;
Kim Liên Tự là ngôi chùa nghèo nằm phía Tây thành Phố Hà Tĩnh, với vị trí địa lý tuyệt đẹp tọa lạc trên 3 ngọn đồi cao, bao bọc xung quanh với những tán cây cổ thụ xanh tươi, một Phật cảnh thanh tịnh trang nghiêm phù hợp với chốn thiền môn. Những năm gần đây dưới sự trợ duyên của sư cô Thích nữ Thiền Luận, trú trì tại thiền viện Trúc Lâm Bảo Sơn, xã Tóc Tiên, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Ngôi chùa trở nên có sức sống mạnh mẽ, quy ngưỡng rất đông các Phật tử về tham dự các khóa tu cũng như những Phật sự lớn, qua đó mang đã mang lại những lợi lạc, an vui và nâng cao ý thức tu học Phật pháp cho bà con nơi đây.
Do nhiều lý do Sư cô vẫn chưa được bổ nhiệm trụ trì, nhưng với trách nhiệm của người tu sĩ và lòng thương tưởng đến hàng Phật tử sơ cơ, những năm qua sư cô đã dành hết tâm huyết của mình để tôn tạo tu bổ khuôn viên bổn tự, và gầy dựng đạo pháp mang ánh sáng từ bi trí tuệ đến với mảnh đất nghèo khó này.
Sau những tháng ngày phát tâm xây dựng, và được sự phát tâm của các Phật tử TPHCM, Vũng Tàu, Nghệ An, Hà Tĩnh…
Hôm
nay ngày 19/6/ Nhâm Thìn, nhân ngày vía Bồ tát Quán Thế Âm thành đạo, sư cô
và bổn tự đã thành kính trang nghiêm làm lễ an vị tôn tượng Bồ Tát Quán Thế Âm lộ thiên ngay trước cổng chùa.
Tham
dự buổi lễ có Đại đức Thích Định Tuệ -
tiến sĩ Phật học, trụ trì chùa Phúc Thành – Nghệ An; Đại đức Thích Thiện
Nhơn – Phó ban đại diện PG Huyện Thạch Hà, trụ trì chùa Thanh Quang, Lộc
Hà, Hà Tĩnh. Sư cô Thích nữ Chân Hoàng, chùa Tăng Phúc Thạch Lạc, Thạch Hà, Hà Tĩnh.Cùng hàng các thiện nam tín nữ Phật tử, và người dân lân cận.
Bồ-tát Quan Thế Âm (Avalokiteshvara), hay mẹ hiền Quan Âm. Là vị
Bồ-tát có đầy đủ phẩm chất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình
như trong mọi trái tim của những người con Phật không ai là không có hình ảnh
đáng tôn kính của vị Bồ-tát giàu lòng bi mẫn nầy. Ngài là vị Bồ tát cứu khổ nên
chúng ta thường gọi Ngài là Cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ tát. Mọi người còn
gọi Ngài với cái tên rất gần gũi là Phật Bà Quan Âm.
1. Theo kinh Đại A-di-đà thì Ngài là Thị vệ bên trái, còn Bồ-tát Đại
Thế Chí là Thị vệ bên phải của đức Phật A-di-đà lo việc cứu độ chúng sinh trong
thế giới Ta-bà. Cả 3 vị được gọi chung là Tây phương Tam Thánh (3 vị Thánh ở
phương Tây). Và trú xứ chính thức của các Ngài là cõi Tây phương Tịnh độ. Phàm
khi chúng sinh gặp tai nạn mà chí thành niệm danh hiệu Quan Âm Bồ-tát, thì lập
tức Ngài đến nơi cứu giúp. Do thế mà Ngài được đức hiệu là Quán Thế Âm Bồ-tát
(Vị Bồ-tát chuyên lắng nghe âm thanh - cầu cứu - của thế gian).
2. Theo kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn thì Ngài có 33 hóa thân, từ thân Phật, Độc
giác… đến thân đồng nam, đồng nữ. Ngài thường vận dụng 14 năng lực vô úy để cứu
vớt chúng sinh thoát khỏi ách nạn, hoặc đáp ứng những yêu cầu chính đáng khi
nào chúng sinh thành tâm niệm đến danh hiệu của Ngài.
3. Theo kinh Thủ Lăng Nghiêm thì pháp môn tu của vị Bồ-tát nầy là Nhĩ Căn Viên
Thông, nghĩa là tai Ngài có thể được sử dụng như năm căn khác. Ngài phát tâm tu
hành nơi pháp hội của đức Phật Quán Thế Âm, và đức Phật nầy đã thọ ký cho Ngài
khi thành Phật sẽ có Phật hiệu giống như mình. Do đó mà Ngài có hiệu là Quán
Thế Âm. Đồng thời vị Bồ-tát nầy cũng có 32 ứng thân giống như kinh Pháp Hoa đã
mô tả.
Chỗ khác nhau là kinh Pháp Hoa kể đến 33 ứng thân, còn kinh Lăng Nghiêm thì
liệt kê 32 ứng thân. Ngoài ra, hai kinh nầy còn giống nhau một điểm nữa là cùng
mô tả về 14 đức vô úy của vị Bồ-tát nầy. Số lượng và nội dung của các đức vô úy
nầy gần y hệt như sau.
4. Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà-la-ni thì Ngài đã
thành Phật từ đời quá khứ cách nay vô lượng kiếp, hiệu là Chánh Pháp Minh Như
Lai, nhưng vì nguyện lực Đại bi, muốn làm lợi ích cho chúng sinh nên Ngài hiện
thân Bồ-tát để dễ dàng hoàn thành đại nguyện. Thế nên, ngoài danh hiệu Bồ-tát
Quan Âm như chúng ta thường nghe, có đôi chỗ còn gọi là Phật Quan Âm là vì vậy.
5. Theo kinh Nhất Thiết Công Đức Trang Nghiêm Vương thì Ngài là Thị vệ của đức
Phật Thích-ca.
6. Theo Mật giáo thì Ngài là hóa thân của đức Phật A-di-đà.
7. Theo kinh Hoa Nghiêm thì đạo tràng của Ngài ở núi Bồ Đà Lạc trên biển Nam
Hải. …..
Một số hình ảnh về buổi lễ