;
Tham dự và chứng minh buổi lễ có Hòa thượng Thích Thiện Tấn – UVHĐTS - Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Trị; Đại đức Thích Hạnh Nhẫn – Phó ban kiêm trưởng ban Hoàng pháp BTS Phật giáo Hà Tĩnh; Chư tôn đức BTS Phật giáo Hà Tĩnh; Chư tôn đức trú xứ các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị.
Chư tôn đức tham dự buổi lễ.
Đại diện chính quyền có ông Trần Minh Kỳ, nguyên Phó CT UBND tỉnh; ông Nguyễn Thanh Tân, nguyên Giám đốc công an tỉnh; ông Trần Văn Sơn, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh; Bà Trương Thị Thanh Huyền, Bí thư Huyện ủy Lộc Hà, đại diện lãnh đạo UBND; UBMTTQ; các ban nghành, đoàn thể của huyện Lộc Hà và xã Hổ Độ; hơn 8.000 thân nhân, nhân dân, Phật tử cùng về tham dự buổi lễ.
Đại diện các cấp chính quyền tham dự.
Dù thời tiết nắng nóng gay gắt đã có hơn 8.000 người về tham dự.
Tháng 7(aal) là mùa Vu lan cũng là những ngày cuối mùa hạ, đất trời đang dần chuyển sang thu, lá vàng lác đác rơi, khơi gợi trong lòng những người con Phật hoài niệm về ông bà tổ tiên các bậc sinh thành dưỡng dục. Đó cũng là mùa báo đáp bốn ân trong đó có Ân quốc gia xã hội, tinh thần này như đã trở thành truyền thống tốt đẹp được hòa quyện giữa Phật giáo và dân tộc trong hơn hai ngàn năm qua.
Đại đức MC buổi lễ.
Thay mặt BTS GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh phát biểu khai mạc tại buổi lễ cầu siêu anh linh các anh hùng liệt sĩ, Đại đức Thích Hạnh Nhẫn – Trưởng ban Hoằng pháp Phật giáo tỉnh chia sẻ: Tiếp nối truyền thống tốt đẹp và tinh thần tri ân của người con Phật với đồng bào và các anh hùng liệt sĩ, không chỉ đại lễ cầu siêu này, mà trong nhiều năm qua Phật giáo tỉnh nhà bằng những hành động thiết thực đã hỗ trợ trao tặng quà cho các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công, nhiều chùa trong toàn tỉnh cũng đã phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương tổ chức thăm hỏi động viên, làm lễ cầu siêu tại các đài tưởng niệm...và rất nhiều các hoạt động có ý nghĩa khác thể hiện tinh thần tri ân báo ân của người con Phật với quê hương đất nước.
Đại đức Thích Hạnh Nhẫn thay mặt Chư tôn đức BTS Phật giáo tỉnh phát biểu khai mạc.
Thay mặt các cấp chính quyền phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Quang Huệ, Phó chủ tịch UBND huyện Lộc Hà nói: Trong niềm tự hào về những chiến công hào hùng và hiển hách của biết bao người con ưu tú của quê hương đã hy sinh ngã xuống; sự hi sinh và cống hiến của các anh hùng liệt sĩ thế hệ cha anh sẽ mãi mãi được tôn vinh, trường tồn cùng non sông nước Việt.
Ông Lê Quang Huệ, Phó chủ tịch UBND huyện phát biểu.
Ông gửi lời cám ơn và đánh giá cao sự quan tâm của BTS GHPGVN tỉnh và chùa Phổ Độ. Qua đó, thể hiện rõ đạo lý uống nước nhớ nguồn của con dân Việt và tinh thần tri ân, báo ân của Đạo Phật, vốn là một truyền thống văn hóa nhân văn tốt đẹp.
Đại đức trụ trì chùa Phổ Độ đọc diễn văn truy niệm anh linh các anh hùng liệt sĩ.
Tại buổi lễ, Đại đức Thích Hạnh Minh có diễn văn truy niệm anh linh các anh hùng liệt sĩ. Diễn từ bày tỏ, đây là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, cùng nhau thực hiện truyền thống tốt đẹp của đạo Phật, của dân tộc về sự tri ân đối với sự kiên trung, anh dũng hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, những người con của đất nước đã ngã xuống cho hòa bình, độc lập, thống nhất non sông.
Trong không khí trang nghiêm, toàn thể chư tôn đức Tăng Ni, lãnh đạo chính quyền, thân nhân và đồng bào Phật tử về tham dự lễ đã trang nghiêm cử hành nghi thức tưởng niệm cầu nguyện cho anh linh các anh hùng liệt sỹ được về với cỏi an lành.
Được biết, trước đó từ ngày 7- 9 tháng 7/Ất Mùi Đại đức trụ trì đã tổ chức Trai đàn chẩn tế bạt độ cầu siêu cho anh linh anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ vị quốc vong thân, những người có công với dân với nước, gia tiên bách gia trăm họ, những nạn nhân đã thiệt mạng do chiến tranh và thiên tai đã xảy ra...
Hòa thượng Thích Thiện Tấn ban đạo từ.
Thay mặt Chư tôn đức chứng minh ban đạo từ tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Thiện Tấn nhắc lại những sự mất mát hy sinh xương máu của các anh hùng liệt sĩ những sự hy sinh mất mát của các anh đã bảo vệ từng tấc đất quê hương, mang lại cuộc sống ấm no cho xã hội hôm nay.
Chúng ta thể hiện lòng kính trọng, biết ơn với tất cả những người đã hy sinh để bảo vệ quê hương thân yêu của chúng ta. Chúng ta nghiêng mình trước những người anh hùng hy sinh và trân trọng giữ gìn môi trường hòa bình đã có ngày hôm nay. Hòa thượng cũng nêu rõ ý nghĩa của lễ cầu siêu:
Trong ý nghĩa âm siêu dương thới, sự giao hòa giữa thế giới người sống và thế giới người đã mất, chia sẻ sự mất mát đau thương với thân nhân gia đình các chiến sĩ, với tinh thần tri ân và báo ân của người con Phật, bằng tinh thần đồng cảm, tâm từ bi bình đẳng không biên giới, với nhân duyên hội đủ, với đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt mong muốn thể hiện một việc làm có ý nghĩa văn hóa truyền thống tâm linh, đồng thời giáo dục thế hệ tương lai rằng sự hy sinh và cống hiến của các anh hùng liệt sĩ sẽ mãi mãi được tôn vinh và trường tồn cùng non sông Việt Nam.
Hòa thượng cũng tán dương Đại đức trụ trì bổn tự cùng quý Phật tử, nhân dân, các nhà hảo tâm đã phát tâm cúng dường tịnh tài công sức để buổi lễ được thành công tốt đẹp.
Sái tịnh, chú nguyện đúc tôn tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Nhân dịp này, bổn tự đã cung thỉnh Chư tôn đức làm lễ chú nguyện rót đồng đúc tôn tượng Đức Bổn Sư, tôn tượng Đức Bổn Sư có chiều cao 4,5m nặng 8 tấn với kinh phí 2 tỷ đồng.
Một số hình ảnh ghi nhận.