Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Cần có một ngôi chùa Khmer điển hình tại TPHCM

Tác giả Minh Thạnh - Chánh Khai
09:11 | 14/07/2014 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Nói về phong cách chùa Phật giáo Nam tông Khmer Tây Nam Bộ, cần phải kể đến khu vườn cây cổ thụ xung quanh ngôi chùa. Chùa đặc trưng Phật giáo Nam tông Khmer Tây Nam Bộ phải đặt trong khu vườn cây thân cao tán rộng đó. Nếu không có khu vườn cây thân cao tán rộng bao quanh, thì sẽ mất đi một đặc điểm hết sức quan trọng về cảnh quan.

Hiện nay Phật giáo Nam tông Khmer Tây Nam Bộ hiện đã có 2 ngôi chùa tại TPHCM, trong đó, chùa Chantarangsay, đường Trần Quốc

chua_khmer.gif

Thảo, quận 3 thu hút đông đảo Phật tử, là nơi tổ chức các lễ hội truyền thống quan trọng của người Khmer, giữ vai trò ngôi chùa tiêu biểu cho Phật giáo Nam tông Khmer tại TPHCM, có kiến trúc phong cách truyền thống của chùa Khmer Tây Nam Bộ. Vậy, sao lại đặt vấn đề cần có một ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer tiêu biểu tại TPHCM?

Đặt vấn đề như trên, vì chúng tôi quan niệm, đặc điểm kiến trúc chỉ là phân nửa của phong cách chùa Nam tông Khmer Tây Nam Bộ. Nói về phong cách chùa Phật giáo Nam tông Khmer Tây Nam Bộ, cần phải kể đến khu vườn cây cổ thụ xung quanh ngôi chùa. Chùa đặc trưng Phật giáo Nam tông Khmer Tây Nam Bộ phải đặt trong khu vườn cây thân cao tán rộng đó. Nếu không có khu vườn cây thân cao tán rộng bao quanh, thì sẽ mất đi một đặc điểm hết sức quan trọng về cảnh quan.

Nhưng không phải chỉ là vấn đề cảnh quan, với vườn cây xanh đặc trưng bao quanh chùa, với mái chùa nhọn thấp thoáng giữa những rặng cây, mà vườn cây còn mang đến mùi hương cây cối, tiếng chim véo von, hay tiếng ve râm ran, nhiệt độ dịu mát khi đến những ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer Tây Nam Bộ. Nghĩa là chùa Nam tông Khmer tác động đến khách thập phương ở 4 giác quan: mắt đối với cảnh trí, trong tương quan kiến trúc với cây cối; tai với âm thanh là chim hót, ve kêu; mũi với hương thơm cây cối và da với nhiệt độ dịu mát tự nhiên với sinh cảnh thực vật dày đặc…

Nếu TPHCM chỉ có chùa Nam tông Khmer giữa khu dân cư đông đúc, không gian chật hẹp là đã không có được cả 4 cảm giác đặc trưng từ 4 giác quan như chúng tôi vừa miêu tả ở trên. Đó là phải thấy mái nhọn ngôi chùa từ từ hiện ra, thấp thoáng rồi ngày càng rõ dần theo bước chân, càng vào gần chánh điện càng mát mẻ dễ chịu với hương thơm dịu mát của thiên nhiên, đắm mình trong tiếng gió xào xạc, hay âm thanh của động vật trong vườn.

Khi ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer có đủ những yếu tố cảm giác đặc trưng như trên, thì nó mới đạt được chuẩn mực của đỉnh cao giá trị chùa Nam tông Khmer. Nếu xét từ những yêu cầu như thế, thì chùa Chantarangsay quận 3 TPHCM có rất nhiều hạn chế.

Vì vậy, để giới thiệu chùa Phật giáo Nam tông Khmer với người dân TPHCM, khách thập phương cả nước, khách du lịch quốc tế đến TPHCM… bằng một ngôi chùa tiêu biểu, điển hình thì không thể không nghĩ đến một ngôi chùa giữa vườn cây rộng rãi, mát mẻ. Không có vườn cây bao quanh là không thành một ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer đúng nghĩa. Chủng loại cây nên được chọn theo những ngôi chùa Khmer nổi tiếng ở Tây Nam Bộ.

Không gian rộng rãi của vườn cây bao quanh chùa Phật giáo Nam tông Khmer còn cần thiết không những cho những cảm giác đặc trưng, mà còn tạo không gian cho những đám rước theo truyền thống Phật giáo Nam tông Khmer, cũng là không gian tổ chức hoạt động lễ hội. Không gian chùa Chantarangsay, quận 3, TPHCM không đủ chỗ Phật tử họp mặt, múa hát trong lễ hội, càng không thể tổ chức đám rước trong khuôn viên chùa cho đông người tham dự. Đám rước và múa trong khuôn viên chùa trong các lễ hội Khmer truyền thống cũng là những giá trị văn hóa của Phật giáo Nam tông Khmer, bên cạnh giá trị cảnh quan kiến trúc. Đặc trưng lễ hội Khmer là sự chuyển động của dòng người đổ về dự lễ. Đây cũng là lý do cần có một ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer trong không gian phù hợp với văn hóa Khmer Tây Nam Bộ, cũng có nghĩa là phải bổ sung, xây mới.

Hai ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer đã có ở TPHCM có thể coi chỉ là những bước đi đầu tiên trong việc xây dựng chùa Phật giáo Nam tông ở Sài Gòn-TPHCM, tạm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của Phật tử Nam tông Khmer trong giai đoạn cuối thế kỷ XX, hiện đã vượt quá khả năng phục vụ sinh hoạt Phật giáo Nam tông Khmer tại TPHCM, trở nên chật hẹp trong các dịp lễ lớn. Đến lúc này, đặt vấn đề có thêm một ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer tại TPHCM đã là một yêu cầu thích hợp, xét về cả 2 mặt văn hóa và sinh hoạt tôn giáo.

Một ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer với khuôn viên cây xanh rộng rãi cũng tạo nên không gian sinh hoạt cho thanh niên Phật tử Khmer lao động nhập cư tại TPHCM mà chúng tôi đã có dịp đề cập trong một bài viết. Số lượng thanh niên Phật tử Khmer nhập cư TPHCM hiện nay đã rất đông đảo và còn tiếp tục gia tăng yêu cầu không những có thêm chùa mới, mà còn cần chùa có không gian rộng rãi, đủ diện tích tổ chức lễ hội hay những khóa tu, bên cạnh ý nghĩa một không gian Khmer cho người xa quê. Đó chỉ có thể là một ngôi chùa đủ những đặc trưng như nó vốn có ở các tỉnh Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, trong một vườn cây xanh xum xuê, tươi mát.

MT

Thông tin riêng: vinasat132@yahoo.com hoặc Vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh

phật giáo nam tông khmer chùa khmer tây nam bộ chùa chantarangsay phật tử khmer

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Nên chăng thần tài trong Phật giáo ?

Nên chăng thần tài trong Phật giáo ?

Hòa giải hay Hóa giải

Hòa giải hay Hóa giải

Ngôn ngữ cao đẹp có thể che đậy việc làm bất minh

Ngôn ngữ cao đẹp có thể che đậy việc làm bất minh

Giáng Sinh trong chùa?

Giáng Sinh trong chùa?

Suy ngẫm nhân ngày lễ Noel năm 2017

Suy ngẫm nhân ngày lễ Noel năm 2017

Trĩu nặng bên lòng với Phật giáo Hà Tĩnh

Trĩu nặng bên lòng với Phật giáo Hà Tĩnh

HT.Thích Gia Quang: ‘Truyền thông là thước đo chiều sâu các hoạt động Phật sự’

HT.Thích Gia Quang: ‘Truyền thông là thước đo chiều sâu các hoạt động Phật sự’

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Tại sao GHPGVN không được ghi tên vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho các chùa?

Tại sao GHPGVN không được ghi tên vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho các chùa?

Mạn đàm về cái gọi là 'Mền Quang Minh'

Mạn đàm về cái gọi là 'Mền Quang Minh'

Nghĩ về Halloween hay lễ hội trá hình

Nghĩ về Halloween hay lễ hội trá hình

Vai trò của Tăng Ni GHPGVN với việc bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc hiện nay

Vai trò của Tăng Ni GHPGVN với việc bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc hiện nay

Bài viết xem nhiều

Đại lão Hòa thượng Tinh Vân viên tịch

Đại lão Hòa thượng Tinh Vân viên tịch

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Quay lưng với chùa hay phản bội cội nguồn dân tộc?

Quay lưng với chùa hay phản bội cội nguồn dân tộc?

Tin nhắn ngày Quán Âm ra đời

Tin nhắn ngày Quán Âm ra đời

Bàn về cúng sao giải hạn

Bàn về cúng sao giải hạn

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,0790789 s