;
Phẫn nộ bức ảnh nam thanh niên ngồi lên tượng Phật
Đầu năm đi chùa cầu phước như thế nào?
Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật
Đầu năm vào cửa Thiền ứng xử lễ bái thế nào cho đúng?
Mặc dù Ban tổ chức của các lễ hội đã lên kế hoạch để tổ chức sao cho văn minh, lịch sự, tiết kiệm nhưng xem ra vẫn chưa “khớp” với tình hình thực tế. Những hiện tượng “phi văn hóa” vẫn còn tồn tại trong các lễ hội truyền thống.
Hối lộ Phật, Thánh.
Theo quan niệm của người Việt, đầu năm đi lễ chùa sẽ gặp nhiều may mắn trong suốt một năm, sẽ được Phật, Thánh phù hộ, che chở. Quan niệm ấy cũng không có gì sai trái khi nó phù hợp với văn hóa tâm linh của mọi người. Nhưng trong những năm gần đây, tình trạng “biến thái” các nét văn hóa tâm linh ngày càng nhiều. Trong đó có văn hóa đem tiền lẻ đi lễ chùa đã được người dân ưa thích.
Cúng dường hay hối lộ nhà Phật?
Họ thích đặt tiền lẻ khắp các ban thờ, dâng vàng mã để hy vong Phật, Thánh “chứng” trực tiếp. Rồi còn đem tiền nhét vào mâm hoa quả, bàn tay tượng hoặc bất cứ chỗ nào có thể. Chính vì vậy hòm công đức dường như “ế khách”. Người dân đâu có biết rằng khi đổi tiền chẵn lấy tiền lẻ để cúng chùa cũng đã làm hao rất nhiều. Mười nghìn đồng thì chỉ còn 7-8 nghìn. Trong khi đó nếu đem tờ mười nghìn đó bỏ vào hòm công đức thì giá trị của nó sẽ được nguyên vẹn. Mà như vậy nhà chùa sẽ không phải cắt cử người đi thu gom tiền lẻ, hạn chế tình trạng mất trộm tiền công đức.
Không chỉ vậy, nhiều nơi vẫn còn đem lễ mặn vào chùa gây bức xúc cho Phật tử khắp nơi. Họ thường tiến rượu bia, thịt, giò chả, lên ban Đức Ông để mong Đức Ông “hưởng”. Liệu việc làm ấy có còn chút phúc đức nào không?
Dâng lễ mặn tại chùa Bà-Châu (Đốc-An Giang).
Việc đốt hương, nến ở chùa cũng vậy. Khi có hương nến đã được thắp lên rồi thì chúng ta không nên thắp thêm nữa. Thứ nhất là tốn kém cho nhà chùa, thứ hai là độc hại với môi trường và sức khỏe. Theo Đại đức Thích Minh Huân, trụ trì chùa An Phú (Ứng Hòa-Hà Nội), người dân nên đi lễ chùa cần phải có cái tâm chứ không phải chỉ đem lễ vật, mâm cao cỗ đầy đến chùa mà để cầu khấn. Phật tại tâm, tâm tức Phật. Nếu có tâm Phật thì chỉ cần thắp nén tâm hương ngay chính bản thân mình thì đã được Phật chứng rồi”.
Nhét tiền vào miệng tượng La Hán (chùa Bái Đính-Ninh Bình)
Những hành động “đẹp”.
Chùa Bái Đính (Ninh Bình) được biết đến là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam nên rất nhiều nhân dân, Phật tử khắp nơi về hành hương và chiên bái cảnh chùa, lễ Phật đầu năm. Những dãy hành lang dọc của chùa có rất nhiều tượng các vị La Hán được đặt ngay ngắn, tạo cho không gian của chùa Bái Đính dường như thanh tịnh, đẹp hơn. Nhưng chính các du khách đã góp phần phá hủy đi nét thanh tịnh đó. Mỗi người đi qua thường lấy tay mình xoa lên các chi tiết trên tượng. Rồi một người, hai người và nhiều hơn thế nữa đã làm những bức tượng bị mòn đi rất nhiều.
Tượng La Hán bị mòn và xấu do du khách chạm vào.
Rồi dọc tuyến đường lên chùa Hương thì lại bày bán, treo la liệt các loại thịt động vật. Đến cửa từ bi mà tại sao lại có những chúng sinh phải bỏ mạng trên đầu dao miệng thớt như vậy? Liệu như vậy có giống đường lên chùa hay giống như đường vào địa ngục? Thiết nghĩ thành tâm kính Phật chúng ta cũng không nên làm như vậy. Làm như vậy thì chỉ có tổn phúc đức mà thôi.
Đường lên chùa hay đường về địa ngục?
Rồi đến hội phát ấn đền Trần ở tỉnh Nam định thì còn hơn cả mọi người tưởng tượng. Chỉ vì quan niệm rằng đến đền Trần cốt xin được cái ấn để gặp may cả năm rồi cầu được tài lộc, được thăng quan tiến chức… mà người ta đã chen chân, giẫm đạp lên nhau, cãi nhau ầm ĩ chỉ mong có được tờ ấn. Ngay đến những nơi như vậy mà người ta còn chen chúc nhau, giẫm đạp lên nhau để tranh giành như vậy thì liệu cái “Tâm”, cái “Đức” của họ có còn không? Các vua Trần sẽ cười hay sẽ khóc khi con dân lại làm như vậy? Tranh giành như vậy tức là vẫn còn tâm tham-sân-si. Rồi những hiện tượng phải bỏ tiền ra để mua được tờ ấn tại đền thì có còn nét văn hóa phát ấn không? Tại sao không gọi là “lễ bán ấn” cho xong?
Người dân bỏ tiền mua ấn đền Trần.
Còn đâu là linh thiêng?
Còn đâu đó rất nhiều những hiện tượng như móc túi, cướp giật, giả què quặt, ăn xin, cờ bạc, đánh nhau, khấn thuê, xem bói...hiện đang gây nhức nhối trong các lễ hội truyền thống. Vấn đề Tâm linh vốn dĩ đã là một phần của văn hóa đời sống của người dân. Việc thờ phụng Phật, Thánh để cầu quốc thái dân an là trách nhiệm của mọi người chứ không phải là trách nhiệm riêng của một vị tu sĩ hay vị thủ từ giữ đền nào cả. Nhân dân đến chùa, đình cầu nguyện là để mong những điều ước của mình trở thành hiện thực chứ đừng đem những cái chưa đep đến nơi đó. Mâm cao cỗ đầy chưa chắc gì đã bằng người chẳng có gì đến chùa ngoài cái tâm thanh tịnh. Hy vọng qua bài viết này sẽ làm thay đổi được một phần ý thức về văn hóa tâm linh cho một đại bộ phận người dân.
(Bài viết có sử dụng ảnh tư liệu của các báo Online)