;
Chùa Linh Ẩn - Một nơi có sức sống đạo tình
Lời nguyện bình an từ một bài ca
Những ngày cuối mùa hè năm nay, chúng tôi có dịp sống trong sự ân cần và niềm nở của Thượng Tọa Thích Tâm Vị. Ngôi chùa Linh Phước vốn không xa lạ gì với Tăng Ni và Phật tử khắp nơi, nhất là đối với các du khách du lịch. Nhưng đối với những ai có một chút tâm hồn thiết tha với Phật giáo, thì nơi đây mỗi lần ghé lại là thêm một lần ghi thêm dấu ấn mới mẻ.
Trời Đà lạt những ngày này không quá lạnh, không có mưa và có rất nhiều nắng, đủ để khách tha phương không cảm thấy cô đơn khi đứng trước rất nhiều công trình mà có lẽ rồi đây sẽ rất có ích cho Phật giáo nói chung và Phật giáo Lâm Đồng nói riêng. Từ đó nhận thấy mình cũng là một thành tố đang đứng trước thực cảnh huy hoàng không xa. Từ trong nhận định đó, năm 1998, dựa vào khả năng chuyên môn, người viết đã sáng tác bài cổ nhạc “Linh Phước Chiều Xuân” do hai nghệ sĩ Quốc kiệt và Thanh Thủy thể hiện
Ngôi chùa Linh Phước từ nguồn ân đức khai của chư Hòa Thượng: Thích Minh Thế (1951 – 1954), H.T Thích An Hòa (1954 – 1956), H.T Thích Quảng phát( 1956 -1959), H.T Thích Minh Đức (1959 – 1985) và hiện nay là Thượng Tọa Thích Tâm Vị (Trưởng Ban Pháp Chế tỉnh Hội Phật giáo Lâm Đồng). Thượng Tọa chính là người làm rạng rở, biến ngôi chùa Linh Ẩn từ nơi hẻo lánh của ngoại vi thành phố Đà Lạt trở thành điểm đến hấp dẫn cho mọi người cho đến tận hôm nay. Đi vòng quanh thành phố Đà Lạt chúng ta sẽ bắt gặp nhiều bảng chỉa dẫn đường vào chùa Linh Phước , chứng minh cho điều đó.
Vẫn biết rằng, ngày nay có nhiều ngôi chùa cũng có biệt danh “Chùa ve chai” hay “chùa miểng sành” nhưng đối với chùa Linh Phước những cụm từ dân dã ấy đã được nhiều người nhắc đến từ trước đó rất lâu. Dù ban sơ để có được biệt danh đó chỉ là đội rồng trước mặt tiền và trong chánh điện, và con rồng uốn khúc quanh mềm mại 49m, bên hông chùa (Long Hoa Viên)với vải rồng làm toàn bằng vỏ chai bia và thuốc trừ sâu (50 ngàn vỏ chai) của bà con Phật tử quanh vùng góp nhặt.
Tác giả bên trong một khúc lượn của thân rồng, chụp năm 1994
Ngày nay lối
kiến trúc có khảm sành sứ đã trở thành
nét riêng, mang tính chủ đạo trong hầu hết các công trình đã và đang xây
dựng của thượng tọa Thích Tâm Vị tại
đây.
Trên đường vào chùa Linh Phước, nổi bật nhất trong tầm nhìn du khách sẽ là tháp chuông bày tầng hùng vĩ, cao 36 mét. Điểm nhấn của công trình này là quả chuông cao 4,3m, đường kính 2,3m, nặng 8,5 tấn. đây là công trình đã khiến khắp nơi biết đến bài hát mang âm hưởng dân ca mang tên “Mười Thương Công Đức Đút Chuông” theo điệu Nói Thơ Bạc Liêu, do ca sĩ Bích Phượng thể hiện, mà người viết đã nhanh chóng thực hiện với sự hổ trợ tận tình của nghệ sĩ Út Bạch Lan, nhằm đáp ứng lời kêu gọi chung tay góp sức cho công trình này.
Giờ đây trở lại ngôi chùa có rất nhiều kỷ niệm này, anh em chúng tôi còn chưa hết ngỡ ngàng với công trình tượng Bồ Tát Quan Thế Âm bằng hoa bất tử- kỷ lục Châu Á của chùa, thì ngay bên đó một công trình mang tính vĩnh cửu đang dần hoàn thiện hết sức nguy nga; đó là Điện Thờ Quan Âm.(Đính kèm 3 ảnh:1-Bảo Tưởng Quan âm đang thi công .2-Và Hiện nay, 3-Một trong 108 tượng nhỏ được đặt chung quanh Bảo Tượng lớn). Anh em chúng tôi được hướng dẫn chiêm ngưỡng công trình này dù các nghệ nhân vẫn còn đang tỷ mỷ chạm khắc từng chi tiết một trong mỗi tầng của điện thờ. Ở đây, nếu chú ý chúng ta sẽ thấy ý tưởng của Thượng Tọa Thích Tâm Vị rất độc đáo khi cho chạm khắc các mảnh sành sứ có hính dáng các nhánh tùng được nhổ rất xa khỏi vách trần, khiền tầm mắt nhìn vào không có cảm giác mặt bằng thô cứng. Một anh bạn nhạc sĩ đi cùng thốt lên “chạm khắc kiểu này mới đáng chùa miểng chai, không đụng hàng”.
Đó là chưa
kể đến một kho tàng bảo vậty bằng đá quý
và gổ quý, đưiợc tạo tác cách điệu
thành nhiều tác phẫm mang ý nghĩa
nhân bản sâu sắc. Tất cả đã giúp cho ngôi chủa Linh Ẩn hiện nay đang sở hữu
đến bày kỷ lục Việt
Xin thú thật, người viết không có mối quan hệ nhiều, các cuộc thăm thú khắp nơi vẫn là ước muốn xa xỉ, nên ngôi chù Linh Phước chính là điển đến của minh nếu muốn lên Đà Lạt tham quan hay nghỉ ngơi. Và Thượng Tọa Thích Tâm Vị từ đó nghiễm nhiên trổ thành chổ dựa lớn nhất của tôi trong đời khi nhắc đến Linh Phước –Đà Lạt.
Cũng từ chổ thâm tính đó, dù còn đang rất bận với vô vàn công việc, Thượng Tọa vẫn quan tâm, chu đáo để những ngày ngắn ngủi ở Đà lạt này anh em chúng tôi được ấm lòng đạo vị. Ngay cả khi đi dự họp không về kịp, Thượng Tọa cũng điện bào về để Phật tử thay mặt lo lắng cho anh em chúng tôi. Rồi như vẫn chưa an lòng , chính Thượng Tọa đã cùng anh em chúng tôi đi về chùa Linh Ân ở Nam Ban, ngôi chùa do Thượng Tọa khai sơn vào nửa thập niên 80 thế kỷ trước.
TT Thích Tâm Vị cùng anh em tại chùa Linh Ẩn
Đứng
chụp mọt tấm ảnh chung kỷ niệm với
Thượng Tọa, người viết không khỏi chạnh
lòng khi nghĩ về những bất trắc của công việc
mình đang làm, đó là văn hóa văn nghệ Phật giáo hiện tại. Có quá nhiều
tư tưởng lớn nhưng việc làm thì và thành
quả thí như một món hàng ve chai. Những
mãnh ve chai mà Thượng Tọa Thích Tâm Vị dùng để tô sắc cho ý tưởng của mình, trở thành tuyệt tác có ích cho đạo cho đời thì còn đáng gọi là ve
chai không? Vì thế, Không có chổ dựa tinh thần nào lớn hơn người hiểu và quý mình. Đó mới chính là lực
đầy mạnh mẻ giúp cho từng bước chân trần chúng ta tiến đến bến
bờ viên mãn.
Thượng Tọa T,.Tâm Vị vốn ít nói mà làm nhiều, nhiều lắm để bây giờ là vô vàn những thành quả to lớn thế kia. Để lần trở lại này thêm một lần ngưỡng mộ tấm lòng cũng như công hạnh của Thượng Tọa. Chính Thượng Tọa đã biến địa danh Trại Mát trở thành điểm sáng trong bản đồ du lịch Lâm Đồng và hơn thế nữa lá diểm sáng trong mỗi trái tim người Phât tử luôn muốn làm thật nhiều cho đạo pháp và dân tộc.
Về lại đất Sài thành oi bức, và tiếp tục nhìn-nghe những chướng tai gai mắt; người viết nhớ lại câu kết trong một câu chuyện khoa học giả tưởng là khi có một lưởi dao kề cổ, lúc đó anh ta chợt tinh và biết rằng : À! Mình đã trở về trái đất!.
Nhớ lắm Linh Phước-Linh Ẩn của tôi.