;
Lúc nào cũng nên "tốt khoe, xấu che"?
Đức Pháp chủ: Nhà sư không có đạo hạnh, trí tuệ thì lấy gì mà dạy người
Âm binh là loại vong vất vưởng không ai cúng kiến, không được nghiệp quả định hướng rõ ràng, hoặc là tự nguyện đầu quân vào quyền lực của thầy Pháp để được cúng thí, hoặc do thầy Pháp khống chế sai sử, ngoài việc thí thực hàng ngày, mỗi khi nhận công tác đặc biệt của thầy Pháp, đều được thầy tưởng thưởng rượu thịt hậu hỷ.
Cỏi dương gian có đội
quân thì cỏi âm thế cũng có một lực lượng tương tự, vì thế, cổ nhân bảo - trần
sao, âm vậy, âm- dương đồng nhất lý. Đội
quân trần thế được tuyển chọn thành phần lý lịch khá kỷ thế mà thỉnh thoảng vẫn
có vài phần tử nổi loạn phản trắc thì cỏi âm, lắm khi thầy Pháp phải khốn đốn với
chúng; nếu không hại được thầy, thì con cháu dòng họ của thầy cũng bị vài âm binh
nổi loạn vượt khỏi vòng kềm chế của pháp nghi để ám hại; chuyện dễ hiểu, thầy
Pháp chỉ dùng quyền lực để khống chế phần âm mà không cần tuyển chọn xét lý lịch
như trần gian; vì sự tạp nhạp đó mà những âm binh đều là lực lượng vừa hữu dụng,
vừa nguy hại.
Trong lãnh vực tôn giáo cũng không tránh khỏi những bất cập như thế, bất cứ tôn giáo nào, lý tưởng tôn giáo là một chuyện, lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo lại là một chuyện. Kẻ lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo có thể là người không có tâm đạo, hoặc có tâm đạo nhưng vì quyền lực và quyền lợi đã lái chệch hướng mục đích ban đầu khi nhân sự đó đang nắm một quyền hạn nhất định và có một chỗ dựa vững chắc. Một tôn giáo vững chắc, có tổ chức và đào tạo bài bản như Kito giáo Vatican, vẫn còn có những chức sắc phạm phải những quyền lợi về kinh tế, về dục tính, về chức quyền phẩm trật... thì những tôn giáo như đạo Phật tại Việt Nam, Cao Đài, Hòa Hảo, những tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận và bổ cử nhân sự điều hành thì không thể không tránh khỏi những vấn đề về nhân cách.nguoiphattu.com
- Thời gian gần đây, quá nhiều tệ nạn tai tiếng
đến với Phật giáo trong nước; có những chú tiểu biểu diễn cầm tiền và dao dí
vào cổ bạn được đưa lên mạng, điều nầy nói lên việc thiếu giáo dục và kiểm soát
của thầy tổ; không thiếu các sư giả đi khất thực, đi lừa gạt quần chúng; một sư
từng gây sóng gió trên mạng khi hôn môi
với một ca sĩ, và còn vô số tai tiếng từ những người mặc áo nhà sư mà "nội
quy Tăng sự" cũng như tổ chức Phật giáo không thể giải quyết, vì Phật giáo
không có giáo quyền như các tôn giáo bạn.
- Trong cơ cấu tổ chức hành chánh, cũng từng có
những vị lạm quyền khống chế cấp dưới; một vị ở văn phòng 2 Trung ương dùng quyền
cấm các giới tử khác tỉnh về thọ giới tại Giới Đàn Đồng Tháp, mà Hiến chương
cũng như nội quy Tăng sự không hề quy định. Cũng vị nầy, thao túng BTS các tỉnh
phía Nam từ Cà Mau, Bạc Liêu đến Long An, Đồng Tháp, ngăn trở nhiều Phật sự mà
đáng ra những Phật sự do các Tăng sĩ trẻ đủ khả năng phát triển Phật giáo sở tại,
có lẽ vị nầy được tại vị vững chắc do lý lịch "Hồng" hơn "Chuyên".
- Tại Thành phố HCM cũng thế, trong Thành Hội,
HT Trưởng BTS cũng bó tay khi cấp dưới lạm quyền quá đáng để gây khó khăn cho
Tăng Ni khi cần chứng thực hoặc di chuyển hộ khẩu. Có lẽ Tăng Ni ai cũng biết
nhân cách vị nầy đối xử, giao tiếp với chư Tăng nhỏ hơn mình bằng những lời lẽ
không mấy đẹp đẽ; giữa lúc quần chúng có mặt tại chùa Phổ Quang, ngài đã thịnh
nộ mạt sát một Tăng tài có tiếng hiện nay, dĩ nhiên quần chúng bất mãn và xem
thường nhân cách của một chức sắc như thế. (một người có mặt nói: một Hòa Thượng
Phật giáo có thái độ và ngôn ngữ như vậy sao!!!)
- Một vài BTS cấp Tỉnh cũng vậy, do có quyền thế
mà gây bao nhũng nhiễu cho Phật giáo, làm khốn đốn Tăng Ni nếu không vừa lòng
các ngài; Rất nhiều Tỉnh Thành trong thời gian vừa qua, BTS cũng như các chức sắc
hành xử với Tăng Ni trong Tỉnh bằng cá tính, lạm dụng quyền hạn ra những văn bản
không đúng nguyên tắc hành chánh, Hiến
chương Giáo hội và nội quy Tăng sự; cấu kết với cơ quan chức năng để triệt hạ
những tu sĩ và Phật tử nào không vừa
lòng họ; Có những quyết định trục xuất, truất quyền trụ trì với những lý do vu
vơ mà đáng ra, nếu đương sự có tội thật sự, cần tác pháp yết ma, giáo dục ba lần
mà không thay đổi, mới dùng biện pháp biệt chúng chứ chưa nói đến tẩn xuất, vì
tẩn xuất là tội rất năng theo giới luật; trong Nội quy Tăng sự ghi rõ:
CHƯƠNG XI
KHUYẾN GIÁO - KỶ LUẬT - TUYÊN DƯƠNG CÔNG ĐỨC
ĐIỀU
51: Căn cứ điều 45 và điều 46,
chương X Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, quy định các biện pháp kỷ
luật (cử tội) đối với những thành viên Tăng, Ni có hành vi :
- Vi phạm giới luật Phật.
- Làm tổn thương đến thanh danh và đường lối hoạt động của
Giáo hội.
- Làm phương hại đến lợi ích của Dân tộc và Tổ quốc Việt
Nam.
Bao gồm một số biện pháp cụ thể như sau :
1. Tăng, Ni nào vi
phạm giới luật, Trưởng ban Tăng sự Tỉnh hội có nhiệm vụ thẩm tra, tổng hợp dữ
kiện, đề nghị Ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo cấp Tỉnh thành lập Hội đồng
Yết Ma theo luật Phật và áp dụng điều 47 Hiến chương Giáo hội để xử lý. Khi cần
xử lý vấn đề Tăng, Ni vi phạm giới luật mới thành lập Hội đồng Yết Ma và Hội
đồng Yết ma chỉ có hiệu lực trong thời gian xét xử vấn đề đó.
2. Tăng, Ni có hành
vi làm tổn thương đến thanh danh và đường lối hoạt động của Giáo hội, Ban
Thường trực Ban Trị sự Phật giáo cấp Tỉnh có trách nhiệm thẩm tra mức độ phạm
lỗi nặng hay nhẹ để xử lý theo một trong các hình thức sau đây:
a) Chỉ đạo cho Ban
Đại diện Phật giáo cấp Huyện tiến hành phê bình, kiểm điểm trên cơ sở tinh thần
đoàn kết hòa hợp, chân tình xây dựng, giúp người có lỗi thấy được lỗi lầm,
thành thật nhận lỗi và quyết tâm khắc phục, sửa chửa lỗi lầm đã phạm.
Cần kiên trì tiến
hành từng bước, lần thứ nhất: Phê bình, kiểm điểm trước Ban Đại diện Phật giáo
cấp Huyện. Sau thời gian tối đa 6 tháng, nếu người có lỗi chưa chuyển biến tốt,
tiến hành lần thứ hai: Phê bình kiểm điểm trước toàn thể Tăng, Ni trong Quận,
Huyện, Thị xã và Thành phố thuộc Tỉnh.
b) Hình thức phê
bình kiểm điểm trước Ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo cấp Tỉnh có cảnh cáo
trực tiếp, người phạm lỗi phải viết bản tự kiểm, lưu trữ tại văn phòng Tỉnh,
Thành hội Phật giáo để giám sát sự chuyển biến của người phạm lỗi.
c) Hình thức cảnh
cáo là thông tri trong toàn Tỉnh, Thành hội Phật giáo biết về Tăng, Ni đã phạm
lỗi với đầy đủ các hành vi phạm lỗi.
3. Tăng, Ni nào bị
pháp luật xử lý, trường hợp bị đưa ra xét xử trước tòa án thì không được sử
dụng sắc phục, danh hiệu và tư cách Tăng, Ni Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
4. Tăng, Ni nào bị
pháp luật xử lý, kết án theo luật pháp hiện hành, bị mất quyền công dân, đương
nhiên không còn tư cách là Tăng, Ni trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Khi
quyền công dân được phục hồi thì được xin xuất gia lại nhưng phải chấp hành
đúng các quy định tại điều 26 chương VI của Nội quy này.
ĐIỀU
52: Tăng,
Ni nào phạm lỗi bị cảnh cáo và được thông tri trong toàn Giáo hội thì không còn
tư cách được bổ nhiệm Trụ trì tại các cơ sở Tự, Viện và không được phân công
vào các nhiệm vụ khác trong Giáo hội. Nếu đã bổ nhiệm trụ trì thì rút lại quyết
định.
ĐIỀU
53: Tùy
theo thành viên Tăng, Ni và mức độ phạm trọng giới mất tư cách Tăng hay Ni, Ban
Thường trực Hội đồng Chứng minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, hoặc Ban
Thường trực Ban Trị sự Phật giáo cấp Tỉnh có quyền ban hành quyết định tẩn xuất
ra khỏi hàng ngũ Tăng, Ni của Giáo hội theo các trình tự như sau :
- Nếu Ban Thường
trực Hội đồng Chứng minh ban hành quyết định thì phải do Ban Thường trực Hội
đồng Trị sự GHPGVN đệ trình.
- Nếu Ban Thường
trực Hội đồng Trị sự ban hành quyết định thì do Ban Thường trực Ban Trị sự Phật
giáo cấp Tỉnh đề nghị và được Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh GHPGVN chuẩn
y.
- Nếu Ban Thường
trực Ban Trị sự Phật giáo cấp Tỉnh ban hành quyết định thì phải có văn bản báo
trình cho Trung ương Giáo hội được biết để xem xét trước khi thi hành.
Rất nhiều BTS cấp Tỉnh từng ra quyết định trục xuất và
truất quyền trụ trì của Tăng trẻ với những lý do không chính đáng; cương vị một
HT Trưởng BTS, cứ ký văn bản theo cấp dưới đề bạt, lắm khi lại thu hồi, rồi ra
văn bản mới như là trò chơi đang nắm trong tay. Cũng có trường hợp HT Trưởng
Ban bị Thư ký làm văn bản vu khống nạn nhân buộc ngài ký quyết định khai trừ.
- Một số trụ trì không thấy tầm quan trọng của
các đơn vị GĐPT áo Lam, thích thì cho sinh hoạt ở chùa hàng tuần, không vừa
lòng thì trục xuất, đuổi các em bơ vơ, hiện nay Lâm Đồng và vài nơi đang xẩy ra
tình trạng như vậy, không phải trụ trì đuổi mà BTS PG Lâm Đồng hành xử; lối
hành xử do cá tính, do bản ngã hơn là theo luật định. Họ không nghĩ tuổi trẻ là
tương lai của Phật giáo, là vệ tinh của Giáo Hội; Trong số các em bị xua đuổi
hay bị đánh đập, phụ huynh không cho các em sinh hoạt nữa và họ sẵn sàng được cải đạo sang Tin Lành hay bất cứ tôn
giáo nào biết quý trọng tuổi trẻ. Cũng có những đạo tràng không tuân thủ lệnh
vô lý của trụ trì, cũng bị trụ trì trục xuất hoặc giải tán.
- Một số thầy nhận đệ tử tính theo số lượng mà
không có phương án giáo dục, không nắm rõ lý lịch nên thường xảy ra quá nhiều tệ
nạn như hiện nay. Có một tội phạm trốn luật pháp xin vào chùa, một thời gian
sau, khi bị phát hiện, thầy trụ trì mới vỡ lẽ. Trong thời gian nhận đệ tử, chùa
không dạy luật nghi, phép tắc của người xuất gia. Đi đứng tự do như người thế tục,
ăn nói thiếu điềm đạm, nghĩa là bốn bộ luật sơ cơ cho tập sự không được dạy;
giáo lý không học, kinh kệ không tụng đọc. Trước 1975, các Tỉnh miền Trung, Thiền
môn rất quy củ, nghiêm túc; một chú tiểu tập sự phải biết phép thờ thầy, phép
nhập chúng, nghiêm túc chấp hành nội quy Thiền môn, giữ Tăng phong đạo cách khi
giao tiếp với Tín đồ. Ngày nay, các chùa trong Thành phố, các tiểu được đi học
thế pháp, ảnh hưởng game trên mạng, xem nhẹ luật nghi hành điệu vì thầy tổ
không khép các điệu vào khuôn khổ, và cũng có những chú điệu ngang bướng do ảnh
hưởng xã hội. Từ đó, khi thành một Tăng sĩ, không tránh khỏi những luông tuồng
như một người thế tục gây tai tiếng cho nhà Phật. Một nhà sư từng bị tai tiếng
trên sàn hộp đêm, bị bổn sư tác pháp yết ma và biệt chúng, nhưng không bao lâu,
quần chúng thấy vị đó xuất hiện thường xuyên ở sân bay Tân Sơn Nhất, đi nước
ngoài như đi chợ, chẳng những thế, còn bắt các tiếp viên massage hạng vip ở sân
bay, mở nhạc ầm ỷ làm phiền chung quanh, khi được nhắc nhở, lại điện thoại với
một Gay nào đó trao đổi sàm sỡ cho mọi người chung quanh cùng nghe, đó là những
kẻ cố tâm phá đạo.
- Cũng không hiếm người tự động cạo đầu mặc áo
tu, đến địa phương khác xin vào chùa một thời gian cho quen nếp sinh hoạt Đạo,
giao du quen biết một số Phật tử, rồi tự động ra lập am thất, làm tiền dưới mọi
hình thức; vì không thật tu, không qua trường lớp, gây nhiều phiền muộn cho Phật
giáo cũng như quần chúng mà không ai đủ quyền để xử trị họ. Những vị nầy đồng
nghĩa với những sư giả lợi dụng niềm tin của quần chúng.
Tóm lại, nội bộ Phật
giáo hiện nay, chức sắc lạm quyền theo chức sắc vì ỷ lại chiếc ghế đầy quyền lực,
thao túng quá đà làm Tăng Ni khốn đốn mà không nghỉ đến quyền lợi chung và lâu
dài của đạo, cản trở việc hoằng pháp và phát triển tôn giáo, điều nầy hiện rõ tại
BTS PG Bình Phước.
Một số Tăng trẻ tự tung
tự tác khi không bị kiểm soát bởi tập thể và thầy tổ. Sử dụng đồng tiền không đổ
mồ hôi bởi công sức của mình, thiếu cân nhắc và phung phí.
Một số oai nghi đạo phong không qua quá trình
huân tu từ tông phong và rèn luyện nên ngôn hành phóng túng không tương thích với
chiếc áo đang mặc.
Một số không xuất thân
từ trường lớp hoặc Già lam chính thống, mượn chiếc áo để kinh doanh, trong đó kể
cả các sư giả từ miền Bắc và miền Trung du nhập để kiếm sống và hưởng thụ, ăn
nhậu sau một ngày "khất thực".
Sự dễ dãi đối với sinh
hoạt Phật giáo hiện nay, biến Phật giáo thành mãnh đất màu mỡ cho đủ loại hình
tha hóa đầy tai tiếng. Nếu ai đó có tinh thần trách nhiệm với tôn giáo nói
chung và Phật Giáo nói riêng để bộ mặt xã hội trong sáng hơn, thì không thể
dung túng những tệ nạn như vậy, nhất là cơ cấu hành chánh, các chức sắc cần phải
thanh lọc trên tiêu chuẩn đạo hạnh chứ không cần lý lịch, công trạng màu "hồng". Buổi giao thời đã qua,
hơn 30 năm đủ để chuyển đổi và sử dụng nhân sự có tài, có đạo đức mà không cần
phải có công "cách mạng" hay phe nhóm lợi ích.
Một guồng máy Giáo hội
trong sạch mới đủ khả năng chỉnh đốn những tệ nạn khác của Tăng lữ và sư giả;
đó là một trong những cách trong sạch hóa xã hội. Tôn giáo hư hỏng thì đừng
trông mong xã hội tốt đẹp, vì tôn giáo là nền tảng của xã hội. Sử dụng nhân sự
trong guồng máy hành chánh đúng người đúng việc thì Phật giáo sẽ thay da đổi thịt,
vững mạnh và phát triển. Thu nhận đệ tử cũng cần cân nhắc và giáo dục kỷ thì sẽ
có những tu sĩ tốt về đạo đức.
Bổ cử nhân sự, thu nhận
đệ tử trên tinh thần cảm tình, phe nhóm và cần số lượng mà thiếu giáo dục thì chắc
chắn hậu quả sẽ là những "âm binh nổi loạn" không sớm thì chầy phản
phục cho Phật giáo, cho tổ chức Giáo hội như hiện nay. Vậy ai có trách nhiệm
cho một tương lại Phật giáo Việt Nam khi mà đất nước đang hội nhập???
12/6/2013
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.