;
Nên chủ nhật, ngày 03/06/2012, tôi và hai Phật tử khác đã quyết định xuống thăm chùa. Sau khi làm lễ tại Tam Bảo chúng tôi đã trò chuyện cùng sư cô Trân Bảo, được Tỉnh hội Phật giáo Hưng Yên bổ nhiệm về làm trụ trì chùa từ tháng 11/2011 (trước đó chùa đã thay một số trụ trì bởi điều kiện tu hành ở đây khá khó khăn), và đi vãn cảnh chùa.
Ấn tượng của chúng tôi với sư cô trụ trì là hạnh lắng nghe, tính cách điềm đạm cùng với vóc người thanh mảnh khắc khổ của một người tu hành thực sự. Sư cô đã ăn trường chay từ khi xuất gia, theo chúng tôi đó là một điều đáng quý trong thời cuộc hiện nay .
Đặc biệt ấn tượng là tại đây không có việc đốt vàng mã và dâng cúng đồ mặn. Trước khi sư cô về làm trụ trì, với lễ giải hạn tại chùa người dân trong thôn có thói quen đốt hình nhân thế mạng. Bằng sự kiên trì và nhẫn nại, sư cô đã làm cho người dân trong thôn hiểu rõ về giáo lý của Đức Phật trong việc cầu an, cũng như làm sao lễ Phật và thờ Phật cho đúng cách.
Sau một vòng quanh chùa, chúng tôi cảm thấy trong lòng dấy lên một nỗi buồn. Trước khi bị cháy, chùa đã xuống cấp và sư cô cũng đã cố gắng sửa chữa tu bổ bằng số tiền hạn hẹp của các Phật tử đóng góp. Vì đây là vùng nông thôn với mức sống thấp, nên số tiền đó cũng là một sự cố gắng lớn của các Phật tử địa phương.
Mỗi khi trời mưa là Tam Bảo bị dột bởi mái chùa đã xuống cấp trầm trọng hơn sau đám cháy. Nhìn những bức tượng Phật, Bồ-tát trên Tam Bảo với những vết nứt và ám màu đen của khói, những bàn để bát hương cũ kĩ với chân kê bằng gạch, những bệ thờ lát đá hoa thời bao cấp, những mảng tường bong tróc chắc hẳn sẽ làm đau lòng các Phật tử khi tới thăm chùa.
Qua lời kể của sư cô trụ trì, đôi lúc đang tụng kinh mà mưa thì các Phật tử nơi đây phải chạy ra những chỗ không bị dột, có sãi đêm ngủ tại chùa, sáng hôm sau tỉnh dậy thấy người mình ướt vì đêm hôm trước trời mưa dột do ngủ say mà không biết.
Nếu sang bên nhà thờ Tổ chắc hẳn các Phật tử còn đau lòng hơn nữa khi biết gian thờ Tổ trước đây là một cái kho, vì chùa xuống cấp nên phải tận dụng làm nhà thờ. Trong nhà thờ Tổ, ban thờ Tổ nằm ở giữa, hai bên là ban thờ Mẫu và ban thờ Đức Thánh Trần.
Nhìn lên ban thờ Tổ, chúng tôi thấy có di ảnh của cố HT. Thích Thanh Tứ. Khi hỏi sư cô thì mới biết thôn này chính là quê gốc của ngài. Khi còn sống mỗi lần về thăm quê, ngài dù có bận việc gì cũng luôn ra chùa thắp hương lễ Phật. Sư cô Trân Bảo đã may mắn khi được cố Hòa thượng làm lễ đăng đàn thọ giới cho. Trước khi mất cố Hòa thượng đã có tâm nguyện trùng tu chùa. Ngài đã đề nghị sư cô chuẩn bị hồ sơ, nhưng khi sư cô đang chuẩn bị thì ngài đã theo đức Phật về Tây Phương, không kịp thực hiện hạnh nguyện của mình.
Mong muốn của sư cô thật giản đơn, làm sao có một ngôi chùa nhỏ, trang nghiêm và thanh tịnh để làm nơi truyền bá giáo lý màu nhiệm của đức Phật đến với những người dân trong thôn.
Với mục đích tạo điều kiện cho các Phật tử ở xa có thể giúp đỡ chùa, tôi hỏi sư cô có tài khoản ngân hàng không? Tôi thật sự ngạc nhiên với câu trả lời là không có. Thực tế, sư cô cũng ít đi đâu xa trừ khi có việc, chủ yếu là ở tại chùa tu tập. Vì thế việc đầu tiên tôi mong muốn sư cô làm là đi mở một tài khoản ngân hàng. Theo ước nguyện của chúng tôi, mọi sự giúp đỡ của các Phật tử sẽ được chuyển vào tài khoản này, để việc thu chi được công khai và minh bạch.
Để có kinh phí tu sửa hay xây mới, nhà chùa chỉ biết nương nhờ sức gia hộ của chư Phật, chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng, Long Thần Hộ Pháp, cùng sự sẻ chia ủng hộ của các Phật tử gần xa. Nhà chùa dự kiến sẽ tiến hành công việc này dựa trên số tiền các Phật tử ủng hộ từ lúc thời điểm kêu gọi đến ngày 31/12/2012. Trong quá trình chờ đợi nhà chùa sẽ không sử dụng tiền công đức thu được cho bất kỳ một mục đích nào khác.
Kính mong các Phật tử phát tâm, góp sức để công việc trùng tu chùa sớm được bắt đầu, mọi công đức xin gửi vào tài khoản:
Chủ tài khoản: Lê Thị Hiền (Pháp danh Thích Trân Bảo), số tài khoản 711 A 688 011 36 - Ngân hàng Vietinbank Hưng Yên.
Thông tin liên lạc:
1. Sư cô Thích Trân Bảo: Tel 09 87 13 78 18
2. Đường đến chùa Phúc Khánh: Đi xe Bus 205, 208 từ Hà Nội hoặc xe khách đi thành phố Hưng Yên, xin dừng tại Bệnh Viện Kim Động, hỏi chùa thôn Miêu Nha, xã Song Mai, quãng đường từ bệnh viện đến chùa khoảng 3.5 km.
Tâm Pháp Tuệ