;
>HT Thích Bảo Nghiêm: “Không nên hành chính hóa quản lý công đức”
>Hà Tĩnh: Đoàn hành hương chùa Giác Hạnh cầu nguyện Quốc thái dân an
>Ứng viên lãnh đạo World Bank đọc sách Thiền
>Nam Định: Lễ truy điệu Ni trưởng Thích Đàm Nhượng
Ni trưởng Thích Đàm Quý, đạo hiệu Minh Châu, thế danh là Lê Thị Dậu sinh năm 1924 tại thôn Đồng Nhuệ - xã Nhân Bình – huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam trong một gia đình nhà Nho mộ Phật.
Thân phụ là cụ ông Lê Văn Đãng, thân mẫu là cụ bà Lê Thị Phụ. Hai cụ sinh thành 7 người con. Là con út trong gia đình, nên Ni trưởng được cha mẹ hết mực yêu thương chăm lo dạy dỗ. Mặc dù lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, đời sống bị bóc lột, áp đặt chế độ trọng nam khinh nữ, Ni trưởng không được cắp sách tới trường, nhưng Người thường xuyên được mẹ cho lên chùa lễ Phật, chấp tác thân thừa chư Tăng và phát tâm thụ Tam Quy Ngũ Giới. Mới 8 tuổi, Ni trưởng đã nhận thấy Đạo Phật là đạo cứu khổ giải thoát, đồng thời mến mộ cuộc sống tu đạo của các vị tu sĩ nên Ni trưởng đã từ biệt song thân phát tâm xuất gia đầu Phật.
Được phép của song thân, người đã xuất gia tại chùa làng là Chùa Đồng Nhuệ - xã Nhân Bình – huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam, làm đệ tử của Sư Tổ Ni Thích Quảng Túc.
Sau một thời gian phụng Phật sự Sư, siêng năng tu học, thông thuộc các thời khóa, uy nghi phép tắc của Thiền gia, Ni trưởng được Sư Tổ Ni hạ đao thế phát, cho thụ giới Sa Di Ni và Thức Xoa Ma Ni giới vào năm 17 tuổi. Giới đàn do chính Nghiệp Sư làm Hòa thượng Ni tế độ.
Đến năm 20 tuổi, do nhân duyên hội đủ, Ni trưởng được Nghiệp Sư và Tăng đoàn trao truyền Cụ Túc Giới tại chùa Trịnh Xá.
Kể từ đấy Người chính thức dự hàng Tăng bảo, mang trọng trách Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh.
Được sự quan tâm của Nghiệp Sư và theo lời Phật dạy “duy tuệ thị nghiệp”, Ni trưởng đã được Nghiệp Sư cho đi sam học tại các chốn Tổ già lam. Người học rất chăm chỉ, giữ gìn oai nghi tế hạnh, giới luật thanh quy, sống một nếp sống giản dị, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, kính trên nhường dưới, lấy pháp lục hòa làm phương châm ứng xử, dụng tam vô lậu học làm đạo lộ thoát li. Do vậy trên thì được các bậc Tôn Sư quý trọng, dưới thì được pháp lữ yêu thương.
Sauk hi đăng đàn thụ giới Tỷ Khiêu Ni xong, Ni trưởng sam học các chốn Tổ Đình, tiêu biểu như : Tổ đình Vọng Cung – TP.Nam Định. Vào năm 1968, Ni trưởng trở về chùa Cao Đà sam học và được Cố Hòa Thượng Thích Tâm Tịch – Đệ nhị Pháp chủ GHPGVN – lúc đó là đương kim trụ trì Tổ đình Cao Đà, do công việc Phật tử tại thủ đô Hà Nội nên giáo sắc cử Ni trưởng ở lại chốn Tổ để lo đăng gia chốn Tổ cho tới ngày viên tịch.
Vâng lời Hòa thượng giáo sắc, Ni trưởng nhận lời chính thức đảm nhận trọng trách đăng gia Tổ đình Cao Đà, đêm ngày khêu đèn thắp hương phụng Phật thờ Tổ. Người duy trì nếp sống thanh quý đạm bạc, thiểu dục tri túc của thiền gia, nhưng vẫn toát lên hương vị giải thoát.
Đối với việc phúc tuệ song tu và duy trì chốn Tổ, xã định Tổ đình Cao Đà là nơi trụ tích hành đạo của Chư Tổ, như: Tổ Thiện Bản và Hòa thượng Pháp chủ Thích Tâm Tịch – Đây là nơi trực thuộc chốn Tổ Mai Xá – sơn môn Tế Xuyên, nên Người rất chú trọng tới công việc duy trì bảo dưỡng tôn tạo, dưới sự chỉ đạo của Chư tôn đức. Ni trưởng đã cùng với các cụ nhân dân tín đồ Phật tử chung tay để trùng tu lại ngôi Bảo Điện, Tổ Đường, xây Nhà Tổ, Phủ Mẫu, cổng Tam Quan,….tô điểm cảnh quan ngày một thêm trang nghiêm. Không những ở Tổ đình Cao Đà, ngoài ra Ni trưởng còn thể theo nguyện vọng nhân dân thỉnh cầu, đi lại giúp đỡ, kiêm nhiệm trụ trì và xây dựng cho các vị đệ tử ở các chùa như Chùa Giá, chùa Gia, chùa Vị, chùa Dâu…
Là một tu sĩ có đức độ, có uy tín, nhiều công đức nên Ni trưởng được Chư Tăng Ni kính trọng. Do có công lao to lớn đối với Giáo hội nên Người đã được các cấp Giáo hội tặng Bằng tuyên dương công đức, các cơ quan ban ngành, các tổ chức xã hội tặng nhiều bằng khen, giấy khen…
Cuộc đời của Ni trưởng từ lúc phát tâm xuất gia đến khi hóa duyên mãn tận luôn là tấm gương sáng tiêu biểu về công phu tu học và hành đạo để cho hậu thế noi theo.
Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được: