;
ĐĐ.Thích Huệ Đạo (thế danh Đào Tấn Thành) bảo vệ luận án tiến sĩ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM - Ảnh báo Giác Ngộ.
Tản mạn về chiếc y cà sa ngày nay
Pháp phục của chư Tăng, Ni Việt Nam như thế nào?
Ông Dương Ngọc Dũng đến Thiền viện Quảng Đức sám hối Tăng ni cộng đồng Phật giáo
Báo Giác Ngộ online đưa tin, sáng ngày 22-5, tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM (Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP.HCM), Đại đức Thích Huệ Đạo (thế danh Đào Tấn Thành) đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Triết học.
Với đề tài, “Đạo đức Phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay”, Đại đức Thích Huệ Đạo đã mặc lễ phục Phật giáo (áo hậu vàng) để bảo vệ luận án tiến sĩ của mình trước Hội đồng khoa học gồm Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ là người thế tục (không phải người xuất gia).
Việc mặc lễ phục Phật giáo để đi thi lấy học vị thế học liệu có phù hợp với quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hay không?
Khoản 4 Điều 67, Chương XII, Nội quy Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN (nhiệm kỳ 2017 – 2022) quy định sắc phục thống nhất của Tăng Ni Hệ phái Phật giáo Bắc tông trong cả nước gồm 3 hình thức là Lễ phục, Pháp phục, Thường phục như sau:
a) Lễ phục của Tăng Ni khi dự các buổi lễ;
b) Pháp phục của Tăng Ni không dùng trong các buổi lễ;
c) Thường phục là hình thức mặc gọn gàng, giản dị, tuy không theo hình thức pháp phục, nhưng vẫn giữ được sắc thái riêng biệt của người xuất gia và đặc thù của Phật giáo Việt Nam (không đồng hóa hình thức mặc thông thường của xã hội).
Bảo vệ luận án tiến sĩ tại ngôi trường đại học thế học có phải là một buổi lễ Phật giáo không? Hay tu sĩ Phật giáo bảo vệ luận án tiến sĩ là đăng toà thuyết pháp nên phải mặc lễ phục (hậu vàng)?
Một người nhắn tin cho tôi nói rằng “việc mặc lễ phục Phật giáo (áo hậu vàng) để bảo vệ luận án tiến sĩ tại ngôi trường đại học thế học là tự hạ giá trị của tu sĩ Phật giáo vì cái học vị”.