;
Đây là quy trình diễn tiến hợp lý; trước khi là tu sĩ, cha mẹ vẫn là đại thí chủ cho ta thân thể vật chất và sự giáo dưỡng nhân thân. Trong lời ngỏ cùng mẹ, Đại đức Thích Bảo Nghiêm xúc động nhắc lại một thời quá khứ khó nhọc nhằn, hàng ngày mẹ còng lưng dưới đôi quang gánh nặng, lặn lội suốt 12 km, mưa cũng như nắng, từ nhà ra chợ, chỉ để tìm cái ăn cho 7 người con (4 trai-3 gái). Những công lao nhọc nhằn đó, làm con sao quên được, nhất lại là một tu sĩ, ân cha mẹ là một trong bốn ân trọng, vì vậy, trong khuôn viên nhỏ hẹp, lưng sườn núi, tấm sàn gỗ chong chênh đủ cho toàn bộ gia đình dự LỄ TẠ ÂN CHA MẸ.
Người mẹ già nay đã 82 tuổi, cũng là Sa Di Ni Thích nữ Hạnh Nguyện, theo chân xuất gia của hai người con trai, một con gái và một cháu nội, trong khi đã có 6 cháu nội, 10 cháu ngoại, chắt nội chắt ngoại được 7 người. Người con trai út bộc bạch:
- Trước đây mẹ xuất gia, con chống đối vì con chưa hiểu đạo, ngày nay toàn gia hiện diện dưới mái chùa, con cảm thấy hối lỗi, nhờ Đạo mà anh em, con cháu đoàn tụ hạnh phúc, có cuộc sống an vui...
Lần lượt con cháu quỳ dưới chân bà tỏ lời tâm sự; bánh và hoa là những tấm lòng của cành đời hoa đạo. Thầy Thiện Hòa và Pháp Minh cùng chia sẻ niềm vui qua lời và hoa.
Ngày 14/11 (03/10 Ất Mùi),cung nghinh và an vị Ngọc xá Lợi; Ban Kinh sư do HT Thiện Ý làm sám chủ cùng 6 vị từ Sài Gòn về hộ đàn làm lễ thượng phan, cúng ngọ, tiến linh chuẩn bị đăng đàn chẩn tế vào đầu giờ chiều. Nghĩa là, trước tạ ân báo hiếu phần dương, sau là chẩn thí phần âm. Âm Dương đồng lưỡng toàn để tiếp nhận trách nhiệm trụ trì đủ ý nghĩa.
Ngày 15/11 (04/10 Ất Mùi), sau nghi thức thế gian và âm cảnh. Ngày thứ ba là nghi thức hành chánh, được sự chứng minh của HT Trưởng BTS PG Bà Rịa Vũng Tàu - Thích Quảng Hiển, Hòa thượng Phó và chư Tăng Ni các am tự viện; các cấp chính quyền, có cả một cán bộ cấp Trung ương tham dự. Tuy nằm trên vùng núi cao và xa, quần chúng địa phương đã đến với một tâm thái thân thiện mặc dù họ chưa phải là tín đồ Phật giáo; Một số là Phật tử ở mãi tận địa đầu của huyện Củ Chi, Bình Dương, duyên hải của đất nước như Nghệ An, vùng cao như Daklak... cũng nhiệt tình vì tấm lòng và phong cách chất phác của thầy trụ trì ngoài 40 tuổi, trên 10 năm chọn Châu Pha làm nơi hành hóa.
Vâng, Châu Pha là xã cận Núi Dinh, thuộc một trong ba xã: Hội Bài - Long Hương - huyện Châu Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đời Minh Mạng, Núi Dinh thuộc phủ Phước Tuy, trấn Biên Hòa. Trước 1975 thuộc tỉnh Phước Tuy, sau đó thuộc tỉnh Đồng Nai. Quốc lộ 51 chạy qua khu vực núi Dinh hướng Đông, Đông Nam giáp xã Long Hương, sông Dinh, Bà Rịa, phía bắc giáp xã Châu Pha – Tóc Tiên. Như vậy, chùa Thanh Sơn ngự một góc núi phía Bắc. Từ chợ Châu Pha vào đến chân núi cũng 3km, từ chân núi, leo dốc thoai thoải đến chùa cũng non 1km. Phân nửa đoạn đường từ chân núi lên đến chùa được dân và địa phương đổ bê tông, bề ngang vừa cho hai xe hơi tránh nhau. Từ đây đi Bà Rịa 7km, ra Q.L 51 hơn 15km. Xã Châu Pha có ba chùa như Thanh Sơn, - Thiên Long - Vạn Phước, ngoài ra còn có một số am thất tự phát. Núi còn giữ được màu xanh, tuy không còn nguyên sinh nhưng rừng vẫn có nét thanh cảnh, ít bị tàn phá.
Cuối năm 2003 thầy Bảo Nghiêm về Châu Pha và rồi tiếp nhận khu đất 3,5 hecta vào năm 2004. Người dân địa phương cho biết, khi thầy về với chiếc xe đạp chỉ có sườn và hai bánh, tối khóa vào gốc cây, ngủ dưới tấm bạt đủ chui vừa người. Nồi niêu soong chảo treo quanh cây rừng. Đầu trần chân đất, quần áo xốc xếch bê từng cục đá, san từng mảng đất để dần dà thành mặt bằng dựng tạm lều tranh. Hơn 10 năm, trải qua bao khổ nhọc với đôi tay trắng, đổi lại, thầy được lòng dân chúng và chính quyền, để rồi những cái tưởng chừng khó có thể đạt được, thầy đã vượt qua và đạt được những cái khó tưởng chừng không thể.
Điều mầu nhiệm giữa núi non quanh phủ, trước thất thầy không quá 10m, cầu vồng bảy màu xuất hiện hơn 5 phút, và rồi, trước ngày tôn tượng Bổn sư bằng đá trắng cao 3.5m được an vị trên tảng đá cao 12,75m, tức chiều cao tổng thể là 16,25m, mưa tầm tã sấm sét suốt mấy ngày, đến khi chuẩn bị an vị tôn tượng thì trời trong xanh và sau khi hoàn tất thì mưa hoa mát dịu để tắm rửa tôn tượng. Khách đến chiêm ngưỡng tôn tượng lồ lộ trên nền trời thanh thanh và nhìn từ xa là điểm trắng giữa màu xanh bạt ngàn của rừng núi. Chùa nằm ở vị thế Long chầu Hổ phục, tiền án hậu ngai là vị thế đắc địa, chỉ có đạo đức chân tu mới trụ xứ được.
Lễ hành chánh trao Quyết định bổ nhiệm trụ trì thật gọn và đầy đủ ý nghĩa, HT Trưởng BTS cũng là y chỉ sư của đương kiêm trụ trì ban đạo từ, thầy tiếp nhận quyết định và đọc lời phát nguyện, chính quyền địa phương đọc cảm tuởng và Phật tử cảm niệm. Bữa thanh trai được thiết đãi do Phật tử các nơi phát tâm hiến cúng. Chư Tăng hoan hỷ hòa hợp vì chính thầy trụ trì đã hòa hợp cùng chúng Tăng và mọi người.
Chùa Trí Nghiêm ở Tóc Tiên, chùa Thanh Sơn ở Châu Pha đều nằm trong lãnh vực Bà Rịa Vũng Tàu, cùng xuất thân từ núi Dinh tà phái, quý thầy đã trưởng thành và tự lập bởi nhân cách chuẩn mực đạo đức của một tu sĩ chánh phái, chắc chắn, sự thành đạt, phát triển trong tương lai của Thanh Sơn sẽ là dấu ấn đối trọng những gì trong quá khứ mà quý thầy đã thoát ra khỏi một cách khó khăn từ tôn chỉ đen tối của một tà sư.
Thanh Sơn hiện nay chỉ là bước khởi đầu xây dựng, ngoài tôn tượng Bổn sư, mọi cơ sở vật chất còn nhiều tạm bợ, hy vọng sẽ được chiếu cố của chư tôn đức trong Tỉnh nhà, từ các Phật tử và mạnh thường quân gần xa, để Thanh Sơn không chỉ là ngôi Tam Bảo của núi rừng mà còn là điểm giáo hóa đạo đức cho tuổi trẻ địa phương, điểm tựa tâm linh cho quần chúng đang mất niềm tin giữa cuộc sống phức tạp hiện nay.
Mọi sự trợ duyên chia sẻ với chùa Thanh Sơn xin liên hệ:
Đại đức Thích Bảo Nghiêm:
Thế danh: NGÔ QUANG DŨNG - ĐT: 0164 549 7779
NGÂN HÀNG AGRIBANK - STK: 6000205249908 - CHI NHÁNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
15/11/2015
Đăng Pháp
Tôi và những Phật tử tại địa phương nơi chùa Thanh Sơn tọa lạc, đều có chung nhận xét về bài viết của cư sĩ Minh Mẫn khi trình bày về sự mầu nhiệm đã hiển thị giữa vùng núi non quanh phủ có vị thế đắc địa này, và khái quát về đức tính hiền hòa chất phác và đạo hạnh trong sáng của Đại Đức Thích Bảo Nghiêm là đúng với sư thật. Tuy nhiên, do cư sĩ Minh Mẫn lưu trú tại chùa Thanh Sơn chỉ ít ngày nên có thể chưa nắm bắt đầy đủ về những gì đã xẫy ra ờ “vùng đất thiêng” này. Bởi vậy, tôi xin phép bổ sung thêm một số vụ việc mà cư sĩ Minh Mẫn chưa đề câp đến. Cụ thể như sau: Nhiều năm trước, đã có 07 vị Sư thầy lần lượt tìm đến nơi đây với chí nguyện lập cơ sở thờ tự để tu hành lâu dài, nhưng có vị chỉ ở được chừng một tuần thì sãi bước ra đi, còn với vị trụ lâu nhất thì sau hơn một tháng cũng đã phải xách đãy ra đi cùng chung với lời từ biệt: “Đất này khó ở vì Sơn thần ở đây rất khó tính!”... Lẽ đó, khi ĐĐ Thích Bảo Nghiêm đặt chân đến đây thì mọi người đều hát đùa: “Người đến rồi đi như bao vị Sư thầy…” nhưng không ngờ Thầy trụ vững mãi đến hôm nay và đã lập nên chùa Thanh Sơn, hành hoạt hợp pháp. Lúc mới đến và cả thời gian dài sau đó, với đầu trần chân đất Thầy lao tác quần quật như một lao động khổ sai thời Pháp thuộc mà vẫn luôn tươi cười, ngoài giờ lao tác Thầy nghiêm mật tu hành và tự khép mình trong khuôn khổ kỷ cương của giới luật. Bên cạnh đó Thầy luôn tích cực làm các công tác Phật sự, không kể gần hay xa, nên được mọi người thương yêu và quý trọng. Được biết, trước khi xuất gia Thầy đang là sv trường Đại học Y khoa tại TP. HCM, hiện là cử nhân Phật học. ĐĐ TBN là vị tu sĩ không bao giờ ngại gian khổ hay nãn chí, nhưng nỗi khốn khó và trở ngại duy nhất khiến Thầy phải trăn trở trong nhiều năm trước đây là vùng đất nơi Thầy trú ngụ đang nằm trong quy hoạch nên không thể xây dựng cơ sở tôn giáo được, vì vậy đã có lần Thầy lễ Phật với lời khấn nguyện tha thiết: “Lạy Phật! Vùng đất nơi đây nằm trong quy hoạch của Nhà nước nên chí nguyện của con chắc sẽ không thành. Nếu quả đúng như vậy thì xin Phật chỉ đường cho con đi đến nơi khác, còn nếu trong tương lai vùng đất này được xóa quy hoạch và được xây dựng cơ sở tôn giáo thì xin Phật ứng hiện cho con được thấy biết một điều gì đó để con vững niềm tin mà trụ lại nơi đây, thực hiện chí nguyện của con”. Điều mầu nhiệm đã đến vào một buổi sáng đẹp trời khi Thầy đang ngồi niệm Phật, đó là một đóa hoa được kết tụ bằng ánh sáng xuất hiện và bay lơ lững trước mặt Thầy, rồi bay vòng quanh tịnh thất, bay xuyên qua các tán cây với màu sắc như sắc cầu vồng và hình dáng tựa như đóa hoa sen lớn đã nở, cứ bay lượn đến chừng 20 phút thì biến mất. Khỏang nữa tháng sau, đóa hoa như lần trước lại xuất hiện vào buổi chiều và bay lượn chung quanh tảng đá lớn, bay lượn chung quanh ngôi chánh điện hiện nay đến chừng 20 phút thì biến mất. ĐĐ TBN đã kịp dùng điện thoại quay và lưu lại các cảnh này và nguyện trụ lại nơi đây dù phải tan xương nát thịt. Sau này nhiều quý Sư thầy cho biết đó là Hoa Mạn Đà La, chỉ xuất hiện trong trường hợp đặc biệt và có ghi trong kinh Phật. May mắn thay, chừng một năm sau thì ĐĐ TBN nhận được thông báo rằng đất của Thầy đã được xóa quy hoạch và Thầy được cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Từ điểm son này chùa Thanh Sơn đã hội đủ điều kiện để được công nhận là cơ sở tôn giáo hợp pháp và ĐĐ Thích Bảo Nghiêm được bổ nhiệm trụ trì. Mọi sự trợ duyên chia sẻ để chùa Thanh Sơn được phát triển là sự chung tay góp sức để Phật giáo tỉnh nhà được trường miên tỏ rạng. Bởi “vùng đất thiêng” này tuyển chọn người rất kỷ lưỡng, như cư sĩ Minh Mẫn đã khẳng định: “…là vị thế đắc địa, chỉ có đạo đức chân tu mới trụ xứ được”.
hoalp
con cũng tham dự Lễ bổ nhiệm trụ trì của Thầy , một nghi lễ trang nghiêm tràn đáng ghi nhớ trong cuộc đời tu sỹ của Thầy. Con thực sự cảm phục và kính trọng Thầy một người Thầy bình dị trong cuộc sống,cần cù lao động với một lòng quyết tâm sâu sắc là muốn biến một nơi rừng núi hoang vu trở thành một nơi tràn ngập ánh sáng Phật pháp.con cầu nguyện ơn trên phù hộ cho Thầy luôn hoàn thành trọng trách của một Sứ giả Như Lai khong những ở vùng núi Châu Pha mà con ở khắp mọi miền Thầy đến.
Thích Phước Quang
Tri ân và báo ân cha mẹ là một hành động hợp lý , nhất là những người đệ tử của Đức Phật cần phải thực hiện lời dạy của Ngài bằng việc làm cụ thể của Thân Hành chứ không phải Khẩu Thuyết. Bần Đạo xin tán thán bài thuyết pháp hùng hồn nhất của Đ.Đ nói về công ơn cha mẹ.!
Minh Đạo
Tấm lòng của cha mẹ đối với con cái như sơn hà đại địa. Người con nhận thức về tấm lòng của cha mẹ thì nhỏ bé như hạt bụi. Nhưng dù là hạt bụi nhỏ bé thì chúng ta cũng phải hiểu thật sâu sắc về nó để thấy rằng: " Đại địa sơn hà là to lớn". Xin cám ơn thầy, một việc làm tuy đơn giản nhưng chứa đầy đạo lý, làm lay động lòng người.!
trần thiện minh
Để thành tựu thành công trên đường đời hay đạo đều có công ơn to lớn của cha mẹ LỄ TẠ ƠN CHA MẸ của ĐĐ thích Bảo Nghiêm thật ý nghĩa cảm động . Tôi cũng xin gửi lời khen ca ngợi bài viết của tác giã Minh Mẫn đã viết rất khách quan trung thực , nói đúng bản chất và tác giã đã nhận định rất đúng ( Quý thầy ở chùa trí nghiêm và chùa thanh sơn , cùng xuất thân từ núi dinh Tà Phái, quý thầy đã trưởng thành và tự lập bởi nhân cách chuẩn mực đạo đức của một tu sĩ chánh phái,quý thầy đã thoát ra khỏi một cách khó khăn từ tôn chỉ đen tối của một Tà Sư.) vì tội đã có dịp ghé đến chùa trí nghiêm vài lần vừa để tìm hiểu vừa để xem quý thầy tu tập thế nào. Tôi cảm nhận quý thầy rất hiền lành tu hành rất chuẩn mực đạo đức như tác giã minh Mẫn đã nhận định . tôi thiết nghỉ quý thầy vẫn phải đối diện rất nhiều khó khăn ở phía trước. thành tâm cầu nguyện Mười phương Chư Phật Chư Bồ Tát Chư hiền Thánh Tăng luôn gia hộ cho quý thầy vượt qua khó khăn và các phật tử xa gần hổ trợ cùng sánh vài cho quý thầy....
Hoàng Nguyệt
Đọc qua bài này, con nhớ lại 4 câu thơ: Trong đầm gì đẹp bằng sen: Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng; Nhụy vàng bông trắng lá xanh: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.. Con xin kính ngưỡng thầy như là một hoa sen đã vượt lên từ đầm lầy ô trược..!
Vương thị Thu Hiền
Nam mô A di da Phật, con xin tạ ơn đức Phật, Con đã đến nơi đây như một nghiệp duyên và thực sự Phật pháp linh ứng.
Thích Trả lời 10/12/2019 11:21:24 AM