nguoiphattu.com Tuy các tông phái có phương thức tu tập khác nhau, nhưng mục đích chung là giúp con người thanh lọc thân tâm, tăng trưởng sức định, phát huy trí tuệ.
Thưa Sư Trí cho con hỏi: Con có nên tìm hiểu nhiều pháp môn, hay chỉ chọn cho minh một pháp môn để thực hành thôi. Phật tử Ngô Đại Đồng.
Đáp:
Chào Ngô Đại Đồng. Đại Đồng à, đạo Phật trong quá trình hình thành và phát triển, các Tổ Sư đạo cao đức trọng đã thành lập nên một số tông phái tu tập như Tịnh Độ tông, Pháp Hoa tông, Thiền Tông, Mật tông… để đáp ứng nhu cầu tu tập tâm linh của các tín đồ Phật Giáo. Tín đồ tu theo Tịnh Độ thì chuyên về niệm Phật, tu theo Thiền Tông thì chuyên về tọa thiền, tu theo Mật tông thì chuyên về niệm chú…
Theo Sư Trí, Đại Đồng là một tín đồ đang tìm hiểu tu tập theo Phật Giáo, vì thế nên tìm hiểu các Tông phái tu tập trên để biết được phương pháp tu tập và tác dụng của nó. Sau khi tìm hiểu Đại Đồng có thể chọn một trong các tông phái mình vừa tìm hiểu để ứng dụng tu tập cho bản thân, hoặc có thể ứng dụng lồng xen các tông phái với nhau. Chẳng hạn buổi tối tụng kinh, trì chú, niệm Phật; buổi khuya tọa thiền, kinh hành… Ngoài những thời khóa tu tập đã định thì khi đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, động, tịnh… chúng ta luôn giữ tâm mình có mặt ngay thực tại. Tức phải chú tâm vào những gì diễn ra quanh cuộc sống của ta: nói biết mình đang nói, ăn biết mình đang ăn, sửa xe biết mình đang sửa xe… Chúng ta cần hạn chế và tiêu diệt dần những ý tưởng, suy tư mộng mơ, viễn vong đâu đâu mà quyên bẳng mình đang làm gì. Tập cho mình thói quen chú tâm như thế thì sức định trong ta ngày càng phát huy mạnh. Người có sức định cao thì trí tuệ trở nên nhạy bén vô cùng. Hai phạm trù ĐỊNH và TUỆ được phát huy tốt thì chuỗi ngày của cuộc đời ta là chuỗi ngày sống an nhiên, tự tại.
Dòng tâm thức của con người liên tục suy tưởng, tính toán đủ mọi vấn đề trong cuộc sống, ít bao giờ chịu đứng yên để lắng động tâm hồn mình lại. Vẫn biết rằng tâm thức giúp chúng ta cảm nhận, suy tính, quyết định… những vấn đề liên quan đến cuộc sống. Nhưng chúng ta cần phải nhận biết rằng mỗi lần suy tính, tư duy, buồn sầu, vui sướng… đều làm tiêu hao nguồn năng lượng trong ta rất
nhiều, ta cần có phương pháp để thu nạp năng lượng trở lại. Để giúp tâm ta quân bình, tăng sức định, phát huy trí tuệ nhằm làm tươi mát thân tâm, Phật giáo đã sáng lập ra các tông phái tu tập trên. Tuy các tông phái có phương thức tu tập khác nhau, nhưng mục đích chung là giúp con người thanh lọc thân tâm, tăng trưởng sức định, phát huy trí tuệ. Những ai có duyên tu tập với tông phái nào thì toàn tâm tu tập theo tông phái đó, hoặc có thể hành trì lồng sen với nhau. Trình độ tu tập của chúng ta mỗi khi sức định đạt ở trình độ cao,trí tuệ tinh thông thì sẽ tạo nên năng lực phi thường giúp ta sống an lạc, thanh thản giữa sống gió cuộc đời. Pháp môn tu tập niệm Phật, trì chú hay tọa thiền đều là những pháp môn giúp ta an trú tâm, diệt trừphiền não khổ đau, dần dần phát huy sức định và trí tuệ. Tùy theo môi trương, hoàn cảnh, sở thíchmà mỗi hành giả có thể chọn cho mình một pháp tu thích hợp hoặc có thể lồng xen với nhau.
Thực trạng có những hành giả nhất tâm niệm Phật đã an trú vào cảnh giới tam muội (định) chứ không nhất thiết tọa thiền mới vào được định. Điều quan trọng chúng ta cần lưu tâm là phải tha thiết, siêng năng, kiên định khi hạ thủ công phu thì mới có kết quả tốt. Lại nữa, chúng ta khi tu tập có khả năng an trú
tâm sâu hay cạn nó còn phụ thuộc vào yếu tố phước nữa đấy. Một hành giả có cuộc sống thuần thiện trong mọi mọi lúc, mọi nơi như khi đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, im lặng, trước cảnh động hay tịnh lúc nào cũng tỏa ra một phong thái tươi trẻ, thanh thản, vị tha... hành giả này lại rất thích làm nhiều điều lợi ích cho bản thân và tha nhân. Với một nếp sống tuyệt vời như thế đã hình thành cho conngười này một khối phước đức khá lớn. Khối phước thiện này là một trong những yếu tố giúp họ vàođịnh nhanh và sâu khi hạ thủ công phu niệm Phật hay tọa thiền. Vấn đề này vô cùng hệ trọng, hành giả hướng tâm tu tập cần hết sức quan tâm. Tức cần hạn chế và tiêu diệt dần những tâm lí tham, sân,si, ngã mạn, vị kỷ, đố kỵ, hiềm khích... phát huy dần tâm từ bố thí, cúng dường, phóng sanh, khoandung, độ lượng, tùy hỉ, tùy thuận điều thiện... Luôn thực hiện những điều lành như thế thì công phutu tập niệm Phật, trì chú, tọa thiền... của mình mới mang lại kết quả tốt đẹp, mới có được an lạc giữacuộc đời vô thường này. Nam Mô A Di Đà Phật!