;
Sự đóng góp của Hòa thượng Thích Thanh Hanh trong phong trào chấn hưng PGVN thế kỷ XX
Một trong những tăng sĩ ra nước ngoài hoằng hóa thành công tại nước bạn Lào, không thể không nhắc đến Hòa thượng Nhật Liên[1]. Hòa thượng Nhật Liên đang có một công cuộc hoằng pháp tại nước Lào hết sức thành công, thì những biến cố chính trị trong và ngoài nước đã đẩy Ngài sang một ngã rẽ khác.
1. Thân thế, xuất gia và học đạo của Hòa thượng Nhật Liên
Là một trong 7 vị Pháp sư sáng lập Phật học đường Nam Việt[2], Hoà thượng Nhật Liên thế danh là Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn - Nhật Liên. Ngài sinh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình Phật tử truyền thống. Thân phụ của Ngài là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con thì có 2 người con trai xuất gia đầu Phật.
Sớm có nhân duyên với Phật Pháp nên năm 13 tuổi, Ngài cùng Huynh trưởng với sự ủng hộ của song thân và dưới sự dìu dắt của Thúc Phụ cũng là Hòa thượng Đôn Hậu cho xuất gia theo Hòa thượng Giác Nguyên trụ trì chùa Tây Thiên Di Đà tại Huế. Hai anh em Ngài được Hòa thượng truyền thọ tam quy ngũ giới, đồng thời làm lễ thế độ xuất gia và cho Ngài pháp danh: Tâm Khai, tự Thiện Giác, anh trưởng pháp danh: Tâm Hoa, tự Thiện Liên.
Được xuất gia trong phong trào chấn hưng Phật giáo, nên chỉ sau một thời gian ngắn nhập đạo, Ngài đã được Hòa thượng Đôn Hậu là bổn Sư cho theo học tại Sơ đẳng Phật học đường, do Hòa thượng Trí Độ làm đốc giáo. Những bạn đồng học cùng Ngài bấy giờ là các Hòa thượng Thiện Siêu, Trí Quang, Thiện Minh, v.v. Được song thân cho theo đuổi nghiệp đèn sách ngay từ ngày còn thơ ấu, và với tư chất thông minh, tinh thần hiếu học sẵn có, lại được sự tận tâm ân cần dạy bảo của Hòa thượng Trí Độ đốc giáo, nên sự học vấn của Ngài rất chóng tiến bộ, và trong kì thi cuối niên học đầu tiên, với đề tài giáo lý “Năm thời thuyết pháp của Đức Phật”. Ngài được xếp vào hạng ưu tú nên được Bổn sư cho theo học tại Phật học đường Tây Thiên do Sơn môn Tăng già Thừa Thiên Huế (tiền thân của Giáo hội Tăng già sau này) thành lập, lúc này Ngài đã được 18 tuổi. Cùng năm Ngài được Hòa thượng bổn sư Giác Nguyên cũng là Hòa thượng Đường đầu, truyền thọ giới Sa Di tại Giới đàn chùa Tây Thiên.
2. Bắt đầu công cuộc hoằng hóa của Hòa thượng Nhật Liên
Vào năm 1944 lúc này Ngài đã được 22 tuổi, sau khi tốt nghiệp tại Phật học đường Tây Thiên, Ngài được cử vào giảng dạy tại Thích học đường của Hội Lưỡng Xuyên Phật Học tại tỉnh Trà Vinh. Năm 23 tuổi, Ngài nhận lời mời của Sơn môn Tăng già tỉnh Bình Thuận, giảng dạy Phật pháp tại chùa Phật Quang (Chùa Cát), thành phố Phan Thiết.
Năm 1946, tình hình chính trị trong nước xáo trộn, nên Ngài trở về trú tại chùa Long An thuộc liên thôn Xuân Yên, xã Nhan Biều, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là ngôi Chùa của gia tộc Ngài. Ngài nhận lời mời của Tỉnh hội Phật giáo Quảng Trị làm giảng sư cho Tỉnh hội. Đồng thời, Ngài cùng các vị trong Sơn môn Tăng già Quảng Trị thành lập Phật học đường Quảng Trị đặt tại chùa Long An.
Đầu năm 1947, thực dân Pháp tái chiếm Quảng Trị, Ngài về ẩn cư tại chùa Diên Thọ, thuộc thôn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Ngài cùng Huynh trưởng là thầy Thiện Liên gầy dựng, phục hồi Sơn môn Tăng già Quảng Trị.
Năm 1950, Ngài rời Quảng Trị vào Huế ở tại chùa Tây Thiên thị giả cho Hòa thượng Bổn sư, sau đó qua chùa Thiên Mụ giúp việc cho Sư Thúc, hướng dẫn Phật tử và sắp xếp công việc trong chùa, vì Hòa thượng Đôn Hậu thường xuyên đi giảng dạy các trường Phật học tại Huế.
Trong lúc đó, tình hình Phật giáo ở miền Nam đang bước đầu phát triển trở lại. Cuối năm 1950, Ngài được phép của Bổn sư và Sư Thúc rời Huế vào Sài Gòn hợp sức Hòa thượng Thiện Hòa, Trí Tịnh, Quảng Minh, Huyền Dung, Trí Hữu, Trí Minh quyết định thành lập Phật học đường Nam Việt đặt tại chùa Ấn Quang - Sài Gòn. Ngài được phân công làm Cố vấn kiêm Giáo thọ Phật học đường Nam Việt, các học Tăng do Ngài hướng dẫn lúc bấy giờ là các Hòa thượng: Từ Thông, Huyền Vi, Thiền Định, Nhất Hạnh, Thanh Từ .v.v. là các bậc cao tăng ngày nay.
Cũng trong thời gian này, Ngài tham gia Hội Phật học Nam Việt đặt tại chùa Xá Lợi đường Bà Huyện Thanh Quan và giữ chức Đệ nhất cố vấn ban quản trị Trung Ương Hội, kiêm chủ biên Tạp chí Từ Quang, cơ quan hoằng pháp của hội trong buổi đầu khi mới thành lập.
Năm 1951 lúc này Ngài được 29 tuổi, Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam họp tại chùa Từ Đàm, thành phố Huế để thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam, Ngài là một trong số 51 vị đại biểu Phật giáo toàn quốc và là một trong 7 thành viên của Phái đoàn Phật giáo Nam Việt ra Huế dự đại hội. Cùng năm đó, Ngài vận động thành lập Giáo hội Tăng già Nam Việt và giữ chức vụ Tổng thư ký sáng lập Hội, trụ sở đặt tại chùa Hưng Long, sau đó dời về chùa Ấn Quang.
Năm 1952, Ngài tấn đàn thọ cụ túc giới, tại giới đàn chùa Ấn Quang, do Hòa thượng Đôn Hậu làm Hòa thượng đường đầu. Các giới tử đồng thọ giới với Ngài lúc bấy giờ là ngài Nhất Hạnh….v.v.
Năm 1953, Đại hội Tăng già Nam Việt được mở tại chùa Ấn Quang và lần đầu tiên có hơn 500 Tăng ni và đông đảo đồng bào Phật tử khắp miền Nam tham dự. Đại hội suy tôn Hòa thượng Huệ Quang, Hòa thượng nguyên là Tổng lý Hội Lưỡng Xuyên Phật học Trà Vinh lên ngôi Pháp Chủ Phật Giáo Nam Việt nhiệm kỳ 2[3].
Cũng trong năm này, dư luận quần chúng Phật tử xôn xao về loạt bài đăng trên Báo "Thần Chung" (Tìm hiểu Phật giáo Việt Nam) của tác giả Đoàn Trung Còn. Mục đích của bài này không phải thật sự tìm hiểu, mà là xuyên tạc sự thật, gán cho những người hoạt động cho Phật Giáo Thống Nhất bấy giờ là những kẻ tha phương cầu thực, làm Chính trị, phỉ báng Đức Bồ Tát Quán Thế Âm .v.v. đề cao Tổ chức Lục Hòa Tăng Nam Việt, cho tổ chức này là Phật giáo chính thống.
Để cho quần chúng Phật tử, cũng như không phải là Phật tử tại miền Nam hiểu rõ về Tổng hội Phật giáo Việt Nam, Ngài đã viết loạt bài “Người học Phật phải tôn trọng sự thật” đăng trên Báo "Dân Ta" để trả lời. Khi loạt bài của Ngài xuất hiện, mọi người mới hiểu rõ là Tổng hội Phật giáo Việt Nam mà Giáo hội Tăng già Nam Việt và Hội Phật học Nam Việt là 2 tập đoàn Tăng già, Cư sĩ trong số 6 tập đoàn của Tổng hội Phật giáo Việt Nam cả nước.
Năm 1954, Ngài xin nghỉ việc tại Phật Học Đường Nam Việt để vân du sang Cao Miên, mở Lớp bồi dưỡng giáo lý và mở khóa huấn luyện trụ trì cho Tăng già Việt kiều tại chùa Kim Chương ở Nam Vang - Campuchia.
3. Cuộc hoằng hóa Phật sự tại nước bạn Lào của Hòa thượng Nhật Liên
Năm 1955, do thỉnh nguyện thư đề ngày 25/11/1955 của nguyên Hội trưởng Vientiane Phật giáo (Hội Phật giáo Việt kiều) tại thủ đô nước Lào là ông Trịnh Văn Phú và Đại đức Thiện Liên trú trì lâm thời chùa Bàng Long ở thủ đô Vientiane (vị Sư này du phương hoằng hoá và đã đem hết tâm lực, vận động thu hồi ngôi chùa Bàng Long đã bị người bản xứ chiếm ở từ 1945), gởi cho Giáo hội Tăng già Trung Việt tại Huế, thỉnh cầu Giáo hội cử cho một vị Tăng già đức độ đảm nhiệm Phật sự Phật giáo Việt Nam tại Lào.
Ngài đã được Giáo hội cung cử ủy nhiệm đảm trách Phật sự quan trọng ấy. Tại Lào, Ngài được toàn thể Chư tăng và Phật tử Việt Kiều suy tôn lên ngôi Đạo thống Phật giáo Việt Nam tại Lào, kiêm trụ trì chùa Bàng Long. Với một trọng trách mới, Ngài đem hết tâm lực, xiển dương Phật pháp, thiết lập hệ thống Phật giáo Việt Nam tại Lào từ cấp trung ương xuống các cấp tỉnh, thành. Tại trung ương có Tòa đạo thống và Viện hành Pháp trung ương. Tại các tỉnh, thị, đông đảo Phật tử Việt kiều cư trú, có ban đại diện Phật giáo tỉnh.
Nhơn duyên Phật pháp đưa đẩy, tiếp theo bước chân của Ngài, có các Hòa thượng Quảng Thiệp, Hòa thượng Thanh Tuất, Hòa thượng Trung Quán, kẻ trước người sau từ Sài Gòn sang Lào, cộng trú tại chùa Bàng Long. Kể từ đó, hệ thống Phật giáo Việt Nam tại Lào phát triển lớn mạnh. Hòa thượng Thanh Tuất xây dựng chùa Phật Tích tại Luangprabang, tiếp theo Hòa thượng Trung Quán tiếp tục mở mang rộng lớn thêm.
Năm 1960, với sự hợp lực của Hòa thượng Trung Quán, Ngài phát nguyện xây dựng chùa Bàng Long với quy mô rộng lớn, thành lập Phật học viện Huyền Quang, Ni bộ Đại thừa Phật giáo Việt Nam tại chùa Bàng Long.
Ngài đứng ra tu sửa ngôi miếu thờ Phật tại nghĩa địa Việt kiều ở VienTiane cũ thành am Phật Tích, (gọi là Thánh địa Phật giáo), xây dựng chùa Đại Nguyện tại nghĩa trang. Ngài cũng cho trùng tu chùa Bảo Quang (Chùa Tăng) và chùa Diệu Giác (Ni) tại SavannaKhét với quy mô rộng lớn. Trùng tu chùa Long Vân tại Paksé, chùa Bồ Đề tại Thà Khẹt .v.v. Bước chân của Ngài đi đến đâu, Ngài đều trang nghiêm Phật cảnh, tiếp Tăng độ chúng và hướng dẫn đồng bào Phật tử sống theo đúng giáo lý của đức Phật. Do những hoạt động Phật sự của hệ thống Phật giáo Việt Nam tại Lào phát triển mạnh mẽ. Mọi việc diễn ra hết sức tốt đẹp thì một biến cố xảy ra với Ngài.
4. Hòa thượng Nhật Liên về lại Việt Nam và tiếp tục hoằng pháp lợi sinh
Do sự ganh ghét của những phần tử xấu trong Phật giáo tại Lào lúc bấy giờ, cùng với sự xung đột giữa nhiều thế lực thù địch và tình hình chiến tranh cục bộ đương thời, cộng thêm những sự việc vừa kể trên, Ngài bị tình nghi là khuynh Cộng[4], hoạt động cho Cộng sản Việt Nam, nên Ngài đã bị chính quyền Lào trục xuất về Việt Nam với lý do an ninh quốc gia Lào, ngày 19/9/1969, để lại trong lòng Tăng, Ni và Phật tử Việt kiều tại Lào bao nỗi xót xa kính nhớ…
Về lại Sài Gòn, trong thời gian làm thủ tục hồi hương, lại một nhân duyên cuộc gặp gỡ giữa Ngài và Cư sĩ Chánh Trí (Mai Thọ Truyền) đương chức Hội trưởng Hội Phật học Việt Nam tại chùa Xá Lợi và cư sĩ Chánh Trí đã mời Ngài về lưu trú tại chùa Xá Lợi. Sau khi an trú tại đây Ngài là gọi điện thỉnh cầu Hòa thượng Trung Quán đang trú tại chùa Bàng Long ở Vientiane hoan hỷ phát tâm đảm nhiệm Phật sự Phật giáo Việt Nam tại Lào, kiêm luôn quản trị chùa Bàng Long. Rồi lần lượt viếng thăm các vị Hòa thượng tôn túc lãnh đạo giáo hội, thời gian còn lại, Ngài chuyên chú xem Đại tạng Kinh tại thư viện của chùa.
Năm 1970, Ngài đảm nhiệm trụ trì ngôi chùa cổ Văn Thánh tại Thị Nghè - Gia Định, do Hòa thượng Tuệ Đăng hiến cúng. Ngôi chùa được thành lập năm 1906 . Ngài trú tại đây, rồi ra công chỉnh trang, tu sửa, thay đổi cách bài trí, biến nơi đây thành ngôi già lam thanh tịnh trang nghiêm. Ngài tôn tạo Phật đài Quán Thế Âm lộ thiên trước chùa uy nghi cao lớn, hướng mặt ra phía dòng sông. Một điều đáng nói ở đây là sự mầu nhiệm: Trong ngày khánh thành an vị Phật đài và cầu siêu, chú nguyện cho các vong linh trầm nịch hoặc tự trầm giữa dòng sông Văn Thánh chảy ngang trước chùa, bất chợt xuất hiện một làn ánh sáng, xẹt từ trên cao xuống chùa. Cũng từ ngày có Phật đài, số người bị trầm nịch hoặc tự trầm không còn xảy ra nữa, nhân dịp này, Ngài đặt hai câu đối trước trụ cổng Chùa, phía ngoài đường: “Văn Thánh tự thuở tiêu danh, Đạo truyền thiên hạ/Phật tượng giờ đây định vị, Phước rải hà sa”. Và hai câu đối phía trong sân chùa: “Quy mạng Ba ngôi, Nguyện chuyển mê thành ngộ / Thọ trì năm Giới, Xin bỏû ác làm lành”.
Năm 1975, Tỉnh hội Phật giáo Long Khánh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, gởi văn thư lên Viện hoá đạo, kính nhờ viện thỉnh cho một vị trụ trì chùa Tỉnh hội. Do đó Hội đồng viện trong phiên họp ngày 13/01/1975 đã quyết định công cử Ngài đảm nhiệm chức vụ Chứng minh đạo sư kiêm phụ trách chùa tỉnh Hội Phật giáo Long Khánh[5] vào ngày mồng 08 tháng 12 năm Giáp Dần (18/01/1975). Nhằm ngày Vía Đức Phật Thích Ca Thành Đạo và Lễ kỷ niệm các Bậc Tiền Bối có công với Đạo pháp và Đất nước. Trải qua thời gian hơn mười năm 1975-1985, đến năm 1985 mới ổn định đời sống chư tăng và từng bước chỉnh trang chùa cảnh.
Năm 1979, Ngài trở về Tổ đình chùa Tây Thiên ở Huế để cư tang Hòa thượng Bổn sư của Ngài. Sau tang lễ, Hội đồng môn phái đã họp cử Ngài làm
hoằng pháp
hòa thượng nhật liên
ghpgvn tỉnh quảng trị
chùa tây thiên di đà
ht thích nhật liên
hòa thượng thích đôn hậu
phật giáo lào
phật học đường nam việt
chấn hưng phật giáo
chùa văn thánh
TIN LIÊN QUAN