;
Ngôi chùa có tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam
Bức tượng Đại Phật Ushiku Daibutsu tọa lạc tại thành phố Ushiku tỉnh Ibaraki (cách Tokyo khoảng 100 km về phía đông bắc), hoàn thành năm 1993.
Năm 1996, sách Kỷ lục thế giới công nhận đây là bức tượng cao nhất thế giới. Đến năm 2006, công trình này vẫn có mặt trong top 3.
Khối kiến trúc nặng khoảng 4.000 tấn, trong đó có 3.000 tấn bê tông cốt thép và 1.000 tấn đồng.
Toàn thể bức tượng được ghép từ hơn 6.000 phiến đồng có độ bền cao. Các tấm đồng đều được đúc rất tinh xảo, thể hiện trình độ đỉnh cao của người Nhật trong lĩnh vực đúc đồng.
Chiều cao của đầu tượng là 20 m, chiều dài của miệng: 4 m, chiều dài của mũi 1,2 m, chiều dài của tai 10 m.
Chiều dài của mắt 2,5 m.
Chiều dài ngón trỏ 7 m.
Phần đế hoa sen cao 10 m
Các núm tóc trên đầu bức tượng cũng có đường kính tới 1 m và nặng khoảng 200 kg.
Không giống như nhiều bức tượng nổi tiếng thế giới khác chỉ được chiêm bái từ ngoài, đến đây, du khách có thể vào thang máy bên trong lòng tượng để lên tầng 5 (tương đương độ cao 85 m ngang ngực tượng Phật, nơi có những cửa sổ ngắm quang cảnh xung quanh). Vào những ngày đẹp trời, từ đây du khách có thể nhìn thấy tháp truyền hình Sky tree ở Tokyo hay núi Phú Sĩ.
Trong lòng đại tượng Phật được chia làm 5 tầng với các tên gọi: tầng 1 (Thế giới ánh sáng), tầng 2 (Thế giới đền ơn báo đức), Tầng 3 (Thế giới đài hoa sen), tầng 4 và 5 (Không gian núi Linh Ưng). Thế giới ánh sáng mờ ảo của tầng một với nhiều sắc màu và âm thanh du dương sẽ dẫn dắt bước chân du khách vào cõi Phật. Ấn tượng nhất là khu vực tầng 3, nơi có bàn thờ chính và 3.400 bức tượng Phật lớn nhỏ, cao từ 30 cm đến 1 m.
Tiêu bản đầu tượng Phật nhỏ bằng 1/1.000 lần so với đại tượng Phật.
Hiện, đại tượng Phật Ushiku Daibutsu này là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn của thành phố Ushiku tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Vé vào cửa khu du lịch này khoảng 170.000 đồng (800 yên Nhật) cho người lớn và 80.000 đồng (400 yên Nhật) cho trẻ con. Thời gian tham quan từ 9h30 đến 16h30 mỗi ngày.
Hằng Nguyễn
Nguồn: http://news.zing.vn/buc-tuong-phat-bang-dong-lon-nhat-the-gioi-post686720.html