Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video

Đốt thân thể là phát tâm dũng mãnh nhưng cần hiểu rỏ ý nghĩa và tu tập tinh tấn

01:11 | 08/01/2012 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Trong việc tu hành, nhiều người dù mới đi tu nhưng đã phát tâm đốt hương vào tay, cổ, hay có người tâm lực mạnh đã đốt cả ngón tay để hướng đến chư Phật.

Điều này khiến nhiều người băn khoăn không biết làm vậy có lợi gì không? Đề giúp bạn đọc hiểu hơn về điều này chúng tôi đã có buổi trò chuyện với thầy Thích Minh Trí, Trụ trì chùa Phúc Lâm, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Thưa thầy, nhiều người cho rằng cần chấm hương hay đốt tay để tỏ lòng thành với chư Phật, thầy có thể cho biết cảm nghĩ và ý kiến của thầy về vấn đề này?

Trong truyền thống Phật giáo phát triển (Bắc tông), tu sĩ hay cư sĩ Phật giáo khi phát nguyện thọ Bồ-tát giới là mong muốn học theo hạnh Bồ-tát. Mà hành Bồ-tát đạo có nghĩa là dấn thân vào bất cứ nơi đâu để cứu độ chúng sinh.

Hành Bồ-tát đạo thì phải có đức kham nhẫn. Không có sức chịu đựng thì làm sao đến được những nơi chúng sinh đau khổ để giúp đỡ họ được? Vì vậy, tôi nghĩ việc tu sĩ hay cư sĩ Phật giáo đốt một phần thân thể là một trong nhiều pháp tu rèn đức kham nhẫn (chịu đựng) đầu tiên trên con đường học hạnh Bồ-tát.

Bởi khi đốt 1 liều (một chấm hương - PV), 3 liều... trên đỉnh đầu, trên tay, hay trên bất cứ bộ phận nào của cơ thể, ta mới cảm nhận hết cái nóng, cái đau buốt cùng cực của cơ thể bản thân.

Trong sự đau đớn như vậy mà vẫn kham nhẫn, vẫn chịu đựng được thì ta mới có đủ ý chí, nghị lực và bản lĩnh dấn thân vào những nơi khó khăn, gian khổ giống như các vị Bồ tát đã làm.


 
Người tu đạo Phật nếu phát tâm đốt một phần thân thể mà không tinh tấn “diệt tham, sân, si; cầu giới, định, tuệ" thì việc đốt ấy là vô ích
Host Soft


Thưa thầy việc đốt một phần cơ thể có lợi gì hay không?

Đức Phật từng dạy: “Được thân người là khó”. Điều này cho thấy Ngài đã đề cao giá trị của thân người. Ngài không khuyến khích các đệ tử đốt thân của mình để cúng dường ngài.

Việc các đệ tử phát nguyện đốt một phần thân thể như là một phương pháp rèn luyện đức kham nhẫn là một hành động tự nguyện, không có sự ép buộc nào cả. Chính vì vậy, hầu hết các nhà sư Nam tông không ai thực hành pháp tu này.

Ngoài ra, Đức Phật cũng nhấn mạnh việc thực hành lời ngài dạy hơn là học suông. Cho nên, nếu chỉ phát tâm dũng mãnh vào thời điểm đốt ấy mà sau đó không tinh tiến thể hiện cái sự phát tâm này bằng hành động “diệt tham, sân, si; cầu giới, định, tuệ” thì việc đốt 3 liều, chứ đốt 1.000 liều, thậm chí đốt cả cái thân này dâng cúng Ngài, tôi nghĩ, cũng vô ích, chẳng đem lại lợi ích gì cho mình và người.

Do đó, người thực hành việc đốt một phần thân thể (dù trong hay ngoài đại giới đàn) cần phải hiểu rõ như vậy thì việc đốt ấy mới thành tựu viên mãn. Nếu không quán triệt như thế, cứ đốt thân thể một cách vô thức thì vô hình trung mình thành người tự hủy hoại chính mình. Người ngoài cuộc nhìn vào có thể hiểu nhầm hành động ấy.


 


Dù làm điều gì người tu đạo Phật cũng nên lấy lợi người là chính (ảnh thầy Minh Trí tặng quà cho đồng bào nghèo của tỉnh Đồng Nai).

Thầy có những kỷ niệm hay những việc làm nào liên quan vấn đề này mà thầy luôn suy nghĩ không?

Cách đây gần 20 năm, cũng như các bạn đồng tu phát nguyện tấn hương sau khi đã thọ giới Tỳ-kheo và Bồ-tát tại Đại giới đàn Nhơn Thứ ở chùa Linh Sơn, Đà Lạt, tôi đã đốt 3 liều hương trên đỉnh đầu.

Tuy nhiên, khi ấy tôi không dám nghĩ việc đốt hương này của tôi là để cúng dường Tam Bảo. Tôi nghĩ rất đơn giản, rằng việc đốt hương là một cơ hội tốt để thử thách khả năng chịu đựng của chính mình và là một cột mốc đánh dấu bước tiến trên con đường tu học của bản thân.

Đốt xong, đầu óc tôi đau buốt, ê ẩm. Sáng hôm sau, 3 chỗ đốt ấy của tôi bắt đầu mưng mủ và đóng vảy. Để có được 3 chấm sẹo tròn đều trên đỉnh đầu, tôi phải kiêng ăn rau muống và phải liên tục tự lấy gương soi nhổ chân tóc ở chỗ đốt ấy.

Thọ đại giới vừa viên mãn, bổn sư tôi (người thầy hay sư phụ - PV) gửi tôi về TPHCM tu học. Lúc đó, tôi ở trong một ngôi chùa chỉ có Hòa thượng trụ trì và tôi nên không có ai dùng nhíp nhổ chân tóc giúp tôi. Tôi phải tự soi gương và dùng móng tay để nhổ nên tuy đốt 3 chấm trên đầu nhưng nay chỉ còn thấy 2,5 chấm (vì tóc mọc phủ kín gần 01 chấm).

Chiêm nghiệm lại, tôi thấy sự thể nghiệm này đã giúp tôi ít nhiều trong các phât sự khó khăn mà tôi gánh vác sau này khi tôi được Giáo hội bổ nhiệm trụ trì chùa Phúc Lâm, Biên Hòa.

Thầy có lời khuyên gì đối với những người đang tu tập về việc này không?

“Nói dễ, làm khó”. Cũng vậy, phát nguyện thực hành phương pháp tu tập này đã là khó. Biết ứng dụng nó để mang lại lợi lạc cho mình và người lại càng khó hơn.

“Phàm làm điều gì cũng phải nghĩ đến hậu quả”. Nên suy nghĩ hiểu thật kỹ ý nghĩa và giá trị đích thực của pháp tu rèn đức kham nhẫn này trước khi thực hành nó.

Mong rằng bất cứ ai - dù tu sĩ hay cư sĩ Phật giáo - khi tu tập về việc này cũng đều mang đến lợi ích cho tất cả và không để lại những hậu quả đáng tiếc nào.

Xin cảm ơn thầy!

Hoài Lương (thực hiện) - Theo KH&DS

thân thể thân mạng báu thân cúng dường dũng mãnh tu tập đốt thân thể cúng phật Tấn hương cúng dường có nên đốt hương

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Phóng sinh đúng cách tăng trưởng phước báu

Phóng sinh đúng cách tăng trưởng phước báu

Năm Dần nói chuyện con Cọp

Năm Dần nói chuyện con Cọp

Từ câu chuyện nghe được trong phòng khám bệnh

Từ câu chuyện nghe được trong phòng khám bệnh

Cảnh giác việc giả mạo qua mạng xã hội để lừa đảo

Cảnh giác việc giả mạo qua mạng xã hội để lừa đảo

Tôi 'ghét' Từ thiện !

Tôi 'ghét' Từ thiện !

Ông Trần Văn Dũng gửi thư xin lỗi

Ông Trần Văn Dũng gửi thư xin lỗi

Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Trà Vinh xúc phạm ni sư Phật giáo

Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Trà Vinh xúc phạm ni sư Phật giáo

Những suy nghĩ về di tích và lễ hội

Những suy nghĩ về di tích và lễ hội

HT.Thích Bảo Nghiêm: Nêu cao tinh thần yêu nước, tăng cường đoàn kết các tôn giáo, đồng bào có đạo

HT.Thích Bảo Nghiêm: Nêu cao tinh thần yêu nước, tăng cường đoàn kết các tôn giáo, đồng bào có đạo

Ông Võ Hoàng Yên có lừa đảo hay không ? (P.2)

Ông Võ Hoàng Yên có lừa đảo hay không ? (P.2)

Ông Võ Hoàng Yên có lừa đảo hay không ? (P.1)

Ông Võ Hoàng Yên có lừa đảo hay không ? (P.1)

Có được đặt tượng Phật tại gia đình hay không

Có được đặt tượng Phật tại gia đình hay không

Bài viết xem nhiều

Muốn ngủ ngon không bị ác mộng

Muốn ngủ ngon không bị ác mộng

Hà Tĩnh: Phật giáo Kỳ Anh khai mạc khóa tu mùa hè lần II

Hà Tĩnh: Phật giáo Kỳ Anh khai mạc khóa tu mùa hè lần II

Thực phẩm mặn giả chay - sự táng tận lương tâm

Thực phẩm mặn giả chay - sự táng tận lương tâm

Tháng Bảy vu lan về…

Tháng Bảy vu lan về…

Lời cảm tạ tang lễ bà Trần Thị Châu – pháp danh Liên Châu

Lời cảm tạ tang lễ bà Trần Thị Châu – pháp danh Liên Châu

Kinh Pháp Cú với 423 bài kệ và hình vẽ minh hoạ

Kinh Pháp Cú với 423 bài kệ và hình vẽ minh hoạ

Hà Nội: Khóa tu tuổi trẻ 'Theo Phật, con hạnh phúc' ngày thứ tư

Hà Nội: Khóa tu tuổi trẻ 'Theo Phật, con hạnh phúc' ngày thứ tư

Một nam cư sĩ chân chánh cần những gì?

Một nam cư sĩ chân chánh cần những gì?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN