;
I. Ghi nhận sự kiện, căn cứ tra cứu
Bạn đọc gửi đến tôi xem bài báo “Đi lễ chùa làm gì cho khổ?”, tác giả Kiều Khanh, đăng trên báo Phụ nữ Online(xem: https://www.phunuonline.com.vn/di-le-chua-lam-gi-cho-kho-a1402213.html)
II. Phân tích, bình luận
Đây là một bài báo tiêu biểu cho việc sử dụng báo chí để loại trừ người đi chùa, thiểu số hóa tín đồ Phật giáo, phá dỡ mặt bằng tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của người Việt cho mục tiêu cải đạo.
Chúng ta đều biết nhiều tôn giáo bắt buộc tín đồ đến cơ sở tôn giáo định kỳ, nếu không, theo giáo lý, sẽ phải chịu những sự trừng phạt do các đấng thiêng liêng. Do vậy, các nhà thờ Ca tô lích La Mã, Tin Lành luôn đông nghẹt tín đồ vào ngày chủ nhật.
Còn ở Phật giáo, lễ chùa là điều tự nguyện. Người đi chùa chỉ đông vào tháng giêng, tháng bảy âm lịch.
Thời gian lễ Phật của người đi chùa chỉ 5 – 10 phút. Thời gian còn lại, người lễ chùa dùng cho việc ngoạn cảnh, thăm thú... Đó là một truyền thống tốt đẹp của người Việt.
Nhưng đối với những người theo đuổi sứ vụ cải đạo, thì đó là một cái gai trong mắt họ.
Một số người nhận sự vụ cải đạo là những nhà báo đen. Họ dùng tất cả mọi thủ đoạn, mưu kế, chiêu trò, ám thuật để loại trừ người đi chùa, hạ thấp số lượng người đi chùa, làm cho chùa chiền hoang vắng, giảm sút khách thập phương.
Đó đồng thời cũng là mục tiêu ngăn chận việc xây dựng chùa mới, cũng như đánh váo tài chính phục vụ cho hoạt động Phật giáo.
Tình trạng đó sẽ là hoàn cảnh hết sức thuận lợi để cải đạo tín đồ Phật giáo sang một tôn giáo khác.
Hiện nay, báo chí đều dưới sự quản lý của nhà nước, đều chịu sự biên tập, cho nên, những nhà báo nhận sứ vụ cải đạo phải thực hiện nhiệm vụ của mình một cách khéo léo, che đậy dưới những hình thức trình bày thích hợp. Có như thế, những bài báo bài xích Phật giáo phục vụ mục tiêu cải đạo tín đồ Phật giáo mới có thể lên trang.
Ở đây, chúng ta cần phân biệt nội dung của những bài báo như vậy với mục tiêu của nó.
Nội dung của nó có thể là rất thiện cảm với Phật giáo, có thể viện dẫn một khía cạnh giáo lý của Phật giáo ra mà lý luận, trình bày.
Tuy nhiên, điều cần phải quan tâm là cái mà nó gieo vào lòng người đọc, những dụng ý sâu xa mà nó hướng đến.
Căn cứ nghĩa từng từ, từng câu, thì những bài báo có mục tiêu như thế sẽ không có vấn đề gì. Nhưng vấn đề là sau khi đọc cả bài, phản ứng với người đọc như thế nào.
Bài đăng trên báo Phụ nữ Online mà chúng ta đang phân tích như là lời rĩ vào tai người đọc: Bạn ơi, như thế thì thôi đừng đi chùa nữa, phức tạp lắm, phiền hà lắm, chẳng lợi ích gì, vừa mâu thuẫn gia đình, vừa có thể lây cúm corona...
Bạn ơi, trong chùa đâu có Phật, Phật vốn ở tại tâm, đừng tìm Phật trong chùa mà tìm Phật ở tại tâm ta...
Mục tiêu đó cũng giống như loại lý lẽ chùa cúng sao là mê tín và làm tiền.
Kết quả sẽ là người đến chùa giảm sút, tín đồ xa lánh chùa chiền, chư tăng.
Những bài báo, lý lẽ loại như vậy sẽ xoay chuyển nhận thức của một số người, rằng chùa chiền vô dụng, Phật giáo là một tôn giáo không có lợi, thậm chí có hại cho xã hội.
Chúng ta chú ý đến điểm này. Tại sao họ lại cứ chăm chắm hướng vào đạo Phật? Chủ nhật, đi nhà thờ có thể là ba, thậm chí bốn thế hệ từ đứa trẻ cháu cố còn bồng trên tay đến cụ cố tám chính chục tuổi. Đâu phải chuyện đi chùa du xuân gia đình như ở đạo Phật mà đó là bổn phận tôn giáo phải tuân thủ. Nhưng không ai nói hết.
Một số quan chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tăng ni Phật tử cũng đã nhận thấy vấn đề ở những bài báo như thế. Nội dung bài xích cứ liên tục xuất hiện nay ở báo này, mai ở báo nọ, tận dụng mọi yếu tố, mọi lý do (bài báo mà chúng ta đang phân tích khéo léo dùng dịch cúm corona để loại trừ người đi chùa thông qua chú thích ảnh).
Tuy nhiên, quan chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam tăng ni Phật tử ít người thấy quan hệ giữa xu hướng báo chí bài Phật giáo đối với số liệu thống kê nhà nước cho thấy tín đồ Phật giáo giảm mạnh, Phật giáo đã là tôn giáo thiểu số tại Việt Nam.
Tác dụng của những loại bài báo như thế này là làm lan truyền sự ác cảm đối với đạo Phật, từ đó khiến ngày càng đông người không muốn nhận mình là Phật tử.
Tình trạng của gia đình mà bài báo “Đi lễ chùa làm gì cho khổ?” phản ánh tình trạng Phật giáo đã thiểu số hóa. Trong bài chỉ còn nhân vật chị Huyền là sùng mộ đạo Phật. Số người còn lại hoặc cải đạo, hoặc chẳng cần chùa chiền gì nữa. Phật tại tâm!
Có vẻ nói Phật tại tâm là nói theo đúng giáo lý đạo Phật. Nhưng trong trường hợp này nó đề kháng với giáo lý Phật giáo ở chỗ là dùng nó, gắn vào miệng nhân vật để loại trừ không gian Phật giáo, hoàn cảnh Phật giáo vốn rất cần thiết để nâng cao đời sống tâm linh.
Cả nhà đi chùa là cùng nhau tìm đến không gian Phật giáo để tạo môi trường để Phật trong tâm trở nên rực sáng. Thế nhưng ở đây, người viết bài đã sắp đặt để Phật trong tâm và Phật trong chùa đấu lý nhau, xung đột ý kiến nhau, để rồi ý kiến Phật trong chùa đuối lý!
Tuy nhiên, dưới cái nhìn kỹ xảo báo chí, thì CUỘC TRANH LUẬN PHẬT TẠI TÂM VÀ PHẬT TRONG CHÙA GIỮA HAI MẸ CON TRONG BÀI BÁO CHỈ LÀ CÁI CỚ, CÒN NỘI DUNG CHÍNH NẰM Ở VIỆC ĐEM DỊCH CÚM CORONA ĐỂ LOẠI TRỪ NGƯỜI ĐI CHÙA THÔNG QUA CHÚ THÍCH ẢNH VÀ LỜI THOẠI PHỤ.
Nếu không có cái cớ Phật tại tâm, thì người viết bài không thể đặt một mình chỏng chơ lên báo ý kiến rằng không được đi chùa vì dịch cúm corona.
Vũ thị Họp
Đi chùa là tốt, vì đến chùa là để học tập những lời Đức Phật dạy, là người thì phải sáng suốt, thấy cái gì đúng và có khoa học và thực tế thì mới nên tin, còn điều gì mù mờ và mê tín dị đoan thì không nên tin, Phật dạy là ai làm sai hoặc làm đúng thì sẽ có nghiệp, phước như mình gieo tạo ra, Phật cũng có cha mẹ sinh ra, ốm bệnh rồi chết, ai cũng vậy cả, Phật là Đấng Toàn Năng Toàn Giác, Phật chỉ hơn chúng ta là Phật giác ngộ, nên Phật dạy lại chúng ta phải sống giác ngộ và giải thoát, Phật dạy Phật không ban phước hay giáng họa cho ai được, nếu cầu xin lạy lục là sai, học giác ngộ và giải thoát như Phật dạy là đúng và loài người sẽ rất tốt đẹp vì sống sáng suốt và khoa học.
Bùi hoàng hiẹp
Đức phật có mặt ở thế gian này là một đại nhân duyên KHAI THỊ CHÚNG SANH NGỘ NHẬP PHẬT TRI KiẾn tức dạy cho con người chúng ta biết ai cũng có phật tánh và trong thế giới này là quy luật nhân quả luân hồi và không có một vật gì mãi tồn tại đều phải theo quy luật THÀNH TRỤ HOẠI DIỆT chùa là trùm khắp và đạo phật là tinh hoa của nhân loại và không phải là một tôn giáo nhưng đến thời nay các chùa trên đất nước việt nam mình các thầy không dạy giấc ngộ giải thoát mà toàn cúng tụng và cầu xin lậy lục và xin xăm bói quẻ những việc ấy không liên quan gì tới đạo phật vậy mà các thầy cứ mang vào chùa gieo giắc và phát triển tự nhiên như vậy làm mất đi cái chính của đạo phật chính những phàm phu và mê muội tăng đang góp phần và phá đạo phật vậy tôi thiết nghĩ các thầy tu chân chánh phải có trách nhiệm với đạo phật để đạo phật mãi là tinh hoa của nhân loại
Thích 51 Trả lời 2/24/2020 8:06:30 AM