;
Ăn mặc hở hang, phản cảm khi đi lễ chùa, lễ hội bị phạt nặng
Luật này sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2021. Vậy, theo luật này, những đối tượng nào được cư trú và được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo?
Điều 17 quy định những đối tượng được cư trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo như sau:
1. Người hoạt động tín ngưỡng, nhà tu hành, chức sắc, chức việc, người khác hoạt động tôn giáo sinh sống trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
2. Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được nhận nuôi và sinh sống trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
Tuy nhiên, theo Khoản 4 Điều 20, để những đối tượng trên đây được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi họ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;
b) Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;
c) Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;
d) Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.
Mở rộng các đối tượng được đăng ký thường trú tại các tự viện là điểm mới của luật cư trú năm 2020. Từ đây, các tự viên nuôi chú tiểu, trẻ mồ côi, người già neo đơn, khuyết tật ... đều có thể đăng ký thường trú tại tự viện nếu trụ trì đồng ý.