;
Đến Việt Nam Quốc Tự nhân mùa Phật đản, tôi ngạc nhiên khi thấy gian hàng “Bánh mì chay Pháp Hoa”.
Việc dùng tên danh nhân, tên những biểu tượng tôn quý như địa danh lịch sử… ghép vào tên đơn vị kinh doanh, cửa tiệm, mặt hàng kinh doanh, và tệ nhất, là tên món ăn thành một cụm từ chính phụ, trong đó, tên danh nhân, địa danh lịch sử… là yếu tố phụ, khu biệt yếu tố chính là đơn vị kinh doanh, mặt hàng kinh doanh…, là điều rất không hay.
Đã có “Mì vịt tiềm Nguyễn Trãi”, “Phở Nguyễn Du”, “Cơm tấm Vạn Kiếp”, Bánh mì thịt Hà Nội”, “Thịt chó Thoại Ngọc Hầu” (khu Ông Tạ)…
Đối với lịch sử, với danh nhân, đây là việc bất kính. Nghe nói đã có quy định cấm dùng tên danh nhân vào việc liên hệ kinh doanh, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp trùng tên với danh nhân.
Nay ở Phật giáo đã có việc mở rộng liên hệ buôn bán thức ăn ra ngoài cả những tên danh nhân, địa danh lịch sử, để đến những bộ kinh, vốn là Pháp bảo, một trong ba ngôi tôn kính trong Phật giáo.
Ban đầu khi thấy tiệm “Cơm chay Pháp Hoa”, tôi đã thấy cái gì đó không ổn, thì nay đến bảng hiệu “Bánh mì chay Pháp Hoa”! Người ta đã đi đến tên một món ăn cụ thể là bánh mì!
Nếu thực hiện thay thế cùng loại, áp dụng cùng nguyên tắc cấu tạo cụm từ, ta sẽ có:
- Gỏi cuốn Pháp Hoa
- Chả giò Pháp Hoa
- Cơm tấm Pháp Hoa
Và cũng sẽ có:
- Bánh mì chay Lăng Nghiêm
- Bánh mì chay Địa Tạng
- Bánh mì chay Hoa Nghiêm
- Bánh mì chay Vu Lan…
Lấy tên kinh Phật đặt cho tên tiệm cơm thì đã nghe xóc óc đối với người theo đạo Phật, nay lại dùng tên kinh đặt đến tên mặt hàng bánh mì, thì quả là đại bất kính.
Người Phật tử nghĩ gì khi tên kinh là một món hàng ăn rẻ tiền?
Không hiểu vì sao, trong chùa, người ta vừa đặt kinh Pháp Hoa lên bàn thờ để lễ lạy, đồng thời, lại dùng tên kinh Pháp Hoa để gọi tên… bánh mì?
Trước đây, tôi đã phê phán việc dùng tên Phật, tên cao tăng để đặt tên sản phẩm như mì gói A Di Đà, mì chay Vạn Hạnh, nhang trầm Quan Âm Đại Sĩ, dầu Phật Linh…, nhưng đó là việc ngoài chùa. Còn bánh mì Pháp Hoa là việc ngay trong chùa, trưng bảng hiệu chính tại Việt Nam Quốc Tự, xin nhấn mạnh thành tố “Quốc tự”. Tại Quốc tự trong lễ hội Phật đản có bánh mì chay Pháp Hoa!
Đây có phải là sự tiếp nối của xu hướng một số người kinh doanh nhà hàng chay, có cả nhà hàng trong chùa, dùng chữ Phật để đặt tên các thức ăn cầu kỳ, tự chế biến, khó gọi tên. Trên menu người ta đọc thấy các từ “Phật thủ”, “La Hán”, … Có điều họ không treo bảng lớn và thức ăn có tên Phật đó không đến nỗi rẻ tiền như bánh mì Pháp Hoa.
Theo chỗ tôi biết, các tôn giáo khác chưa có chuyện đem kinh điển gắn vào bánh mì. Trong chính cơ sở Phật giáo lớn bậc nhất, người đi tham quan thấy tên kinh Phật dùng đặt tên cho bánh mì thì ắt không tránh khỏi lạ lùng, kỳ dị và đáng khinh miệt.
Kỳ dị hơn, điều đó diễn ra trước mắt của các nhà lãnh đạo Phật giáo. Thế thì trách gì người ta làm mì gói A Di Đà, dầu gió Phật Bà…?
Sự ngớ ngẩn đến mức kỳ cục của một số người, tín đồ Phật giáo thật là điểm báo chẳng lành cho Phật giáo Việt Nam. Phật giáo Việt Nam còn lại những giá trị gì khi hành động đại bất kính Pháp bảo, lấy tên kinh Pháp Hoa đặt tên bánh mì kinh doanh, rồi trương bảng bày bán ngay trong sân chùa lớn trong mùa Phật đản, và cứ làm thế trước mắt của những nhà lãnh đạo, tu sĩ và tín đồ Phật giáo?
Phản hồi riêng đối với các bài tranh luận đặc biệt: vinasat132@yahoo.com, vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh, ĐT: 0915553610.
**********************************************************************
Không dùng hình Phật thì ta lại dùng tên
Chiều nay , vào một quán cơm chay để dùng cơm, tôi thấy trong tủ kiếng có trưng bày một sản phẩm mì ăn liền do Cty TNHH CNTP An Thái . Địa chỉ : 27/9 . Trần Hưng Đạo . Long Xuyên . An Giang sản xuất .
Việc một sản phẩm mì do một công ty sản xuất hẳn hòi thì không có việc gì phải nói . Nếu có phải nói chăng , thì cũng chỉ nói về giá cả và chất lượng .
Nhuận Thành
Rất phản cảm ! Rất khó chịu !Người tiêu dùng Phật trử thông thái hãy cùng nhau loại bỏ sản phẩm này ra khi có nhu cầu.
Thích 1 Trả lời 6/5/2015 5:04:45 AM