;
Kon Tum: Hàng ngàn người tham dự lễ cầu siêu tại chùa Khánh Lâm - Măng Đen
Tham dự và chủ trì buổi lễ có, Đại đức Thích Chiếu Tuệ UVHĐTS – Phó ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Hà Tĩnh; Đại đức Thích Tâm Phương UV Thường trực – Trưởng ban nghi lễ Tỉnh hội Phật giáo Hà Tĩnh - Sám chủ đàn tràng Dược Sư; Đại đức Thích Tục Diệu, cùng các chư Tăng, chư Ni trong Ban kinh sư.
Về phía chính quyền, có ông Nguyễn Đức Hạnh – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; Ông Trịnh Xuân Diệu – PGĐ Sở nội vụ - Trưởng Ban tôn giáo tỉnh Hà Tĩnh; Ông Nguyễn Văn Quý – Bí thư huyện ủy Đức Thọ; Ông Võ Công Hàm – Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ; Ông Phan Hữu Bé – PCT UBND huyện Đức Thọ; Ông Phan Đình Thức Chủ tịch UBND xã Đức Hòa, đại diện các cấp chính quyền tỉnh Hà Tĩnh, huyện Đức Thọ các phòng, ban, hơn 300 Phật tử và người dân lân cận cùng tham dự.
Với truyền thống hộ quốc an dân của Phật Giáo Việt Nam, và đáp ứng nhu cầu tu học, lòng mong mỏi của Phật tử và nhân dân, trước lúc lễ khai kinh Đàn tràng diễn ra, Đại đức trụ trì đã trang nghiêm tổ chức lễ thọ Bát quan trai giới, và chia sẽ thời pháp thoại cho hơn 300 Phật tử thính chúng.
Theo Đại đức Thích Chiếu Tuệ, Đại Lễ Trai Đàn Dược Sư Thất Châu là niệm hồng danh đức Phật Dược Sư, trì chú Dược Sư, tụng Dược Sư Kinh, liên tục trong 7 ngày mỗi ngày 7 biến, trì niệm hồng danh, tụng chú và tu học theo kinh Dược Sư, tin tưởng nơi đức Phật hộ trì, mặt khác niệm Phật thì tự tâm trong lặng, không khởi lên dục vọng thất tình, bệnh tất mau lành, cũng sẽ là vị thuốc giúp chúng ta chữa lành căn bệnh Thân và Tâm, Lưu Ly Quang là trong suốt như ngọc lưu ly, tượng trưng cho ba nghiệp thân khẩu ý thanh tịnh, tu học theo kinh Dược Sư, người Phật tử cần phải lắng lòng nhất tâm trì niệm danh hiệu của Ngài, phải thường xuyên uống thuốc (Dược Sư) để đào thải các chất liệu bất tịnh, hắc ám do thân và tâm ta tạo tác, tinh tấn dùi mài cho ánh sáng lưu ly an lành xuất hiện, tăm tối, si mê, và vô minh được dọn sạch, đại lễ cũng là dịp cầu nguyện cho Quốc thái dân an, âm siêu dương thới, phong điều vũ thuận, cho lòng người được hoan hỷ vững tâm trong cuộc sống, nhà nhà an vui hạnh phúc...
Cũng tại đây, Đại đức trụ trì chùa Am xúc động gửi lời tri ân, cảm niệm công đức của các thí chủ, các cấp lãnh đạo chính quyền, toàn thể Quý Phật tử và nhân dân đã phát tâm đóng góp công sức, tịnh tài, tịnh vật chung tay hộ trì cùng xây dựng trùng tu lại ngôi Tam Bảo quý giá này.
Theo truyền thống, nghi lễ trong hội Dược sư ít nhất cũng nên có một vị Ðại Ðức Tăng chủ lễ, nếu được 7 vị Tăng hoặc Ni chia ra đứng chủ mỗi bàn thì càng tốt. Trường hợp không thỉnh được vị Tăng thì cũng có hàng cư sĩ có đức hạnh đáng tôn làm chủ lễ. Tất cả những vị trong đàn đều phải ăn mặc tề chỉnh (có áo tràng) và nếu có thể nên được chay tịnh ba ngày hay một ngày trước khi vào đàn.
Được biết, Đàn Tràng Dược Sư tại chùa Am năm nay sẽ được Phật tử và chư Tăng luân phiên tụng niệm kinh chú Dược Sư cho đến ngày 17 tháng 2 (âm lịch) sau đó bổn tự sẽ tiến hành tổ chức làm lễ khánh thành giai đoạn I.