;
Về tham dự lễ có Chư tôn đức BTS GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh. Đại đức Thích Hạnh Nhẫn , Phó ban kiêm Trưởng ban Hoằng Pháp; Đại đức Thích Tâm Quang , Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử; Đại diện chính quyền có Đảng ủy; UBND; UBMTTQ xã An Lộc
Xin sơ lược vài nét về chùa Hàn Nguyên trước đây là một trong những ngôi cổ tự lớn đồ sộ nhất nhì vùng đất này. Nơi đây còn có các chùa nhưu: Bảo Đỉnh tự (An Lộc) Thiên Nối tự (Bình Lộc) Kim Dong tự (Chùa Thân – Phù Lưu bây giờ), thuộc Tổng Phù Lưu Hạ, tất cả các chùa đề hợp tự về chàu Hàn Nguyên, đến năm 1967 thì dỡ phá hoàn toàn lấy đất cho Hội phụ lão ươm cây.
Theo tư liệu của tiến sĩ Nguyễn Quang Cương và ông Lưu Công Vinh khảo cứu thì chùa Hàn Nguyên có từ niên đại thời Lê Trung Hưng (1533-1788), chính thức xây dựng năm Mậu Dần (1578).
Trong thời kỳ hưng thịnh nhất (1902 – 1950), đó là năm Giáp Tý (1924), chùa được trùng tu hoàn thiện và quy mô đầy đủ , đẹp ,rộng đến 2ha (20.000m2),do Cố lương y Lưu Công Chương và em gái Lưu Thị Ở phụng cúng, quả chuông của chùa cũng được đúc từ năm đó do quan quản Nguyễn Duy Lân công đức.
Khi chùa bị phá quả chuông đưa về treo tại Đình Ngang , đến năm 1972 thì huyện Đội Can Lộc về thu giữ, còn toàn bộ tượng bỏ vào lò ngói làm củi thui trụi.
Cũng thời kỳ hưng thịnh ấy nhiều Sư trụ trì đã về đây trú xứ như sư Thanh Quỳnh ; sư Thanh Lượng ; sư Phong ( ở Chùa Khải Môn, Nghi Xuân ) được 1 năm thì quay về sư Diện (Thanh Hóa – từ đây trở đi các Sư hoạt động bí mật khoác áo Thầy Tu ) sau lại về Thanh Hóa ; Sư cô Thanh Lan, năm 1940 bị giặc Pháp bắt giam.
Thể theo nguyện vọng của bà con Phật tử, nhân dân nơi đây khôi phục lại chùa Hàn Nguyên, ngôi cổ tự linh thiêng đã gắn liền với lịch sử oai hùng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
Dù gặp nhiều khó khăn, và nhiều thiếu thốn nhưng với tinh thần kính tin Tam bảo và ước nguyện có một ngôi chùa sinh hoạt tu học. Trong thời gian qua bà con Phật tử nơi đây đã quyên góp công sức tịnh tài để phần nào khôi phục, xây dựng mới một số cơ sở hạ tầng phục vụ cho bà con nhân dân đi về hương khói lễ bái tại ngôi cổ tự này. Được biết, tổng kinh phí hơn 300 triệu đồng.
Tại buổi lễ, Đại đức Thích Hạnh Nhẫn đã chia sẻ có thời pháp thoại ngắn, nhằm sách tấn động viên và tán thán tinh thần bà con Phật tử, nhân dân đã không ngại khó khăn phát tâm hộ trì phục dựng lại ngôi Tam bảo Hàn Nguyên quý giá này.
Một số hình ảnh ghi nhận.