Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Có một gia đình như thế trong mỗi mùa Phật đản về

Tác giả Dương Kinh Thành
02:34 | 16/05/2022 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Lâu nay chúng ta rất khó khăn tìm gặp một gia đình Phật tử gương mẫu, tròn vẹn ý nghĩa trong việc tỏ lòng hân hoan kính mừng Phật đản ngay tại chính tư gia của họ.

nguoiphattu_com_co_mot_gia_dinh_nhu_the_trong_moi_mua_phat_dan_ve3.jpg

Gia đình Phật tử Phạm Ngọc Sơn tổ chức lễ mộc dục (tắm Phật).

Chùm ảnh trang trí cờ hoa lễ đài Phật đản của các gia đình Phật tử miền núi
Hà Tĩnh: Đại lễ Phật đản năm 2017 tại các chùa và tư gia
Phật giáo Việt Nam thiếu số hóa nhìn từ việc chuẩn bị lễ Noel
Tư gia treo cờ mừng Phật đản chuyện cũ nhưng vẫn luôn còn mới


Khắp đó đây vẫn thấy có nhiều hộ tư gia treo cờ hoa kính mừng Phật đản với nhiều hình thái lớn nhỏ khác nhau. Điều đó tưởng cũng đã thấy ấm lòng và vui vẻ lắm rồi trong vô số người khác còn thờ ơ với ngày lễ đản sanh của đức Phật tại tư gia mình. Nói như thế là bởi vì phía bên trong mặt tiền những tư gia treo cờ hoa ấy có rất nhiều yếu tố, điều kiện khác nhau.

Thí dụ có tư gia thì treo cờ hoa vì cả nể bậc cha mẹ bảo làm; có tư gia thì con cái làm; có tư gia làm theo người có quyền hạn hoặc nắm phần kinh tế trong gia đình gia đình..v..v. Ngay như bản thân người viết, phải mất hằng mấy mươi năm trời mới có thể chuyển hóa được cả gia đình hướng Phật, và để mỗi mùa Phật đản mới được tự do quyết định treo cờ hoa trong nhà ngoài ngõ.

Bên cạnh đó, nhiều BTS Phật giáo địa phương không mặn mòi hay thiết tha lắm trong việc kêu gọi, khuyến khích Phật tử của mình treo cờ kính mừng Phật đản hằng năm, dù thường hay tổ chức các khóa tu học đông đảo thường xuyên. Nếu có thì cũng chỉ lẻ loi một vài chùa kêu gọi cho có lệ rồi cũng mỏi mòn im bặt, phó mặc cho sự thờ ơ ngày nay sâu nặng. Đã có nhiều người chúng tôi gặp nói rằng họ cũng muốn treo nhưng vì chung quanh chẳng thấy ai treo nên…ngại! (chính xác là mắc cỡ).

nguoiphattu_com_co_mot_gia_dinh_nhu_the_trong_moi_mua_phat_dan_ve0.jpg

Phật "đản sanh" tại gia đình cư sĩ Phạm Ngọc Sơn nơi miền núi hẻo lánh xa xôi.

Xem lại những thông tư hướng dẫn lễ Phật đản hằng năm của các cấp giáo hội sẽ rõ hơn. Thật đáng buồn biết bao! Trên mặt trận hoằng pháp, đây là sự thất bại không nhỏ trong việc tranh thủ sự đồng thuận từ trong quần chúng Phật tử. Vì thế, trong nhiều ý kiến đưa ra sau khi có thông tin thống kê tín đồ Phật giáo sụt giảm, chưa thấy có nơi nào nói đến việc này thì làm sao đặt kỳ vọng mai sau rằng sẽ kêu gọi mọi người mạnh dạn công nhận là tín đồ khi có khảo sát thống kê!

Đã không kêu gọi lại chẳng quan tâm, thậm chí ban bố cho một lời ngọt mát để những Phật tử có tâm hướng Phật ngày Phật đản hằng năm tiếp tục, vui vẻ treo cờ hoa tại trước ngõ nhà mình. Làm sao để những gia đình như của đạo hữu Như Lực (Sơn Thạch Lâm) hằng năm, treo cờ hoa kính mừng ngày Phật đản sinh giữa một vùng cô đơn, lạc lõng mà không hề thối chí hay “mắc cỡ”, thấy được rằng vẫn có nơi an dựa vững chắc.

Vâng! nếu không gọi gia đình này là một gia đình Phật tử gương mẫu nhất mà chúng tôi từng gặp, thì ít nhất cũng là một gia đình có đầy đủ nguyên vẹn và ý nghĩa, tỏ lòng  kính Phật hết sức tuyệt vời (xem ảnh ).

Ngụ tại miền sơn cước xa xôi, thị trấn Quảng Phú, xã Quảng Tiến, huyện Cư M'gar, tỉnh Dak Lak. Gia đình đạo hữu Như Lực có bốn thành viên, hai vợ chồng và hai người con trai đã trưởng thành. Vợ là cô Đoàn Nga, pháp danh Thục Trang, con trai lớn Ngọc Thạch, pháp danh Đồng Vĩnh và con trai thứ Ngọc Lâm, pháp danh Đồng Phú (xem ảnh). Năm nào cũng đều đặn treo cờ hoa mừng Phật đản như thế chứ không xu thời nhặt khoan bất chợt.


nguoiphattu_com_co_mot_gia_dinh_nhu_the_trong_moi_mua_phat_dan_ve2.jpg

Hương vị hạnh phúc, an lạc mùa Phật đản trong gia đình cư sĩ Phạm Ngọc Sơn .

Chúng tôi xem ảnh cả ba cha con làm lễ tắm Phật trước bàn thờ Phật gia đình ngày mùng 9 tháng tư vừa qua mà bồi hồi xúc động. Liệu có còn một gia đình nào khác nữa chăng để nét tâm hoa cúng Phật bày được nhân rộng và bay xa? Chắc là khó tìm gặp lắm! Và rồi cũng chợt nhớ ra , nơi gia đình đạo hữu Như Lực an trú có BTS PG tỉnh Dak Lak và BTS Phật giáo huyện Cư M’Gar. Không rõ các vị có chịu khó bước sâu vào nơi hẻo lánh này để một lần thấy cờ hoa kính mừng Phật đản của gia đình này tung bay một cách tự tại và kiên cường giữa vùng nắng gió cao nguyên!


nguoiphattu_com_co_mot_gia_dinh_nhu_the_trong_moi_mua_phat_dan_ve1.jpg

Bản thân người viết cũng chợt giật mình, thầm trách sao bao lâu nay mình quá vô tư trước một gia đình quen biết, thân thiết như thế, làm được những điều mà từng bài viết mỗi mùa Phật đản thường hay kêu gọi đến rát lòng!

Những hình ảnh của một gia đình tín tâm hướng Phật ngày đản sinh đẹp đến tuyệt vời như vậy sao nỡ lòng nào mình lại  chạy đi xa để đi tìm và lên tiếng ?

Vì vậy bài viết này xin được nói lên cõi lòng như một lời tạ lỗi và xin phép được tải lại mấy tấm ảnh của gia đình đạo hữu trên facebook cá nhân, để chia sẽ đến mọi người hoặc ít ra  bày tỏ  niềm tự hào rằng trong nhóm thân hữu còn có một người làm được điều mà ít ai làm được trong mỗi mùa Phật đản.


Mùa sen nở 2644 - PL 2564

{youtube https://www.youtube.com/watch?v=J_eRtpeZXAw|500|500}

phật đản tại nhà riêng treo cờ phật giáo phật đản phật đản 2020 gia đình phật tử gương mẫu ban hoằng pháp phật đản tư gia mùa Phật đản treo cờ phật đản tổ chức phật đản tại gia ghpgvn tỉnh đắk lăk

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Mùa an cư – nguồn gốc nghi thức cúng quá đường và giá trị tu tập tâm linh

Mùa an cư – nguồn gốc nghi thức cúng quá đường và giá trị tu tập tâm linh

Tại sao người xuất gia phải trải qua giai đoạn làm chú tiểu?

Tại sao người xuất gia phải trải qua giai đoạn làm chú tiểu?

Núp áo nhà sư

Núp áo nhà sư

Lễ tạ ơn cha mẹ, cách làm của một gia đình Phật tử kiểu mẫu

Lễ tạ ơn cha mẹ, cách làm của một gia đình Phật tử kiểu mẫu

Nhà tu hành ở Phương Nam: Duyên lành xứ Thanh !

Nhà tu hành ở Phương Nam: Duyên lành xứ Thanh !

Phật giáo không mang tính áp đặt và đe dọa

Phật giáo không mang tính áp đặt và đe dọa

Tự ý đắp y phục của Tăng ni là vi phạm pháp luật

Tự ý đắp y phục của Tăng ni là vi phạm pháp luật

Vài suy nghĩ về việc khai Phật tử trong thủ tục làm Căn cước công dân mới

Vài suy nghĩ về việc khai Phật tử trong thủ tục làm Căn cước công dân mới

Lời di huấn của Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Lời di huấn của Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Từ Di huấn của Cố Trưởng lão Hòa thượng Trí Quang nghĩ về chánh pháp

Từ Di huấn của Cố Trưởng lão Hòa thượng Trí Quang nghĩ về chánh pháp

Bình an như miền đất Phật giáo Myanmar

Bình an như miền đất Phật giáo Myanmar

Ngạc nhiên tu học Phật theo kiểu Myanmar

Ngạc nhiên tu học Phật theo kiểu Myanmar

Bài viết xem nhiều

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Tổ chức UNESCO có thể công nhận ‘sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể’?

Tổ chức UNESCO có thể công nhận ‘sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể’?

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Nhiều thông tin, hiện vật liên quan Phật giáo truyền vào Việt Nam qua vùng đất Hà Tĩnh

Nhiều thông tin, hiện vật liên quan Phật giáo truyền vào Việt Nam qua vùng đất Hà Tĩnh

Hà Tĩnh: Lễ rước Phật, khai mạc mùa Phật đản 2023, khánh thành chùa Triều Sơn

Hà Tĩnh: Lễ rước Phật, khai mạc mùa Phật đản 2023, khánh thành chùa Triều Sơn

Chùm ảnh trang trí mừng lễ Phật đản tại Tập đoàn bất động sản TLM

Chùm ảnh trang trí mừng lễ Phật đản tại Tập đoàn bất động sản TLM

Nhà sư đến sân cổ động bóng đá, nên hay không?

Nhà sư đến sân cổ động bóng đá, nên hay không?

Tại sao Đức Phật không dùng chữ để viết kinh?

Tại sao Đức Phật không dùng chữ để viết kinh?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN