;
Chùa Bạch Mã kiểu kiến xây dựng thời Minh Ðế đời Ðông Hán (58 TL) mà khoảng cách lịch sử ước chừng trên một ngàn chín trăm năm, hiện nay vẫn còn tại vùng đất cách thành Ðông huyện Lạc Dương hai mươi lăm dặm Trung Hoa. Nơi đó là thắng địa của người cúng lễ sùng bái và du ngoạn. Học nhơn đã thận trọng khảo chứng ngôi chùa đó, ghi lại để kỷ niệm vùng đất phát khởi tốt đẹp mở đầu cho sự du nhập Phật giáo Trung Quốc.
Chùa Bạch Mã kiến trúc vào năm Vĩnh Bình thứ mười một. Việc ấy đọc thấy ở phần thứ 35 trong Phật Tổ Thống Kỷ:
Mười năm trước, Thái Âm .v.v… ở nước Ðại Nguyệt Thị bên Thiên Trúc gặp được ngài Ca-diếp Ma-đằng, ngài Trúc-pháp-lan, nhận được tượng Phật và kinh bản tiếng Phạm gồm sáu mươi vạn lời, chở về bằng ngựa trắng đến Lạc Dương. Ngài Ma-đằng và Trúc-pháp-lan mặc y phục Sa-môn vào yết kiến vua, vua cho ở tại Hồng Lô Tự .Năm Vĩnh Bình thứ mười một, vua sắp lập chùa Bạch Mã ở bên ngoài cung môn phía tây thành Lạc Dương. Khởi đầu ngài Ma-đằng dịch kinh Tứ Thập Nhị Chương từ Phạn bản (bản tiếng Phạn) chứa ở Lan Ðài Thạch Thất. Rồi cho vẽ tượng Phật ở của Tây thành Lạc Dương và trên Lăng Hiển Tiết.
Chùa Bạch Mã tên Bạch Mã, nhân vì việc dùng ngựa trắng chở kinh mà đặt tên, như để đền ơn ngựa trắng. Nhưng ở chương trên đã chép rằng: “ở vách ngôi chùa ấy vẽ cảnh ngàn xe muôn ngựa, quay quanh tháp ba vòng”, với ý nghĩa kiết tường về ngôi chùa ấy thì cũng chưa có thể liệu đoán được.Có người nhận định là chùa Bạch Mã chính do chùa Hồng Lô xây dựng lại mà thành. Chỉ xem lời thuật lại của đoạn văn trên thì hiển nhiên chẳng phải là sự thật. Hông Lô Tự do các Ðế Vương đương thời thiết lập để chiêu đãi khách quý, nên đương nhiên là nơi chốn rất là hoa lệ đường hoàng, mà đem nó cải trang thành chùa viện thanh tịnh trang nghiêm thì tựa hồ chưa có thể kết hợp điều kiện các mặt. Vậy nên chùa Bạch Mã thành lập riêng bên ngoài Ung môn phía tây thành Lạc Dương là việc thuận lý đã thành văn vậy