Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video

Các nhà sư luôn mỉm cười khi viên tịch

Tác giả Hồng Lam
10:00 | 31/12/1999 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Những người xuất gia vì hiểu được nhân quả, sự vô thường của cuộc đời. Vì thế khi một người nào đó viên tịch (chết - PV) họ luôn rất bình tĩnh, thoải mái và cảm thấy rất nhẹ nhàng.

  Cố Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ lúc bệnh tật dù đau đớn thể xác như tâm hồn luôn thoải mái (ảnh chụp cố hòa thượng khi đang nằm viện)
Cố Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ lúc bệnh tật dù đau đớn thể xác nhưng tâm hồn luôn thoải mái (ảnh chụp cố hòa thượng khi đang nằm viện)
 
Đau thể xác nhưng nhẹ tâm hồn
 
Với người dân bình thường lúc chuẩn bị nhắm mắt, mỗi người sẽ có những biểu hiện đau đớn, mệt nhọc hay có thể thoải mái mà ra đi. Tất cả những điều này là do cách sống và việc người sắp mất có chấp nhận về cái chết hay không.
 
Còn đối với các vị xuất gia tu tập theo đạo Phật, đa số các Ngài cảm thấy cái chết rất nhẹ nhàng, tinh thần rất minh mẫn, sáng suốt vì ý thức được sự vô thường của cuộc đời.
 
Nói về việc bổn sư (sư phụ hay người đưa vào đạo - PV) của mình lúc bị bệnh cho đến khi viên tịch, sư cô Thích nữ Tịnh Thủy tại Hà Nội chia sẻ: Lúc đó sư phụ rất đau đớn, phải qua rất nhiều bệnh viện trong và ngoài nước nhưng sư phụ vẫn luôn tỏ ra mạnh khỏe, không muốn ai phải lo lắng.
 
19 năm bị ung thư di căn, Người luôn cố gắng quán xuyến mọi công việc của nhà chùa, việc hoằng dương Phật pháp cũng không hề chểnh mảng, cho đến khi ốm nặng quá sư phụ mới dừng lại và để cho người kế nhiệm thực hiện tiếp phần việc đang dang dở.
 
Những ngày cuối cùng của cuộc đời, dù phải chịu sự đau đớn của thể xác do bệnh tật hành hạ, Cố Ni Sư vẫn cố gắng chống chịu. Mỗi khi có khách đến thăm hay các đệ tử bên cạnh, Người lúc nào cũng nói chuyện nhẹ nhàng và tươi cười.
 
Khuôn mặt của sư phụ lúc nào cũng tươi tỉnh, thản nhiên và Người luôn cố gắng ngồi thiền. Chưa bao giờ tôi thấy Người quên ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật dù đang bị bệnh tật dày vò.
 
Đa số các cố trưởng lão của Phật giáo khi viên tịch đều rất nhẹ nhàng
Đa số các cố trưởng lão của Phật giáo khi viên tịch đều rất nhẹ nhàng
 
"Thế rồi vào một buổi sáng, sau khi nghe xong một bài thiền ca của một đệ tử hát cho mình, Người đã viên tịch nhưng nhìn khuôn mặt vẫn tự tại, làn da hồng hào và thanh thoát. Không có chút gì là sự khổ đau” - sư cô Tịnh Thủy nhớ lại.
 
Không chỉ có sự ra đi của sư phụ sư cô Tịnh Thủy, mà có rất nhiều câu chuyện về sự nhắm mắt rất nhẹ nhàng của các trưởng lão (người lớn tuổi của Phật giáo - PV). Một trong những câu chuyện đó là sự ra đi của Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu (chùa Từ Đàm - Thừa Thiên Huế) vào ngày 2/10/2001.
 
Sau một thời gian bị bệnh, sư ôn Thích Thiện Siêu được các bác sĩ cho về chùa. Ở đây sư ôn được chư Hòa thượng, Thượng tọa cùng Phật tử khắp nơi tìm về thăm và chăm sóc.
 
Về chùa được gần 10 ngày thì vào một ngày lúc hoàng hôn vừa ngập hết nắng chiều, sư ôn đã mỉm cười lần cuối, không một chút rên la hay đau đớn, từ từ nhắm mắt trút hơi thở cuối cùng để về với chư Phật, như không có chuyện gì xảy ra. 
 
Vô thường nên cần gì phải sợ chết
 
Nói về sự ra đi nhẹ nhàng của quý Trưởng lão trong đạo Phật, Đại đức Thích Giác Hiền, ở Tịnh xá Trung Tâm quận Bình Thạnh (TPHCM) cho biết: Người tu hiểu về sự vô thường của cuộc đời, có sinh thì phải có diệt, có ra đời thì phải mất đi.  
 
Chúng ta xuất hiện trên cuộc đời là do vay mượn tứ đại (đất, nước, gió, lửa - PV) cùng với thần thức (hồn của mỗi người - PV) kết hợp lại mà thành.
 
Hiểu được điều đó nên các cố trưởng lão trước lúc nhắm mắt luôn rất bình tĩnh, lời nói nhẹ nhàng, tự nhiên, để rồi truyền lại những lời dặn dò cuối cùng cho đệ tử ráng tinh tấn (quyết tâm) mà tu học.
 
 Đối với người xuất gia khi nhắm mắt chỉ là trả lại thể xác của đời để về với chư Phật để tiếp tục tu tập chứ không có gì mà phải đau khổ
Đối với người xuất gia khi nhắm mắt chỉ là trả lại thể xác của đời để về với chư Phật để tiếp tục tu tập chứ không có gì mà phải đau khổ
 
Ngoài ra tùy theo kết quả tu hành và sự chứng ngộ mà mỗi Ngài mà trước lúc mất thường có những điềm lạ báo trước. Có vị cho biết trước ngày giờ ra đi (như ngài Hộ Nhẫn ở Huế), nhiều vị trong phòng có mùi hương lạ xuất hiện, thần sắc (khuôn mặt) đẹp, tươi hơn so với người thường (như Cố Đại lão Hòa Thượng Thích Thanh Tứ ở Hà Nội). 
 
Những lúc này đa số các Ngài đều bình tĩnh, an nhiên, không hề sợ cái chết. Các Ngài hiểu được cuộc sống là vô thường, tạm bợ, không có chi bền chắc. 
 
Ngoài ra đối với thân xác của những Ngài đã chứng ngộ (biết và hiểu - PV), sau khi  làm lễ trà tỳ (thiêu - PV) luôn để lại xá lợi. Có rất nhiều xá lợi như xá lợi răng, xương, huyết…
 
Để giải tỏa thắc mắc của người dân về việc các quý thầy trước khi nhắm mắt vẫn đau đớn do bệnh tật, đại đức Thích Giác Hiền chia sẻ: “Đức Phật có dạy đã là người mang thân tứ đại (tâm không có khổ đau) thì cho dù người tu có đạt đến quả vị nhân thân tứ đại nhưng thân vẫn còn khổ đau theo lẽ tự nhiên của cuộc đời”.
 
“Ngay chính ngày xưa Đức Phật cũng bị tả lị rồi nhập niết bàn khi ăn phải nấm độc, thân thể ngài bị đau đớn nhưng tâm ngài không bị đau đớn” - sư Giác Hiền nhấn mạnh.
 
Hoài Lương - Bùi Hiền - Theo KTO

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Thương là một phép lạ

Thương là một phép lạ

Thiền Chánh niệm và người thầy làm mới 'pháp Bụt' ở Tây phương

Thiền Chánh niệm và người thầy làm mới 'pháp Bụt' ở Tây phương

Người Phật tử đi chùa với tinh thần đúng đắn

Người Phật tử đi chùa với tinh thần đúng đắn

Thích Nhất Hạnh, một Lão hiền triết Phật giáo và một đứa trẻ

Thích Nhất Hạnh, một Lão hiền triết Phật giáo và một đứa trẻ

Luận về bốn chữ Đạo

Luận về bốn chữ Đạo

Chiếc áo, thầy tu và sự hộ trì của người Phật tử

Chiếc áo, thầy tu và sự hộ trì của người Phật tử

Bảy ngày lặng lẽ ‘Chánh niệm’ con nghe

Bảy ngày lặng lẽ ‘Chánh niệm’ con nghe

Không cần xây tháp cho thầy

Không cần xây tháp cho thầy

Phật giáo với tuổi trẻ

Phật giáo với tuổi trẻ

Lời di huấn của Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Lời di huấn của Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Bức tượng gỗ

Bức tượng gỗ

Cuộc phỏng vấn trực tiếp với Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hoà thượng Thích Phổ Tuệ

Cuộc phỏng vấn trực tiếp với Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hoà thượng Thích Phổ Tuệ

Bài viết xem nhiều

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Người xuất gia đối trước vương quyền

Người xuất gia đối trước vương quyền

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN