;
Lễ thắp sáng hoa đăng không thực hiện được như ý, nhưng với tinh thần tu học tinh tấn, lòng khát ngưỡng Phật pháp vô biên,dù thời tiết mưa to, rét đậm, vẫn có khá đông Phật tử vân tập về chùa tham dự ngày tu an lạc.
Chùa Giai Lam cách trung tâm Thành phố Hà Tĩnh chừng 4km, thuộc xã Thạch Tân một vùng quê cách nay vài ba năm trước đa số người dân nơi đây còn chưa biết chùa là gì, đặc biệt ban đầu chùa tổ chức các Phật sự chính quyền địa phương còn chưa thực sự tin tưởng...
Tuy nhiên, chỉ sau vài năm lãnh đạo địa phương hoàn toàn ủng hộ khi ngày càng thấy rõ sự lợi lạc mà ngôi chùa mang lại,thanh thiếu niên trong xã tệ nạn ngày một ít, những thanh niên hư hỏng đều vào chùa ăn chay niệm Phật làm việc công đức, người dân có cuộc sống hạnh phúc, an lạc nhờ về chùa tu tập, Phật tử trẻ hiện nay của chùa hầu hết đều con em xã nhà, tuy vậy Giai Lam vẫn là một ngôi chùa có cơ sở hạ tầng tương đối nghèo nàn, ngoài chánh điện 15m2, một gian bếp, một nhà Tăng.
Sau những tháng ngày mơ ước thì đến nay mọi Phật sự và nơi tu học thường xuyên của hàng trăm Phật tử vẫn là 4 gian nhà ọp ẹp, được xây dựng chắp nối nhiều lần bằng tre, nứa, tấm lợpxi-măng cách nay đã mấy năm và hiện nay những gian nhà này cũng sắp trở về với.. cát bụi.
Sau quảng thời gian Phật sự dài ngày tại các tỉnh phía nam, mọi hoạt động tu học của chùa vẫn diễn ra đều đặn. Hôm nay hội ngộ cùng quý Phật tử Đại đức Thích Tâm Phong có thời pháp ngắn, sách tấn hàng Phật tử về phương pháp và tinh thần tu học, thời pháp có nội dung và ý nghĩa về những nhân duyên trong cuộc sống đời thường, trong đó nhắc nhở mọi người vun trồng và phát huy tinh thần tu học hơn nữa, khi mình có được duyên lành gặp Phật gặp Pháp. Nên gieo trồng thiện căn từ từ bây giờ,luôn lấy lời Phật dạy làm hành trang người Phật tử cần phải hiểu và thực hành theo luật nhân quả, đó là xương sống, là niềm tin để trau dồi thân tâm, làm nền tảng trên bước đường tìm cầu giải thoát, không cầu cúng van xin, không bị lệ thuộc vào các tập tục tín ngưỡng dân gian để đánh mất niềm tin nhân quả.
Nhân ngày vía Phật A Di
Đà, thầy đã chia sẽ với mọi người về pháp môn niệm Phật, và
sự tích của ngày 17/11 hằng năm (tức ngày vía Đức Phật Di Đà) được thầy trụ trì
trích trong Tiểu sử 13 vị tổ Tịnh Độ tông như sau:
"Theo
truyện ký, vào thời Ngô Việt Vương, tại Hàng Châu có Hòa thượng Hành Tu, trụ
trì chùa Pháp Tướng. Ngài vốn con nhà họ Trần ở Tuyền Nam, sanh ra có tướng lạ,
hai tai dài chấm tới vai, đến bảy tuổi vẫn không nói. Một hôm có người đùa hỏi,
ngài bỗng ứng tiếng đáp:
- Nếu
không gặp bậc tác gia, nói cho lắm chỉ xô phá lầu khói mà thôi!
Sau ngài
Hành Tu xuất gia ở chùa Ngõa Quan tại Kim Lăng, tham phỏng với Tuyết Phong
thiền sư, ngộ được tâm ấn. Từ đó mãnh thú gặp ngài đều thuần phục, từng nổi
tiếng là ông Tăng có nhiều sự phi thường, linh dị.
Ngô Việt
Vương nhân khi đến chùa lễ Phật, hỏi Đại sư Vĩnh Minh:
- Bạch
Tôn đức! Thời nay có bậc chân tăng nào khác chăng?
Đại sư
đáp:
- Có Hòa
thượng Hành Tu, đôi tai dài, chính là Phật Định Quang ứng thân đấy!
Vương y
lời tìm đến ngài Hành Tu ở chùa Pháp Tướng, cung kính đảnh lễ, tôn xưng là Định
Quang Như Lai ra đời.
Hòa
thượng Hành Tu bảo:
- Đại sư
Vĩnh Minh thật khéo nhiều lời. Ông ta cũng chính là Phật A Di Đà ứng thân đó!
Nói xong, Hòa thượng Hành Tu ngồi yên mà hóa.
Ngô Việt
Vương vội vã trở về chùa Vĩnh Minh định gạn hỏi cho rõ ngọn ngành thì Đại sư
Vĩnh Minh-Diên Thọ cũng vừa thị tịch".
Thì ra,
chư Phật và Bồ tát thường xuyên thị hiện để chuyển mê khai ngộ cho chúng sanh.
Hành trạng của các Ngài vốn thong dong tự tại, không thể nghĩ bàn. Đại sư Vĩnh
Minh-Diên Thọ được người đời truyền tụng là hóa thân của Phật A Di Đà nhưng
trong 72 năm thị hiện làm Tăng ở Ta bà không ai biết được. Chỉ đến những giờ
phút sau cùng, lúc thị hiện nhập Niết-bàn, mới phương tiện cho hàng Tăng kẻ tục
biết Ngài là Phật A Di Đà hóa thân để tăng trưởng tín tâm, phát tâm niệm Phật,
cầu vãng sanh Tây phương Tịnh độ. Từ đây, ngày sanh của hóa thân Phật A Di Đà
(Đại sư Vĩnh Minh-Diên Thọ) được chọn làm ngày vía Khánh đản Phật A Di Đà.– Hết
trích.
Những
người tu học theo pháp môn Tịnh độmuốn được vãng sanhcần đặt tín, hạnh, nguyện
lên hàng đầu.
Tín: Là
tin có: tự, tha, nhân, quả, sự và lý.
Hạnh: Là
chấp trì danh hiệu Phật cho được “nhất tâm bất loạn”.
Nguyện:
Là quyết tâm muốn thoát khỏi cõi Ta bà, cầu sanh về cỏi Cực-Lạc.
"Tín,
Nguyện, Hạnh là ba tư lương để sanh về Tịnh Ðộ. Nếu tư lương không đủ, quyết
không được vãng sanh. Vì thế, sự phát nguyện chiếm một địa vị tối quan trọng
trong pháp môn tu Tịnh Ðộ.
Đức Phật A Di Đà ngày xưa phát 48 lời nguyện làm duyên khởi tạo thành thế giới Cực Lạc. Từ đó về sau, chúng sanh trong mười phương đều lấy sự phát nguyện vãng sanh làm căn cứ tu hành của tông Tịnh Ðộ. Một đàng, Phật nguyện tiếp dẫn, một đàng chúng sanh nguyện vãng sanh, hai nguyện gặp nhau, hai lực lượng tự, tha, hỗ trợ nhau mới đủ sức kết thành quả vãng sanh. Vì thế, người tu tịnh nghiệp quyết phải phát nguyện dõng mãnh."- Trích lời của Hòa thượng Thích Trí Thủ
Một số hình ảnh ghi nhận.
Chiều cùng ngày, nhận lời mới của Đại đức Thích Tâm Phong, Đại đức Thích Hạnh Nhẫn, Phó BTS kiêm Trưởng ban Hoằng pháp tỉnh hội Phật giáo Hà Tĩnh đã quang lâm, hướng dẫn đạo tràng thọ trì Kinh A Di Đà, công phu niệm Phật, và chia sẽ Phật pháp với toàn thể đại chúng bổn tự.
Hình ảnh Đại đức Thích Hạnh Nhẫn thuyết giảng tại chùa Giai Lam