nguoiphattu.com VP.PHTQ.CANADA nêu ra hôm nay, kính mong quí đạo hữu bốn phương đóng góp ý kiến, để rộng đường tìm hiểu chánh pháp, giải đáp các thắc mắc để mọi người cùng tu học.
Kính thưa quí vị,
Trong thời gian qua, VP.PHTQ.CANADA có nhận được nhiều thư hỏi đạo, nêu nhiều thắc mắc trên bước đường tu tập và trong cuộc sống.
VP.PHTQ.CANADA nêu ra hôm nay, kính mong quí đạo hữu bốn phương đóng góp ý kiến, để rộng đường tìm hiểu chánh pháp, giải đáp các thắc mắc để mọi người cùng tu học.
VP.PHTQ.CANADA sẽ kính chuyển các câu trả lời đến quí vị có lời thỉnh cầutham gia việc hỏi đáp này mà thôi,nhằm tránh việc gửi Email đến những vị không cần đến nhu cầu học hiểu này.
VP.PHTQ.CANADA dùng nhiều Emails khác nhau để chuyển tải thông tin Phật học đến quí vị khắp bốn phương, theo nhiều danh sách khác nhau.
Sau đây là nội dung các câu hỏi, các thắc mắc của quí vị thân hữu bốn phương:
Kính bạch Thầy, Kính xin Thầy từ bi giải đáp thắc mắc của con: Một người cô đơn đang sống trong Nursing Home, hằng ngày niệm Phật. Nhưng rồi từ từ tâm trí không còn sáng suốt nữa, đau bịnh, không niệm Phật được. Như vậy người này khi xả bỏ thân này, thần thức sẽ đi về đâu, cõi lành hay cõi dữ vì không ai hộ niệm. Con xin cám ơn Thầy. Kính chúc Thầy nhiều sức khoẻ. Kính Thầy Tâm Trinh (Toronto)
Kính bạch Thầy, Một số đạo hữu nhờ con thưa với Thầy, có rất nhiều thắc mắc về Phật Pháp kính mong Thầy từ bi giải đáp cho chúng con:
1. Có một vị Thầy ở Đức quốc nói: Chia vui đám ma, chia buồn đám cưới. Như vậy có phải theo đạo nên phải ngược đời chăng? Tại sao vị Thầy đó nói như vậy? 2. Có một nam cư sĩ muốn tầm sư học đạo và cạo tóc xuất gia vào chùa tu giải thoát, nhưng có vợ và hai con dưới 10 tuổi. Như vậy có phải là cắt ái ly thân chăng? 3. Tu pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh có cần phải tu “thọ bát quan trai” hay không? Làm sao biết được người nào vãng sanh, người nào không? 4. Vì không có phương tiện di chuyển, cho nên một số Phật tử chúng con ở nhà tu tập, như tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, như vậy có được không? 5. Khi niệm Phật không niệm ra tiếng, chỉ niệm thầm hay niệm trong đầu hoặc trong tâm như vậy có đúng không? 6. Kính xin Thầy giải thích cho chúng con rõ nghĩa hai danh từ “Phật Tánh” và “Pháp Tánh” khác nhau như thế nào? 7. Con nghe có Thầy giảng rằng: Niệm chú và niệm Phật để có dòng Pháp lưu. Vậy dòng Pháp Lưu nghĩa là gì? Chúng con kính xin Thầy chỉ dạy. 8. Những người đã thọ “Bồ Tát Giới” có lạy vong linh người thân và ăn đồ cúng vong được không? 9. Khi Cha Mẹ đã chết lâu rồi, khi cúng giổ kỵ thì phải cúng như thế nào – xôi chè – trái cây hay vẫn phải cúng cơm – có phải đọc kệ khai mở yết hầu để vong linh có thể về hưởng vật dâng cúng? 10. Người tu pháp môn Tịnh độ cầu vãng sanh, tu như thế nào, niệm Phật như thế nào mới có thể chắc chắn vãng sanh, xin Thầy giảng rõ hơn cho chúng con hiểu? 11. Nói về phần hồi hướng – mỗi khi cúng dường – bố thí, hay làm việc thiện thì phải hồi hướng cho tất cả chúng sanh. Nhưng chúng con nghĩ tới cúng dường hay bố thí nhưng không muốn nghĩ đến việc hồi hướng, vì như vậy sẽ vào chỗ hư không? 12. Nói về ý, thì khi nào ý khởi lên thì Phật và Bồ Tát đã biết ngay lập tức. Nhưng chúng con có nghe giảng rằng: khi phát nguyện phải nói ra lời thì mới được. Như vậy có phải là mâu thuẫn không?