;
Từ năm 1962, khi được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia, quần thể chùa Trầm càng được quan tâm gìn giữ.
Đến chùa Trầm, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một quần thế kiến trúc chùa chiền mang đậm dấu ấn kiến trúc văn hóa tâm linh của đồng bằng Bắc Bộ. Một thế dựa vào núi, trước mặt lại nhìn ra hồ sen bát ngát, trên bao bọc bởi những tán cây rừng dày đặc… chả thế mà trưa tháng tám, đến chùa Trầm ngoài vẻ tôn nghiêm tĩnh mịch, du khách còn được hòa mình vào không gian mát lạnh như thể có một chiếc máy điều hòa khổng lồ đang chạy.
Chùa Trầm nguyên bản có là chùa Hang. Xưa, toàn bộ khu núi Trầm là nơi vua Lê, chúa Trịnh đặt hành cung. Chùa Hang được xây dựng năm 1536 trong động Long Tiên dưới chân Tử Trầm Sơn với những pho tượng đá, văn bia khắc trên vách động, trống đá, khánh đá... Tuy nhiên về sau, năm 1893, khi Thống đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu xin danh thắng này về quản lý, đã cùng người bạn gái của mình là Nguyền Thị Thọ và chùa Bà Đá (Hà Nội) đây đưa chùa Hang lên sườn núi xây dựng lại gọi là chùa Trầm.
Trải qua gần 400 năm với những biến dời, thay đổi, song dấu tích chùa Hang xưa vẫn còn nhiều trong Động Long Tiên với các pho tượng phật, tiên, hộ pháp… tạc bằng đá rất sinh động; những bài thơ cổ khắc trên vách đá, khánh đá, chuông đồng ...
Đến với chùa Trầm, du khách còn được chiêm ngưỡng nhiều thắng cảnh đẹp xung quanh chùa như: đền Mẫu nằm lưng chừng núi, hang Long Tiên có đường dẫn lên đỉnh núi Trầm (tục gọi là đường lên trời), hang sâu dẫn ngầm vào trong núi (tục gọi là đường xuống âm phủ); ba ngọn tháp cổ ghi lại công đức của Thống đốc Hoàng Trọng Phu, bà Lê Thị Thọ cùng với nhiều Tăng Ni phật tử… Đặc biệt, đến chùa Trầm du khách còn được tham quan nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến qua sóng Đài tiếng nói Việt Nam tại đây, năm 1947.
Đất Việt giới thiệu một số hình ảnh về chùa Trầm:
Một góc núi Ngũ Hành Sơn (núi Trầm). |
Chùa Trầm nằm ở sườn núi 5 ngọn. |
Nghê đá... |
... và đại bàng đá trước cổng chùa là những vật linh. |
Tháp và bia đá ghi công đức của những Tăng ni, Phật tử có tấm lòng hảo tâm từ lúc xây dựng chùa. |
Tháp thờ ghi công Thống đốc Hoàng Trọng Phu ở trên vách núi cao hơn tháp thờ bà Nguyễn Thị Thọ và tháp ghi công đức người dân. |
Cây cổ thụ cũng nhiều năm tuổi, dễ và thân bám chắc lên đá, tạo nên những hình thù độc đáo. |
Cửa chùa Hang đồng thời cũng là nơi dẫn vào Động Long Tiên. |
Bia đá trước chùa Hang ghi bài Phú của một danh nhân, học sĩ thời phong kiến. |
Cảnh chùa tĩnh mịch, thoảng lại có một bà hàng nước, bán thêm bao diêm, nén hương cho khách viếng chùa. |
Không chỉ người già, thỉnh thoảng vẫn có những thanh niên tìm thú vui thanh nhã như là chơi cờ trong sân chùa. |