;
Hà Tĩnh: Đại Đức Thích Tâm Mẫn thuyết giảng tại chùa Giai Lam
Hà Tĩnh: Lễ "cầu" được an tại ngôi chùa Tịnh Pháp
Sau một thời gian trùng tu xây dựng, hôm nay ngôi nhà thờ và tôn tượng Tổ sư chùa Thiên Tượng đã được hoàn thành, đó là thành quả và tấm lòng cao quý của quý Phật tử thập phương, cũng như sự phát tâm cúng dường của các thí chủ xa gần. Được biết, một trong số những nhà hảo tâm là ông Lê Ngọc Hoa - tổng giám đốc công ty xây dựng công trình giao thông 4, và ông Nguyễn Thành Lê - Tổng Giám đốc công ty hợp tác kinh tế Quân khu 4 và một số nhà hảo tâm khác, với tổng kinh phí xây dựng hơn 3,5 tỷ đồng.nguoiphattu.com
Buổi lễ dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS, kiêm trưởng ban Hoằng pháp TW GHPGVN, trưởng ban Trị sự PG Hà Tĩnh; Đại đức Thích Viên Như - Phó Ban kiêm Chánh thư ký ban Trị sự PG Hà Tĩnh; Đại đức Thích Quảng Nguyên – Phó ban kiêm trưởng ban Tài chính PG Hà Tĩnh; Đại đức Thích Hạnh Nhẫn – Phó ban kiêm trưởng ban Hoằng pháp PG Hà Tĩnh; cùng chư tôn đức trong ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh.
Đại diện chính quyền có, ông Trịnh Xuân Diệu – Phó giám đốc Sở nội vụ, trưởng ban Tôn giáo tỉnh Hà Tĩnh; Ông Nguyễn Văn Hổ - Phó Bí thư thị ủy – Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh; ông Đặng Ngọc Huấn - trưởng ban Dân vận thị ủy Hồng Lĩnh, đại diện các cơ quan ban nghành chính quyền địa phương, hơn năm trăm Phật tử và người dân cùng về tham dự.nguoiphattu.com
- Thiền sư Chuyết Chuyết tên là Thiên Tộ, họ Lý, pháp danh là Hải Trừng, pháp hiệu là Viên Văn, thường được gọi là Chuyết Công, sinh năm 1590, tại quận Thanh Chương thuộc tỉnh Phúc Kiến. Thuở nhỏ học thông tứ thư ngũ kinh, lớn lên xuất gia tu học với Tiệm Sơn trưởng lão. Sau lên cầu học với Ðà Ðà Hòa thượng ở Nam Sơn. Theo sách Kế Ðăng Lục của Như Sơn, Hòa thượng Ðà Ðà là một danh tăng thường được vua Minh Thế Tông vời vào cung điện để bàn việc triều đình, và được vua phong cho đạo hiệu là Khuông Quốc Ðại Sư. Sau khi đắc pháp với Ðà Ðà, Chuyết Chuyết vân du trong quốc nội để giáo hóa, rồi vào khoảng năm 1630 cùng với số đệ tử dùng thuyền nhỏ rời khỏi Trung Hoa đi về miền Nam. Ông và các đệ tử đổ bộ lên đất Cao Miên. Rồi rời Cao Miên ông đi qua Chiêm Thành, vượt Chiêm Thành sang Ðại Việt, Từ Ðàng Trong, ông cùng các đệ tử khởi hành ra Ðàng Ngoài, dừng chân hoằng hóa tại các chùa Thiên Tượng, Nghệ Tĩnh một thời gian. Ðến năm 1633, thầy trò tới được kinh thành Thăng Long. Thầy trò ông cũng có mang theo một số kinh điển. Ðến Thăng Long, ông và đệ tử ở lại chùa Khán Sơn và bắt đầu giảng dạy Phật pháp. Người đến học gồm cả người Trung Hoa và người Việt Nam. Sau một thời gian, Thiền sư Chuyết Chuyết dời về chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, cách kinh thành chừng ba mươi cây số. Trong thời gian hoàng hóa ở đó, thiền sư Chuyết Chuyết được Chúa Trịnh Tráng biết đến và hâm mộ, xem như bậc thầy.......- Hết tríchnguoiphattu.com
- Truyền thống của người Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” Truyền thống của đạo Phật là tri ân và báo ân, tinh thần của người Việt và truyền thống của đạo Phật vô cùng nhân văn, nếu chúng ta chỉ có biết đến Đức Phật thì hơn 2556 năm qua kể từ ngày Đức Phật nhập Niết bàn, ai là người truyền thừa chính pháp, ai là người thắp sáng ánh sáng từ bi trí tuệ của đạo Phật. Đó là lịch đại Tổ sư.... - ngôi chùa Thiên Tượng đã đi vào lịch sử Việt Nam với đại danh tăng sư Tổ Chuyết Chuyết, cho nên, phụng thờ tổ sư là trách nhiệm của những người hậu thế - Hòa thượng nhấn mạnh.nguoiphattu.com
Trong đạo từ, Hòa thượng cũng tán thán công đức của toàn thể quý Phật tử, những người luôn biết gieo nhân lành và tương lai sẽ gặt được quả tốt. Dù ít dù nhiều công đức đều như nhau, nhân đây Hòa thượng cũng cám ơn ghi nhận sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền trong thời gian vừa qua, và mong rằng tình cảm đó sẽ được gắn bó lâu dài, bền vững vì lợi ích chung.nguoiphattu.com
Với một vùng quê gắn liền với những di tích văn hóa về Phật giáo, được tạo dựng từ ngàn xưa. Những nỗ lực của Đại đức trụ trì khôi phục tôn tạo lại chùa cảnh, phát huy, kế thừa cũng như noi gương các bậc Tổ sư, sẽ mang lại cho cuộc sống của người dân và Phật tử nơi đây niềm hạnh phúc và an lạc, góp phần xây dựng đời sống nhân văn xứng đáng là truyền thừa của văn hóa Phật giáo. Di tích danh thắng Quốc gia chùa Thiên Tượng cũng sẽ là là nơi lý tưởng cho quý Phật tử xa gần về đây chiêm bái, tu tập, là điểm nhấn quan trọng trong quần thể du lịch văn hoá tâm linh trong tương lai.