;
Làm 10 cái đơn xin phép tu bổ chùa Một Cột
Phường An Lạc thuộc thị xã Hồng Ngự, con lộ nhỏ trong làng chạy dọc nhánh sông Mekong đến cuối xóm, một tượng đài Phật Bà lộ thiên không biết xuất hiện từ đâu và do ai tạo dựng, nhưng quần chúng cho biết đã có trên 40 năm, tức trước 1975; 15 năm trở lại đây, một nhóm Phật tử đau lòng nhìn tượng bà đứng mưa chịu nắng, họ tự động đóng công góp của xây dựng nơi thờ phượng trang nghiêm gọi là tượng đài Phật Quán Thế Âm, được sự chấp thuận của chủ tịch phường An Lạc là ông Phạm Trung Hậu, từ đó, mỗi ngày có hàng trăm tín đồ đến lễ bái, tụng kinh cầu nguyện; và một sự trùng hợp tạo thêm niềm tin cho quần chúng, từ ngày kinh kệ bái sám thường xuyên thì tai nạn giao thông đường bộ cũng như đường sông giảm hẳn tại địa phương.
Những lễ vía lớn có nấu cơm chay thiết đãi bá tánh, nhóm Phật tử cũng từng thực hiện 14 căn nhà tình thương, giúp bệnh nhân đi viện, cứu đói dân nghèo và nhiều công tác từ thiện của địa phương khi có yêu cầu. Khoảng 5 năm, nhóm đã ủng hộ địa phương nhiều đợt tiền mặt từ 30 triệu đến 50 triệu mỗi đợt do ông Nguyễn Văn Lực, phó chủ tịch phường nhận mà không hề có một văn bản chứng nhận . Chuyển hóa đám trẻ bất hảo và dân xã hội đen tại khu vực tượng đài trở thành người tốt con ngoan. Chính việc làm hữu ích đó đã chiêu cảm rất nhiều người đến với khu vực tượng đài và tự động tham gia công tác từ thiện của nhóm.
Gần đây, ông bí thư phường
Huỳnh Tú Linh, vừa bổ nhiệm về, đã có những thái độ đột hứng như cấm quần chúng
tụng niệm, cấm nấu ăn đãi bá tánh, giữa lúc mùa mưa vào ngày vía Bồ Tát, ông ta
ra lịnh hạ rạp để bá tánh ăn cơm giữa mưa, tịch thu thùng tiền mà nhóm dùng làm
từ thiện, cấm dân tổ chức lễ vía mà hàng chục năm họ đã thực hiện tín ngưỡng
song song với công tác từ thiện rất được người dân ủng hộ.
Đường sá bờ kè được Phật tử nhân dân quyên góp tu sữa
Ngày 04/6/ 2013 cuộc họp
phường, ông Nguyễn Văn Lực phó chủ tịch phường tuyên bố: "nếu chúng tôi biết
mấy người tu bổ đường sá và bờ kè, chúng tôi sẽ xử phạt hành chính, vì đó là việc
của nhà nước chứ không phải của dân". Một người hỏi "đợi nhà nước làm
thì đường sạt lở vì không có bờ kè". ông ta đáp một cách vô trách nhiệm:
"thà để sạt lở..,." Có lẽ đây là kẻ phá hoại chính sách nhà nước chứ
không phải cán bộ đại diện chính quyền để làm mất lòng dân, vì nhiều công trình
công ích nhà nước đều kêu gọi: "nhân dân và nhà nước cùng làm"; ngược
lại người dân vì bảo vệ quyền lợi chung, tự động làm thì bị kẻ lạm dụng chức
quyền hăm dọa, cản trở!
Thiết nghĩ, tội phạm xã
hội, xì ke mà túy, cà phê đèn mờ, dâm ô trá hình, bao cuộc sống sa đọa...nhan
nhãn xuất hiện mỗi ngày thì những người đại diện công lý không giải quyết, lại
gây khó khăn cho những người dân đem lại lợi ích cho xã hội và tự hoàn thiện bản
thân.
Một cán bộ phường tuyên
bố:" lễ vía Phật Bà do mấy người bịa ra chứ làm gì có, đã là lộ thiên thì
làm mái che để làm gì? Đây là hình thức mê tín dị đoan..." Trong khi đó
chính sách nhà nước về tự do tín ngưỡng đều tôn trọng tín ngưỡng dân gian cũng
như tín ngưỡng tôn giáo, chả lẽ trên nói dưới không nghe hay nói một đàng làm một
ngả???
Dẫu sao, người dân vẫn
tin là những cán bộ phường thiếu trình độ chính trị, làm lệch hướng chính sách
gây bất mãn dân một cách không cần thiết, tín đồ Hồng Ngự mong sự lắng nghe của
các cấp Thị Xã, Tỉnh Đồng Tháp để tín nghưỡng quần chúng được thực hiện và tượng
đài Quán Thế Âm tại phường An Lạc được trao lại cho người dân quản lý sinh hoạt
được tiếp tục mà hàng chục năm qua họ thực hiện rất tốt. Đồng ý địa phương quản
lý mọi sinh hoạt tín ngưỡng nhưng không có nghĩa quản lý thùng tiền, chỉ định
việc hành trì tu tập của từng người, thọc tay quá sâu vào đời sống riêng tư của
người dân vốn đã đói nghèo về vật chất nhưng phong phú về tâm linh và tín ngưỡng;
chính tâm linh tín ngưỡng đã góp phần ổn định xã hội hơn là pháp luật.
Những cán bộ phường như thế cần phải học tập và quán triệt kỷ về chính sách nhà nước đối với tôn giáo hiện nay.Thay mặt tiếng nói người dân Hồng Ngự xin đề bạt.
Mời quý vị xem thêm ý kiến của các Phật tử và nhân dân về vụ việc
06/6/2013