Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Áo tràng: Thiểu số hóa tín đồ Phật giáo qua một trường hợp

Tác giả Minh Thạnh
07:04 | 13/04/2014 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Cả 10 người, không ai sẵn áo tràng và hình như cũng đều không có hẳn. Trong đó chỉ có tôi là Phật tử nhưng theo hệ phái nguyên thủy, không dùng áo tràng. Còn lại là những người đọc sách Phật, cũng có thể nói là theo đạo Phật nhưng ít đến chùa. Có người không tôn giáo, cũng có người theo tôn giáo khác. Không ai có áo tràng thì làm sao đi viếng tang? Thế là chuyến đi hòa thượng bị hủy bỏ, không có cách gì khác.
Trước đây, trong một bài viết về tác động tiêu cực của chiếc áo tràng, ngoài việc làm lẫn lộn tăng tục, tạo thuận lợi cho sư giả, tác động thiểu số hóa tín đồ Phật giáo đã có dịp đề cập qua.

Trong bài viết này, tác động tiêu cực thiểu số hóa tín đồ Phật giáo sẽ lại được đề cập đến qua một trường hợp xảy ra mới đây. Đó là trong sự kiện lễ tang hòa thượng Thích Trí Tịnh.
Tang lễ của hòa thượng Thích Trí Tịnh diễn ra vào dịp diễn ra Hội sách TPHCM lần 8, cuối tháng 3/2014. Tại hội sách, nhiều quyển sách do Hòa thượng dịch được nhiều công ty truyền thông, phát hành sách, nhiều gian hàng triển lãm, bày bán, đặc biệt là bộ “Trí Tịnh toàn tập”. Hòa thượng Thích Trí Tịnh có thể nói là một trong những tác giả có nhiều tựa sách trưng bày nhiều hơn cả tại hội sách. Ở đây, tên tuổi hòa thượng đã xuất hiện như một tác gia, một dịch giả, một nhà văn hóa lớn đương đại, bên cạnh vai trò một nhà lãnh đạo tôn giáo, một nhà hoạt động xã hội…
Được tin Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch, giới làm sách, tổ chức xuất bản, giới phát hành sách, người bán sách, nhất là người đọc sách, giới trí thức Phật tử đều vô cùng thương tiếc hòa thượng.
Trong thời gian tổ chức lễ tang hòa thượng Thích Trí Tịnh cũng là trong thời gian diễn ra hội sách, tại một gian trưng bày và phát hành bộ “Trí Tịnh toàn tập”, vào buổi trưa, khi hội sách tương đối vắng người, một nhóm người làm công tác xuất bản, phát hành sách, người bán sách lẻ và một số bạn đọc đã gặp nhau, nói về những tác phẩm dịch thuật của hòa thượng với nhiều nhận xét trân quý, tôn trọng. Nhóm người trong đó có tôi này bàn nhau cùng đi đến chùa Vạn Đức viếng hòa thượng, chỉ chờ tài xế xe 12 chỗ.
Tuy nhiên, bất ngờ một nhân viên bán sách nghe chuyện đã bảo rằng: “Đi viếng hòa thượng không có áo tràng thì sẽ bị đuổi ra, cả với trẻ em cũng thế”.
Ai nấy đều ngạc nhiên. Cả 10 người, không ai sẵn áo tràng và hình như cũng đều không có hẳn. Trong đó chỉ có tôi là Phật tử nhưng theo hệ phái nguyên thủy, không dùng áo tràng. Còn lại là những người đọc sách Phật, cũng có thể nói là theo đạo Phật nhưng ít đến chùa. Có người không tôn giáo, cũng có người theo tôn giáo khác. Không ai có áo tràng thì làm sao đi viếng tang? Thế là chuyến đi hòa thượng bị hủy bỏ, không có cách gì khác.
Như thế, yêu cầu áo tràng rõ ràng đã hạn chế số người được đến viếng tang hòa thượng, gồm cả số người đã đến nơi nhưng không có áo tràng và cả số người dự định đến viếng mà không có áo tràng.

 
Host Soft
Đoàn công an TP.HCM kính viếng Cố Đại lão HT. Thích Trí Tịnh - Ảnh Giác Ngộ Online.

Yêu cầu có áo tràng mới cho làm lễ, mới được bước chân vào chính điện mới có gần đây, ở một ngôi chùa lớn quận 2, TPHCM. Dù đã đến nơi mà không có áo tràng cũng không được vào.
Dĩ nhiên là việc này loại trừ người đi chùa, trong trường hợp tang lễ hòa thượng Thích Trí Tịnh là người dự lễ. Điều đó không gì khác hơn là làm ít đi, là thiểu số hóa tín đồ Phật giáo.
Tôi nghĩ đây là việc không khôn ngoan, tự cắt vào tay mình. Hòa thượng Thích Trí Tịnh đâu chỉ là một nhà lãnh đạo Phật giáo, và kính ngưỡng ngài đâu phải chỉ là tín đồ?
Hòa thượng Thích Trí Tịnh còn là một học giả, một nhà trước tác, phiên dịch có nhiều tác phẩm giá trị, một nhà hoạt động văn hóa, xã hội. Do đó, kính ngưỡng và thương tiếc ngài, có nguyện vọng đến kính viếng ngài sẽ là đông đảo bạn đọc, đông đảo người yêu đạo Phật, trong đó không ít người là trí thức và gồm cả những người dân không theo đạo Phật.
Ấy vậy mà họ bị loại trừ ra khỏi lễ tang hòa thượng chỉ vì một chuyện mà tôi nghĩ là vớ vẩn, chỉ là cái áo khoác. Những người tại Hội sách dự định đi viếng hòa thượng Thích Trí Tịnh đều ăn mặc nghiêm túc, áo sơ mi bỏ vào quần, có người đeo cà vạt. Thiết nghĩ như thế là nghiêm trang, đạt yêu cầu để đến viếng một nhà dịch thuật tên tuổi, nhà hoạt động văn hóa, xã hội. Vậy mà đành phải hủy cuộc đi viếng!
Còn đối với tôi, một phật tử Phật giáo Nguyên thủy, yêu cầu buộc có áo tràng trang phục Bắc tông mới được vào đảnh lễ hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, một giáo hội thống nhất nhiều hệ phái, thì tôi có cảm tưởng như bị kỳ thị hệ phái. Việc kỳ thị này, cũng như không có áo tràng thì không được vào chánh điện một ngôi chùa lớn ở quận 2, tất nhiên không có lợi cho sự đoàn kết Phật giáo, không có lợi trong việc tạo thuận duyên đến chùa, dự lễ của tín đồ mọi tông Phật giáo, của những người có cảm tình với đạo Phật.
Và như thế, tác động thiểu số hóa tín đồ Phật giáo của nó là quá rõ ràng.
MT
Phản hồi, thông tin riêng: vinasat132@yahoo.com, facebook.com/cusiminhthanh.
áo tràng phật tử giảm tín đồ Phật giáo qua một trường hợp áo tràng áo lam phật tử

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Nên chăng thần tài trong Phật giáo ?

Nên chăng thần tài trong Phật giáo ?

Hòa giải hay Hóa giải

Hòa giải hay Hóa giải

Ngôn ngữ cao đẹp có thể che đậy việc làm bất minh

Ngôn ngữ cao đẹp có thể che đậy việc làm bất minh

Giáng Sinh trong chùa?

Giáng Sinh trong chùa?

Suy ngẫm nhân ngày lễ Noel năm 2017

Suy ngẫm nhân ngày lễ Noel năm 2017

Trĩu nặng bên lòng với Phật giáo Hà Tĩnh

Trĩu nặng bên lòng với Phật giáo Hà Tĩnh

HT.Thích Gia Quang: ‘Truyền thông là thước đo chiều sâu các hoạt động Phật sự’

HT.Thích Gia Quang: ‘Truyền thông là thước đo chiều sâu các hoạt động Phật sự’

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Tại sao GHPGVN không được ghi tên vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho các chùa?

Tại sao GHPGVN không được ghi tên vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho các chùa?

Mạn đàm về cái gọi là 'Mền Quang Minh'

Mạn đàm về cái gọi là 'Mền Quang Minh'

Nghĩ về Halloween hay lễ hội trá hình

Nghĩ về Halloween hay lễ hội trá hình

Vai trò của Tăng Ni GHPGVN với việc bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc hiện nay

Vai trò của Tăng Ni GHPGVN với việc bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc hiện nay

Bài viết xem nhiều

Đại lão Hòa thượng Tinh Vân viên tịch

Đại lão Hòa thượng Tinh Vân viên tịch

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Quay lưng với chùa hay phản bội cội nguồn dân tộc?

Quay lưng với chùa hay phản bội cội nguồn dân tộc?

Tin nhắn ngày Quán Âm ra đời

Tin nhắn ngày Quán Âm ra đời

Bàn về cúng sao giải hạn

Bàn về cúng sao giải hạn

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,0490481 s