thể tạm xoay sở được

ở một mức độ hợp lý nào đó.

Nhờ đó tôi có thể đối phó với nghịch cảnh bằng tất cả khả năng của tôi

từ tâm thần, thể xác cho đến tâm linh.

Thế nhưng trong tường hợp nếu tôi bị tràn ngập bởi lo âu, tuyệt vọng,

và sức khỏe thì suy yếu,

thì tôi sẽ không sao tránh khỏi các trở ngại trong hành động của tôi.

(trích trong quyển Sagesse ancienne, monde moderne / Trí tuệ nghìn xưa, thế giới hiện đại, dịch giả Eric Diacon, nxb Poche, 2002)

18) Các câu trích dẫn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về tâm linh

Câu 195

Nền tảng của việc luyện tập tâm linh là tình thương yêu.

(điều kiện tiên quyết trong việc tu tập là phải phát động được tình thương. Một người hung dữ, tính toán, mưu mô, đầy dục vọng không thể tu tập được)

(trích trong quyền Les mots de sa Santeté Le Dalai Lama / Những lời phát biểu của Đức Đạt- lai Lat-ma, nxb Presses Du Chatelet,  2018)

 

Câu 196

Tu tập tâm linh một cách đúng đắn là một thái độ tâm thần,

và phải luyện tập thái độ đó trong bất cứ lúc nào (trong cuộc sống hằng ngày)!

(luyện tập tâm linh không phải chỉ là cách cầu xin và van vái vào các dịp lễ lạc)

(tu tập Phật giáo nói chung là một sự luyện tập thường xuyên hầu biến cải tâm thức mình, có nghĩa là phải ý thức từng cử động trên thân thể mình, từng xúc cảm và từng tư duy trong tâm thức mình để xem chúng có phù hợp với quan điểm và mục đích tu tập của mình hay không. Kể cả đối với những gì hiện ra trong các giấc mơ cũng vậy, cũng phải phân tích chúng để tìm hiểu những gì chất chứa sâu kín trong tiềm thức mình để tìm hiểu sâu xa hơn con người của mình, hầu giúp mình biến cải nó từ bên trong tiềm thức của mình. Sự ý thức và cảnh giác đó là một "thái độ tâm thần" mà mình phải luyện tập trong từng giây phút một trong cuộc sống)

 

Câu 197.

Bảo vệ truyền thống tâm linh của mình (tín ngưỡng của mình) không hề bắt buộc mình

không được phép quan tâm đến giáo huấn của các tôn giáo khác.

 

Câu 198

Thật hết sức khẩn thiết phải tạo cho mình một sự thăng bằng

giữa các mối lo toan vật chất và sự phát triển tâm linh.

 

Câu 199

Cần phải có một sự tin tưởng (conviction / sự vững tin) hoàn toàn

về con đường tâm linh mà mình đã chọn,

kết hợp  với sự tôn trọng không thể chê trách được đối với các sự thật khác

(tức là các tín ngưỡng khác).

 

Câu 200

Chúng ta có thể sống không cần có trà, nhưng phải có nước ;

cũng vậy, tương tự như thế chúng ta có thể sống không cần tôn giáo,

nhưng không thể sống thiếu tâm linh.

(tâm linh ở đây có nghĩa là một chiều sâu nào đó trong tâm hồn mình và một ý nghĩa nào đó trong cuộc sống của mình. Tôn giáo là một sự sinh hoạt tâm lý rất phức tạp phản ảnh thật sâu kín từ bản năng sợ chết. Câu "Chúng ta có thể sống không cần tôn giáo" có nghĩa là không cần đến sự thúc đẩy của bản năng đó. Câu "Chúng ta không thể sống thiếu tâm linh" có nghĩa là thiếu một tầm nhìn đạo đức và vị tha hơn đối với đồng loại, và nếu có thể thì đối với tất cả chúng sinh)

 

Câu 201

Cuộc cách mạng tâm linh mà tôi cổ vũ

không tùy thuộc vào bối cảnh bên ngoài, liên quan đến các tiến bộ vật chất và kỹ thuật.

Cuộc cách mạng đó phát sinh từ bên trong nội tâm,

được thúc đẩy bởi ước vọng sâu xa biến cải chính mình,

giúp mình trở thành một con người tốt đẹp hơn.

(trích trong quyển Mon autobiographie spirituelle, id)

 

Câu 202

Mỗi khi xét đoán về một hành vi đặc biệt nào đó

hầu xác định xem nó có đạo đức và hàm chứa các giá trị tâm linh hay không,

thì tiêu chuẩn chủ yếu nhất là phải nhìn vào giá trị

của động cơ thúc đẩy đưa đến hành vi đó.

Nếu một người nào đó quyết tâm không trộm cắp,

thế nhưng quyết định đó chỉ đơn giản được thúc đẩy

bởi sự e sợ bị tố giác và bị công lý trừng phạt,

thì đấy chẳng có gì gọi là luân lý đúng nghĩa của nó cả,

bởi vì điều đó không phải là một thái độ tôn trọng đạo đức,

nói lên một sự chọn lựa (một sự quyết tâm, một sự tự nguyện).

(trích trong quyển L'art de la compassion, id)

19) Các câu trích dẫn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về sự sống

 

Câu 203

Sự sống tự nó là một sự đổi mới liên tục.

(chống lại sự đổi mới liên tục của sự sống là cách tạo thêm khổ đau cho khổ đau sẵn có mà chính mình đang phải gánh chịu trước sự đổi thay. Dầu sao cuộc chiến chống lại sự đổi thay cũng chỉ có thể chấm dứt bằng sự thất bại. Cái chết tạo điều kiện cần thiết để tạo ra một sự đổi thay mới là sự sinh)

 

Câu 204

Hãy xem trọng tính cách vô cùng quý giá của từng ngày.

(không có gì đáng tiếc bằng sự phung phí năm tháng trong cuộc đời mình,

dù chỉ là một ngày ngắn ngủi)

 

đức đạt lai lạt ma những câu giáo huấn của đức đạt lai lạt ma câu nói của đức đạt lai lạt ma yêu thương cuộc sống sống chết hạnh phúc lòng từ bi nhân loại 225 câu trích dẫn

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Hiểu chữ Bi - Trí - Dũng trong đạo Phật như thế nào

Hiểu chữ Bi - Trí - Dũng trong đạo Phật như thế nào

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Ý nghĩa của việc phóng sanh

Ý nghĩa của việc phóng sanh

Ai đủ năm đức thì thuyết pháp cho người

Ai đủ năm đức thì thuyết pháp cho người

Quý Ni trưởng mặc hậu vàng, liệu có đúng?

Quý Ni trưởng mặc hậu vàng, liệu có đúng?

Sách 'Âm luật vô tình' có đúng với Chánh pháp?

Sách 'Âm luật vô tình' có đúng với Chánh pháp?

Người có phước đức thật sự là người như thế nào ?

Người có phước đức thật sự là người như thế nào ?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Phật tử tin theo pháp hay tin theo người?

Phật tử tin theo pháp hay tin theo người?

Người mới học Phật đọc kinh sách gì?

Người mới học Phật đọc kinh sách gì?

Tại sao phải co hai ngón tay khi cúng quá đường ?

Tại sao phải co hai ngón tay khi cúng quá đường ?

Bài viết xem nhiều

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,0937487 s