;
Bình minh sau Đại hội Phật giáo
Tuy nhiên, từ phiên họp Trù bị Đại hội ngày 21/11/2012 cho đến kết thúc ngày 24/11/2012, cái ưu cũng như điều khuyết luôn song hành như hai chiếc bóng chị em đỏng đảnh một cách duyên dáng làm cho đại biểu ít ai lưu tâm.
Phiên trù bị chiều 21, hai văn bản: “Thư của Đại hội VII GHPGVN gửi Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước” và “Thư cám ơn chủ tịch nước” được tuyên đọc mà sau đó, trong phần chương trình chính của Đại hội lại một lần nữa được tuyên đọc; chẳng ai hiểu vì sao đem ra đọc trong phiên trù bị? chẳng phải lấy ý kiến, vì văn bản đã chính thức hoàn thành, vả lại thư của HT Chủ tịch thì đại hội không có quyền góp ý, vì đó là cảm nghĩ riêng.
Việc công cử, tấn phong…do BTC thông qua mà không cần biểu quyết theo thủ tục.
Các bản tham luận đều được phân phối cho các đại biểu, không nhất thiết lê thê phát biểu, nếu cần thì tóm tắt nội dung. Tham luận là góp ý để Ban thư ký tiếp nhận, chọn lọc chuyển đến Ban thường trực HĐTS duyệt xét áp dụng chứ không phải trình ra để Đại hội có ý kiến lúc bấy giờ.
Trong buổi lễ suy tôn đức Pháp chủ thật long trọng và cảm động, nhưng nhiệm kỳ VI lại không có lễ suy tôn như thế mà chỉ tuyên bố thông qua bởi HT Chủ tịch.
Hiến chương Giáo Hội, chương IV – Hội Đồng Chứng Minh – điều 15 quy định: “Hội đồng chứng minh là cơ quan lãnh đạo tối cao về Đạo pháp và giới luật của GHPGVN…Ban Thường trực Hội đồng chứng minh gồm các chức danh như: Đức Pháp chủ và chư vị Phó Pháp chủ….”
Trong điều 14 của chương IV ghi rõ:”Chư vị HT thành viên Hội đồng chứng minh tại vị trọn đời, ngoại trừ trường hợp đặc biệt mới phải phế vị…”
Thế thì Đức Pháp chủ vốn đã là Pháp chủ tại vị của tiền nhiệm, sao phải công cử suy tôn như một cuộc tái đắc cử, có phải đúng Hiến chương quy định?
Thẻ báo chí đến giờ chót vẫn luộm thuộm thiếu hụt như thẻ Đại biểu của Vesak năm 2008 (thật ra thẻ đại biểu của Vesak không thiếu mà do thầy M.T lúc bấy giờ đang quản lý với điều kiện cá nhân, vì vậy một số đại biều phía Nam, kể cả Làng Mai gặp nhiều phiền toái) Ban báo chí truyền thông vì sao không cung cấp thẻ báo chí đủ khi quý thầy phía Nam đã báo danh sách trước khá lâu, HT Trung Hậu trực tiếp gặp nhân viên truyền thông mà vẫn không giải quyết được?
Bố trí phòng ốc, theo TT Giác Liêm, do một số khách chưa trả phòng nên có lúc hai ba thầy phải trú chung một phòng tại khách sạn Kim Liên.
Vấn đề tiếp đón rất chu tất. Thiết đãi cơm ăn ba bữa trong ngày suốt thời gian đại hội khá tốt đẹp do chùa Vĩnh Nghiêm đảm trách hậu cần; Nhưng mỗi đại biểu khi nhận thẻ mời có cả giấy mời ‘Tiệc chay’ vào ngày cuối tại Kim Liên, các quan khách theo giờ quy định, đến nơi thì tiệc chẳng có. Một số quan chức kéo đoàn đến với bộ cánh thật lịch sự, trên túi áo để lòi tấm thiệp mời như báo cho ban tổ chức biết khách Vip để khỏi tra vấn, nhưng đúng 6.30 g theo thiệp mời, trên các quầy thực phẩm chỉ còn vài củ khoai lang. Hậu cần cấp tốc nấu miến, bún và mì gói lấp vào chỗ trống.
Chẳng nghe ai trong ban tổ chức đánh thiệp mời khá long trọng, đứng ra xin lỗi hoặc đính chánh. Có nghĩa bữa tiệc chay hôm ấy tệ hơn cả những bữa thường nhật, có lẽ hậu cần chiều hôm ấy hết trách nhiệm lo về ẩm thực, mà trách nhiệm do ban tiệc chay thiết đãi!
Rồi đâu cũng vào đấy để chờ 5 năm sau gặp nhau hỷ hả tâm sự. Các phóng viên của phòng truyền thông báo chí cho Đại hội cũng tất bật không kém, nhưng rồi, khi tất cả đại biều chia tay nhau về trú xứ, thì sáng 25, một vài vị còn lại như thầy Tâm H, thầy Thanh T, thầy An Đ, thầy Trí N ở Huế, anh Giới Minh trong ban truyền thông GH nhiệm kỳ VII, phóng viên báo Kiến thức.net cũng quây quần trên vỉa hè của quán cốc trong khuôn viên Kim Liên tán gẫu, chia nhau từng mẫu bánh ngọt, khoai tây chiên. Mọi mệt mỏi, buồn vui đại hội đều trút sạch bên vỉa hè.
Thầy Tâm H nói đùa với tôi rằng: - Thầy quên em cho em nhờ, may mà thầy chửi chung không nêu tên em, nay em nhớ lại. – uh, tôi đáp:- tôi chửi thiên hạ thì tôi không nhớ, nhưng ai chửi tôi thì tôi chẳng bao giờ quên; trong phòng báo chí, một người chỉ Nguyễn Trọng H hỏi – anh biết người đó không? – sao không, ai chửi tôi là tôi nhớ suốt, mọi người cười hả hê.
Đám ngồi vỉa hè được gọi là “tôn giáo vỉa hè” nói chuyện xoay quanh đạo Phật, rồi cùng chia tay sáng hôm đó, mỗi người một nơi trên đất nước còn lắm nỗi nhọc nhằn, vì thế mọi người cũng phải nhọc nhằn trong cuộc sống, trong công việc như thuyền nan nhấp nhô theo sóng nước.
Ngỡ ngàng chờ đợi 5 năm sau!
(27/11/2012)