Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Chùa Bằng thiêng liêng những ngày đầu năm Kỷ Hợi

Tác giả Chùa Bằng
02:47 | 06/02/2019 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ để cầu nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả lo toan mệt nhoài của cuộc sống.

Vào đêm giao thừa – thời khắc quan trọng nhất trong năm, thời khắc vạn vật thay áo mới, đất trời chuyển mình để sang một năm mới với những khát vọng mới, thành công và niềm vui mới. Thế nhưng dù có hòa mình vào không khí lễ Tết thì nhiều người Việt vẫn không quên lên chùa lễ Phật, cầu cho mình sức khỏe bình an, may mắn và hạnh phúc. Cũng chính vì thế, tục lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mọi giai tầng của xã hội.

Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ để cầu nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả lo toan mệt nhoài của cuộc sống. Hòa vào dòng người trở về chùa, mỗi người trong chúng ta sẽ cảm nhận được sự giao hòa của trời - đất. Mùi khói hương quyện tỏa, sắc màu rực rỡ của đèn, hoa cùng với không gian thanh tịnh nơi chốn thiền môn sẽ khiến lòng người trở nên nhẹ nhàng, thanh thản.

Tại chùa Bằng (Linh Tiên Tự), khuya ngày 4 tháng 02 năm 2019, nhằm ngày 30 Tết, Hòa thượng trụ trì Thích Bảo Nghiêm đã lên Đại hùng bảo điện, dâng hương, tụng kinh, cúng Phật cầu nguyện quốc thái dân an. Cũng trong thời điểm này, đã có rất nhiều người dân ra chùa, lễ Phật để khép lại một năm mới với tất bật những muộn phiền, cầu mong một năm mới an nhiên.


Khi kim đồng hồ điểm 0h00’, bước sang ngày đầu tiên của năm mới Kỷ Hợi, Hòa thượng trụ trì cùng chư tôn đức Tăng bản tự và nhân dân Phật tử đã thiền hành quanh chùa để lễ Phật lễ Tổ, lễ tôn tượng 32 hóa thân và 12 đại nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Trời về khuya, dòng người trở về chùa lễ Phật càng lúc càng tấp nập. Sau khi cùng gia đình, người thân, bạn bè đón giao thừa ngoài phố, ngắm nhìn những màn pháo hoa rực rỡ sắc màu và chúc nhau những câu chúc an lành, đông đảo nhân dân lại tiếp tục trở về chùa như một nghi thức tâm linh không thể thiếu. Họ đến chùa không chỉ để cầu may hay gột bỏ những ưu phiền, mà còn để tìm về với cội nguồn dân tộc. Tất cả những điều đó như một gam màu lấp lánh, tạo nên nét đa sắc trong bức tranh văn hóa Việt Nam.
Hòa thượng trụ trì lì xì đầu xuân cho khách thập phương bằng những tấm card in những câu kinh Pháp Cú, để họ lấy chính những lời dạy của Đức Phật làm hành trang cho một năm mới bình an, thành tựu


Đúng 7h30 sáng ngày mùng 1 Tết, đã thành thông lệ, Đạo tràng Pháp Hoa Hà Nội và nhân dân Phật tử thập phương đã trở về chùa Bằng kỷ niệm ngày Vía Đức Đương Lai Giáo Chủ Di Lặc Tôn Phật, lễ Phật, lễ Tổ, khánh tuế Hòa thượng trụ trì và lắng nghe Thầy giảng thời pháp thoại đầu tiên của năm Kỷ Hợi.

Đây cũng chính là điều như Chư Tổ đã dạy mỗi người Phật tử đó là “về chùa, lễ Phật, vãn cảnh, nghe thầy giảng kinh”.
Đối với Đạo tràng Pháp Hoa miền Bắc, Hòa thượng như người thầy – cũng như người cha, đã thay Hòa thượng ân sư Thích Trí Quảng, hoàn thành tốt vai trò của một vị Thầy giáo thọ, luôn dìu dắt hướng dẫn và truyền trao giáo lý màu nhiệm của Đấng Thế Tôn tới từng thế hệ Phật tử, từ Phật tử Đạo tràng cho đến Thanh thiếu niên Phật tử.

Nhân dịp đầu xuân mới, Hòa thượng đã chia sẻ với đại chúng về một vị vua mang tuổi Hợi - đức vua Lý Thánh Tông, vị hoàng đế anh minh đã có công lao rất lớn trong việc mở mang bờ cõi, bang giao với nước ngoài, phát triển đất nước. Thứ nhất, chính vua Lý Thánh Tông là người đã đổi Quốc hiệu từ nhà Đinh là Đại Cồ Việt thành Đại Việt. Mãi đến sau này, thời nhà Nguyễn vẫn sử dụng Quốc hiệu này là nước Đại Việt. Thứ hai, Ngài cũng chú trọng việc mở mang bờ cõi và giữ gìn bình yên đất nước trong cuộc chinh phạt nước Chiêm Thành. Thứ ba, chính nhà vua đã cho xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám và mở trường đại học đầu tiên. Ngài còn thương người dân như thương con đỏ. Ngài đã giảm thuế cho dân và phát triển nông nghiệp. Đối với Phật giáo, vua Lý Thánh Tông tiếp thu tinh thần kính tín Tam Bảo, phù trì Phật pháp của vua Lý Thái Tổ và vua Lý Thái Tông, nên khi lên ngôi, Ngài đã cho xây dựng các ngôi chùa. Đặc biệt, tinh thần từ bi của Đạo Phật đã ảnh hưởng rất lớn tới vua Lý Thánh Tông.

Trong sử sách còn ghi chép lại, vào một ngày đông giá lạnh, vua Lý Thánh Tông đã nghĩ tới những người tù nhân đang bị giam cầm trong tù ngục chưa biết tội tình ra sao, ngay gian như thế nào nhưng Ngài lo họ sẽ chết đói và chết rét. Cho nên Ngài hạ lệnh cho thêm chăn gối và một ngày cho tù nhân ăn đầy đủ các bữa. Cũng chính tinh thần đó sau này đã ảnh hưởng cả tới vương triều Trần, Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông cũng mang tinh thần bao dung, tha thứ cho những người trót một thời đi đầu hàng giặc.

Chính vì đức vua Lý Thánh Tông là một hiền tài như vậy, nên Ngài cũng có những hoàng hậu, hoàng phi là những người Phật tử thuần thành. Trong đó, có vị Phi đứng đầu là nguyên phi Ỷ Lan - một người mà sau này được nhân dân tôn vinh là Phật Bà. Bởi vì, bà ảnh hưởng bởi tinh thần của người chồng, nhưng cũng ảnh hưởng tinh thần từ bi của Đạo Phật. Khi đức vua Lý Thánh Tông đem quân chinh phạt Chiêm Thành, chính bà nguyên phi Ỷ Lan ở nhà đã thay vua nhiếp chính và trị vì đất nước. Trong những năm tháng vắng vua, đất nước được bình yên, nhân dân no ấm.

Qua đó, Hòa thượng muốn nhấn mạnh tới công lao của những người Phật tử - những người lãnh đạo đất nước đều có ảnh hưởng rất lớn cho nhân dân, cho dân tộc và cho Phật giáo Việt Nam của chúng ta.

Cuối cùng, Hòa thượng khuyến tấn đại chúng "khi tới các nơi tín ngưỡng, hãy nhớ mình là một người Phật tử với tâm thuần thành thanh tịnh, phải an trú trong chính niệm. Không nên đi vội vàng, phải thành tâm kính lễ bằng tất cả tâm nguyện thành kính của mình. Các Phật tử phải nhớ tâm chúng ta an thì cuộc sống chúng ta an. Ta phải luôn quán chiếu, biết và tỉnh thức với mọi hành động, lời nói và ý nghĩ của mình thì chúng ta sẽ có bình an trong cuộc sống".

Nhân dịp này, mỗi người đều được Hòa thượng trụ trì tặng một tấm thiệp được thiết kế đẹp mắt, mang màu sắc văn hóa Việt và có nội dung là lời Phật dạy, hoặc các câu thi kệ ngắn gọn, hàm xúc, thú vị. Đó là những giá trị tâm linh, giá trị nội tại mà mỗi người phải tu tập và hàm dưỡng trong suốt đời tu của mình.

Nhân dịp này, phái đoàn Thiền viện An Tâm - Vĩnh Phúc do chư tôn đức Ni hướng dẫn đã về chùa đỉnh lễ Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm để khánh tuế Thầy nhân dịp đầu xuân mới.


ht thích bảo nghiêm chùa bằng ghpgvn tp hà nội xuân cửa thiền xuân kỷ hợi

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Tưởng niệm 22 năm ngày Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu viên tịch

Tưởng niệm 22 năm ngày Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu viên tịch

Trang nghiêm lễ tạ pháp PL 2567 tại tỉnh Hà Tĩnh

Trang nghiêm lễ tạ pháp PL 2567 tại tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh: Lễ vu lan, húy kỵ cố Hòa thượng Thích Tinh Cần

Hà Tĩnh: Lễ vu lan, húy kỵ cố Hòa thượng Thích Tinh Cần

Hà Tĩnh: Lễ vu lan báo hiếu, tri ân chư vị Tổ sư tại Vĩnh Phúc cổ tự

Hà Tĩnh: Lễ vu lan báo hiếu, tri ân chư vị Tổ sư tại Vĩnh Phúc cổ tự

Khai giảng năm học mới tại Trường mầm non Lâm Tỳ Ni - Huế

Khai giảng năm học mới tại Trường mầm non Lâm Tỳ Ni - Huế

Lễ húy kỵ lần thứ 68 Cố Hòa thượng Thích Nhật Sách, hiệp  kỵ Chư vị Tổ sư chùa Vĩnh Phúc

Lễ húy kỵ lần thứ 68 Cố Hòa thượng Thích Nhật Sách, hiệp kỵ Chư vị Tổ sư chùa Vĩnh Phúc

Đại lễ Vu lan báo hiếu PL 2567 tại chùa Yên Lạc

Đại lễ Vu lan báo hiếu PL 2567 tại chùa Yên Lạc

Phật giáo Vũ Quang tổ chức Đại lễ Vu lan - Báo hiếu PL 2567

Phật giáo Vũ Quang tổ chức Đại lễ Vu lan - Báo hiếu PL 2567

Phật giáo Vũ Quang tổ chức thời khóa tu học ‘Tìm lại chính mình’

Phật giáo Vũ Quang tổ chức thời khóa tu học ‘Tìm lại chính mình’

Lễ kỷ niệm 55 năm Đại giới đàn Phật học Viện Hải Đức Nha Trang 1968

Lễ kỷ niệm 55 năm Đại giới đàn Phật học Viện Hải Đức Nha Trang 1968

Chuyến hoằng pháp của Thượng tọa Thích Trung Đạo ở Khánh Hòa

Chuyến hoằng pháp của Thượng tọa Thích Trung Đạo ở Khánh Hòa

Hà Tĩnh: Khai mạc khóa tu mùa lần thứ III - 2023 tại chùa Hữu Lạc

Hà Tĩnh: Khai mạc khóa tu mùa lần thứ III - 2023 tại chùa Hữu Lạc

Bài viết xem nhiều

Câu chuyện đầu năm: Vô ngã & ngã... vô

Câu chuyện đầu năm: Vô ngã & ngã... vô

Trang nghiêm lễ tạ pháp PL 2567 tại tỉnh Hà Tĩnh

Trang nghiêm lễ tạ pháp PL 2567 tại tỉnh Hà Tĩnh

Thần chú giải nạn tiêu tai, trừ ma quỷ, hóa giải trù yếm

Thần chú giải nạn tiêu tai, trừ ma quỷ, hóa giải trù yếm

Con đường khổ vui do mình tự chọn

Con đường khổ vui do mình tự chọn

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ 8

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ 8

Tham khảo cách chữa các loại bệnh ung thư

Tham khảo cách chữa các loại bệnh ung thư

Thiên đường địa ngục có ở trần gian không ?

Thiên đường địa ngục có ở trần gian không ?

Hòa thượng Yoshimizu Daichi vừa viên tịch

Hòa thượng Yoshimizu Daichi vừa viên tịch

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN