;
>Hạnh bố thí không có tâm bồ đề cũng dễ làm cho mọi người phân biệt
Trên https://www.facebook.com/thai.t.linh của Thái Thùy Linh đã dấy lên nhiều dư luận – đồng tình lẫn chống đối khi chị đưa lên cảm nghĩ
của mình về nỗi bức xúc một vài ngôi chùa miền Bắc mà chị gặp phải (bài viết đã được gỡ xuống/ ẩn khỏi trang này nhưng đã được báo điện tử www.ngoisao.net đăng lại - http://ngoisao.net/tin-tuc/goc-doc-gia/choi-blog/10-status-an-tuong-tren-facebook-3016595.html)
Trong nỗi bức xúc trước nhất là chị đi hát cho một ngôi chùa:
"Có hai lý do khiến tôi từ hai năm trở lại đây không bao giờ tham gia vào các chương trình do nhà chùa tổ chức, cho dù là ca nhạc, từ thiện, truyền hình trực tiếp hay kêu gọi phong trào cho thanh thiếu niên Phật tử. Tôi chưa từng được đọc thông tin ở bất kỳ chùa nào công khai tiền cúng một năm nhà chùa thu được bao nhiêu, tiền đó dùng vào việc gì. Trong khi đó, một số chùa tôi thấy, sư trụ trì cho khắc bia ghi lại công trạng của mình đã xây được gì, hết bao nhiêu tiền... nhưng chẳng có dòng nào nói tiền đó từ đâu ra (tôi cược là không phải tiền túi của thầy, hoặc tiền lấy ra từ túi thầy nhưng trớc đó từ đâu chảy vào thì không biết), cũng chẳng thấy bia nào ghi nhận tiền đóng góp của nhân dân trong những khoảng thời gian nhất định. Cá nhân tôi thấy tức mắt với các tấm bia kiểu đó.”
Lý do mà cô không tham gia các chương trình nhà chùa tổ chức, cho dù là ca nhạc, từ thiện, truyền hình trực tiếp hay kêu gọi phong trào cho thanh thiếu niên Phật tử. Là vì nhà chùa không công khai tiền cúng một năm nhà chùa thu được bao nhiêu tiền, tiền đó dùng vào việc gì, hết bao nhiều tiền...
Chị Thái Thùy Linh ơi, chúng tôi rất thông cảm nỗi bức xúc của chị, vì chị đã có công đóng góp cho những chuyến hát từ thiện đó để nhà chùa có tiền lo cho Tam Bảo. Nhưng đã là từ thiện sao còn thắc mắc làm gì cho mệt hả chị Thùy Linh? Chị muốn biết một năm chùa thu nhập bao nhiêu để làm gì khi mà Hiến pháp Nhà nước và Hiến chương Phật giáo không hề quy định việc “kê khai tài sản”. Trong giới kinh doanh nhiều ngành nghề, ngay cả thu nhập của cán bộ và người dân cũng chưa ấn định công khai về mức thu nhập như thu nhập GDP của một quốc gia.
“Trong khi đó, một số chùa tôi thấy, sư trụ trì cho khắc bia ghi lại công trạng của mình đã xây được gì, hết bao nhiêu tiền... nhưng chẳng có dòng nào nói tiền đó từ đâu ra (tôi cược là không phải tiền túi của thầy, hoặc tiền lấy ra từ túi thầy nhưng trước đó từ đâu chảy vào thì không biết), cũng chẳng thấy bia nào ghi nhận tiền đóng góp của nhân dân trong những khoảng thời gian nhất định. Cá nhân tôi thấy tức mắt với các tấm bia kiểu đó.”
Vâng, chị tức mắt những tấm bia ghi công của một vài vị trụ trì xây dựng là đúng, nhưng thưa chị, chính nhờ những tấm bia đó mà Phật giáo Việt Nam cũng như Phật giáo thế giới có lịch sử truyền thừa, hoằng hóa của chư tổ để hậu thế tri ân. Nếu không có những tấm bia đó thì ai biết được Hoàng đế Asoka từng là sát thủ vô số sinh linh trên chiến trường, tỉnh ngộ quay đầu ủng hộ Phật pháp, lưu lại các tháp bia làm chứng tích sự phát triển của Phật giáo sau nhiều thế kỷ Đức Thế Tôn nhập diệt. Và vì không lưu lại những tấm bia dấu tích thời gian mà ngày nay sử gia mơ hồ về sự chính xác Hồi Giáo triệt tiêu Đạo Phật tại Ấn Độ.
“nhưng chẳng có dòng nào nói tiền đó từ đâu ra (tôi cược là không phải tiền túi của thầy, hoặc tiền lấy ra từ túi thầy nhưng trước đó từ đâu chảy vào thì không biết), cũng chẳng thấy bia nào ghi nhận tiền đóng góp của nhân dân trong những khoảng thời gian nhất định. Cá nhân tôi thấy tức mắt với các tấm bia kiểu đó.”
Chúng ta cũng khỏi phải cược chị Thùy Linh ơi, quý thầy đi tu làm gì ra tiền để xây dựng nếu không nhờ đóng công góp của từ bá tánh thì cần gì phải báo cho thiên hạ biết tiền đó từ đâu ra. Nhưng thưa chị, cũng có một số chùa rất ít được xây dựng tu tạo không do tiền bá tánh, có những vị xuất gia được hưởng của hồi môn, họ lấy tiền đó xây dựng Tam Bảo vì sợ thọ ân bá tánh. Cũng có vài chùa miền quê sống và thu nhập qua nương rẫy, vì quần chúng địa phương quá nghèo, xa phố thị, quanh năm chùa bán mặt cho đất, bán lưng cho trời lấy đâu ra của cúng dường mà phải liệt kê cho bá tánh rõ. Nói thế chứ chị chưa đi hết ba miền, làm sao chị biết các chùa không nêu danh tánh cúng dường của bá gia. Ngay ba tháng hạ, ai phát tâm cúng trai phạn cũng đều có tên thưa chị, biết là không ai quan tâm khi đã phát tâm cúng dường chị à.Việc hiến cúng tài vật hay công sức so với cổ nhân như Cấp cô Độc lót vàng trên mẫu đất của Thái Tử Kỳ Đà để mua cúng dường cho Phật và Tăng chúng, hay hiện tại như đại gia Xuân Trường xây chùa Bái Đính thì chẳng qua như muối bỏ biển, những đại thí chủ như thế họ không quan tâm tên tuổi thì mình quan tâm làm gì đến giọt dầu nén hương hả chị?
Vậy chị tức mắt với các tấm bia kiểu đó” để làm gì cho mệt trí! Mình đi chùa làm phước mà đem cái mệt cái tức vào lòng thì chúng ta đi phòng trà quán bar còn hơn chị ạ. Chả lẽ nhà chùa không ghi tên của mình mà mình tức như vậy là đi chùa để cầu danh sao chị? Giả dụ nhà chùa ghi bia: “ca sĩ Thùy Linh cúng dường xuất hát miễn phí”, cả thế giới chả ai biết Thùy Linh là ai ngoài những đồng nghiệp của chị và vài Phật tử ở Hà Nội, thì tấm bia kia có ý nghĩa gì. Đó là lý do chị không đi chùa hay tham gia công tác do nhà chùa tổ chức nữa. Thưa chị, quyền tự do của mỗi con người là ở đó, thích thì tham gia, không thích thì ở nhà, chả ai cấm, nếu chị không tham gia mà các chùa đều vắng vẽ như chùa Bà Đanh thì mới sợ, chứ: “có mợ thì chợ vẫn đông, không mợ chợ chẳng bỏ không bữa nào”, chị cứ yên tâm mà ở nhà.
“Cách đây vài năm, tôi được mời tham gia hát trong chương trình tại một ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội. Được mời đến và có mặt từ 6h chiều nhưng chờ mỏi cổ chương trình vẫn chưa được bắt đầu, lý do là vì sư trụ trì chưa xuất hiện. 21h tôi có show ở chỗ khác. Đến 20h hơn vẫn không ai dám cho tôi đi vì sợ phật lòng các vị sư. Chưa kể một số Phật tử trong ban tổ chức đi tới đi lui bắt tôi học thuộc lòng các câu thuật ngữ mà tôi không hiểu, bắt tôi ghi nhớ các phép tắc gì đó để chuẩn bị cho việc gặp các vị sư. Gần tới 21h tôi mới được 'ưu tiên' cho hát, sau đó hộc tốc phi sang chỗ diễn.”
Chị Thùy Linh ơi, nghe chị than thở mà tôi cũng cảm thông cho chị. Thì giờ Việt Nam ta là thì giờ giây thun, chị cũng phải biết như thế, có khi nào văn nghệ mở màn từ 6 giờ chiều bao giờ, sớm lắm phải 8 giờ tối, vì họ còn đi làm về, tắm rữa ăn uống...Nếu chị bận show diễn nơi khác, chị có quyền hủy sự tham gia ở chùa vì không đúng giờ hẹn, điều nầy lỗi ở Ban tổ chức chứ không phải của chị. Nếu vị tình ở lại trình diễn cho bá tánh biết chị thì thôi, đừng càm ràm tổn phước. Ban Tổ chức bắt chị học thuộc lòng các thuật ngữ nghi lễ để chào chư Tăng, thiết nghĩ, chị không cần phải nhọc công học thuộc như thế, chị cứ chào mọi người theo cách ca sĩ của chị, ai cũng hiểu, vì là tiếng Việt mà. Ban tổ chức thúc ép như thế cũng sai chị à.
Thùy Linh thanh minh khi một số comment quá khích ném đá, Thùy Linh viết:
“Tôi không tán thành điều này vì không phải ở đâu cũng thế, sư nào cũng thế. Còn rất nhiều vị sư thực sự đức hạnh, đáng kính trọng, nhiều chùa thực sự an tịnh thanh cao. Tôi chỉ nói tới MỘT BỘ PHẬN nhà sư mà tôi thấy là hành đạo không đúng đạo.”
À, thế ra chị cũng nhận thấy còn nhiều chùa và nhiều vị sư đáng kính trọng, đức hạnh, an tịnh thanh cao... Đã có nhiều chùa tốt mà một chùa xấu như chị phê phán thì chả lẽ vì một sốt ít kia chị phải bỏ chùa và bất mãn niềm tin? Đáng ra chị phải tin theo số đông chứ. Biết đâu số nhỏ nhoi kia là kẻ mượn Đạo tạo đời chị cũng tin sao? Mình có mâu thuẫn chính mình không chị Thùy Linh??? Không, chắc chắn chị không mâu thuẫn mà vì tự ái khi tên tuổi không được cẩn bia!
“Vì vậy tôi đã để ẩn đi các bài viết để tránh "khẩu nghiệp" cho nhiều người có thể quá khích cao độ.” Chị cho ẩn bài trên facebook để tránh khẩu nghiệp cho mọi người, còn chị tạo khẩu nghiệp của mình với Tam Bảo bởi tự ái thì sao chị Thùy Linh?
Thùy Linh trả lời một câu hỏi: “Biết những điều này đã lâu nhưng sao đến bây giờ chị mới lên tiếng?”
“Tôi bức xúc từ lâu nhưng cứ nghĩ rằng, đó là việc riêng của mỗi người, tôi không tin cứ việc không tin, ai tin cứ việc tin và tôi tôn trọng đức tin đó. Nhưng trong thời gian vừa qua tôi thấy nhiều trường hợp mà đức tin đó đã bị lợi dụng, gây tổn hại cho quá nhiều người. Thậm chí nhiều bạn bè của tôi còn gọi đó là sự “kinh doanh đức tin”. Nổi bật là sự việc ở chùa Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội). Với nhiều bài viết, nhiều nhân chứng khẳng định địa chỉ này dùng những đứa trẻ bị bỏ rơi để kiếm tiền ủng hộ của mọi người.
Mang tiếng là cưu mang đùm bọc trẻ em bị bỏ rơi nhưng nuôi nấng trẻ với điều kiện rất thấp, cố tình làm chúng trông đáng thương để đánh vào lòng trắc ẩn của mọi người, từ đó trục lợi. Tôi nghe thông tin về vụ việc này đã lâu, trực tiếp từ một số bạn bè và người nhà mà tôi tin tưởng, trong đó có cả những người là nhà báo nên mình rất bức xúc. Tôi cảm thấy cần lên tiếng để phá tan cái nỗi sợ vô hình mà lâu nay hầu hết chúng ta sợ nói không tốt về đền chùa, sư sãi thì “phải tội”. Tôi không sợ “phải tội” vì tôi không đặt điều, tôi nói đúng sự thật.”
Thùy Linh nói đúng sự thật, không chỉ chùa Bồ Đề (nếu đúng như Thùy Linh nói), mà hiện nay trong xã hội ta quá nhiều người lạm dụng trẻ em, người tàn tật, bô lão độc thân, kể cả người ăn xin để tìm nguồn lợi dưỡng trên những cuộc sống đáng thương đó. Nhà nước biết, cả xã hội biết mà chẳng ai có đủ khả năng thanh lọc chuyển hóa thì Thùy Linh nói để được gì, trái lại, càng làm nản lòng tin tâm thiện của nhiều người khác, còn bị ném đá oan ức. Đây là sự thật mà Thùy Linh dám nói nhưng nói không đúng chỗ, thay vì trực tiếp nói với các cá nhân sai phạm đó.
Tóm lại, chị Thùy Linh ơi, tôi rất hiểu và cảm thông nỗi bức xúc của chị, nhưng cách diễn đạt và nơi diễn đạt chưa đúng chỗ nên không mang lại kết quả bao nhiêu, lại bị mang tiếng phỉ báng nhà chùa, đó là khẩu nghiệp. Mong chị bình tâm, không riêng gì đi chùa mà đóng góp bất cứ nơi đâu, với tâm vô tư, vô cầu, vô phiền não thì sự phục vụ mới đúng nghĩa và giá trị phục vụ không cần ai biết, vẫn là hương hạnh bủa khắp muôn phương.
Ở thế gian không thể đòi hỏi toàn thiện như mong muốn, hãy chấp nhận cả hai mặt xấu và tốt của cuộc sống mới đem lại thanh thản tâm hồn. Nếu muốn chuyển hóa cái xấu thì cách chuyển hóa trực tiếp hơn là rao bán trên mạng chị à. Phật và Chúa hàng ngàn năm qua vẫn không thể chuyển hóa hết cái xấu thì thân phàm chúng ta muốn toàn hảo sao được hả chị Thùy Linh?
Kinh chúc chị an lạc và hãy sống cho chính mình thì không còn thấy ai sai ai đúng, khỏi phiền não, khỏi bận tâm mà tổn phúc.
Kính chị,
BBT xin cám ơn đạo hữu Lý Quốc Hùng đã chia sẻ bài viết.
Mã Khánh Trình
Thái Thúy Linh thực ra chả có tài năng gì và cũng chẳng làm nên trò trống gì. Đã thế lại ưu phát ngôn gây sốc. Chắc là đã tung hết chiêu trò tạo Scandal nhằm gây chú ý cho bản thân, nên bất chấp hậu quả, xúc phạm đến những vấn đề thiêng liêng, gây tác hại khôn lường như thế này. Cha mẹ cô thật bất hạnh vì đã tạo ra một nghiệp chủng chuyên tạo ác nghiệp. Mong là sau khi đọc xong bài này, cô ta sớm tỉnh ngộ phần nào. Nếu không, quả báo chả chừa một ai. Vấn đề là thời gian sớm hay muộn mà thôi.
Bùi Lê Na
hái Thùy Linh hiện ở Từ Liêm - Hà Nội. Cô này chẳng có tài năng gì, chẳng có tiếng tăm gì và cũng chẳng làm được tích sự gì. Có cái là chuyên phát ngôn gây sốc. Và lần này, bất chấp hậu quả, lộng ngôn xúc phạm Phật giáo một cách xuẩn động. Có lẽ đã hết cách tạo scaldal nên liều lĩnh đụng chạm đến những vấn đề thiêng liêng, gây tác hại khôn lường như thế này. Bất hạnh cho gia đình cô ta vì đã tạo ra nghiệp chủng chuyên gây tạo ác nghiệp. Xã hội Việt Nam sở dĩ ngày càng xấu đi là vì có những thành phần xấu như cô này.
Việt Kiều
THẬT LÒNG Tôi đọc bài viết này thấy những lời khuyên rất hay của quý đạo hữu, đồng thời cũng trân trọng những "khẩu nghiệp" rất thật lòng của ca sỹ. Phải có những điều chia sẻ thật lòng như thế mới có sự "phát triển". Cho dù chúng ta bảo nhau " vô thường" nhưng Đạo Phật cũng cần có sự phát triển chứ. Mà muốn phát triển thì phải có nhận thức, phải có sự tiếp thu các ý kiến phê bình, các dư luận của xã hội... Đừng có " ném đá" để lần sau còn có người " chỉ dạy'' vì dân gian có câu " Ai nói ra tật xấu của ta, người đó chính là thầy của ta". Tôi chân thành cảm ơn sự thật lòng của ca sỹ. Khi chúng tôi họp Ban Hướng dẫn Thanh Thiếu Niên Phật Tử, có sự chứng minh của các Chư Tôn Đức Giáo Phẩm, Lãnh đạo Giáo Hội, Chư tôn Đức Tăng Ni... chúng tôi được phép đọc những bài tham luận, trong đó có nhiều sự phê phán một số nhà chùa, một số sư. Các quý Thầy rất trân trọng và có rút kinh nghiệm ngay. Nam Mô Hoan hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát!
Chu Viết Đoàn
Sự cúng dường chân chính là không mong người khác biết được, "tâm xuất phật biết". Có biết bao người cúng dường muôn vạn còn đề nghị giấu tên tuổi, cô này không biết cúng dường được bao nhiêu mà phát ngôn như vậy coi như bao nhiêu sự cúng dường cô ta đã làm đã đổ xuống sông biển cả. Thật đáng buồn!
Thích 56 Trả lời 8/27/2014 10:23:40 AM