;
“Tháng bảy mùa thu lá rụng vàng
Ấy mùa nhân loại đón
Vu Lan
Bâng khuâng chạnh nhớ
ơn sanh dưỡng
Thổn thức tâm con ngấn
lệ tràn”
Mỗi năm khi những làn gió thu se lạnh thổi về, lá vàng lác đác rơi theo từng hạt mưa bay, người con Phật nơi nơi lại thêm nhớ đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha, của mẹ.
“Tiết Vu Lan bâng
khuâng nhớ cha công dưỡng dục
Mùa Báo Hiếu bùi ngùi
thương mẹ đức cù lao”.
Với những người con xa xứ thì lại càng dâng tràn xúc cảm khi nghĩ về hình bóng cha mẹ đơn chiếc, tần tảo sớm hơn nơi quê hương. Hòa cùng tinh thần hiếu đạo, biết hơn và đền ơn, huynh đệ ở rải rác khắp chốn trên xứ Hàn quy tụ về chùa tu học, vun bồi phước lành để hồi hướng về cho hai đấng sinh thành. Ai trong huynh đệ cũng mong muốn được làm gì đó báo hiếu công ơn trời biển của mẹ cha. Nhưng làm sao để báo hiếu được đúng theo tinh thần Phật dạy, trong lời khai mạc ĐĐ. Thích Tường Thanh, cố vấn giáo hạnh Hội Phật Tử Việt Nam Tại Hàn Quốc đã chia sẻ với đại chúng qua đoạn kinh:
“Có hai người mà các thầy không
thể nào đền ơn cho hết được, đó là cha và mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai
phải cõng mẹ, đi xa ngàn dặm, cung phụng đủ mọi thức ăn, đồ mặc, chăn nệm và
thuốc thang, thậm chí cha mẹ có tiểu tiện, đại tiện trên vai đi nữa, cũng chưa
trả được ân sâu cha mẹ. Các thầy phải biết, ân cha mẹ nặng lắm, bồng bế nuôi nấng,
dưỡng dục đúng lúc, làm cho ta trưởng thành. Vì thế, mà biết ân đó khó trả. Do
vậy, người con hiếu thảo muốn báo đáp công ơn cha mẹ đúng chánh pháp cần phải
thực hành những việc sau đây:
- Nếu cha mẹ chưa có niềm tin,
phải khuyết khích cha mẹ phát tâm tin tưởng tam bảo.
- Nếu cha mẹ xan tham, phải khuyết
khích cha mẹ phát tâm bố thí.
- Nếu cha mẹ theo điều ác, phải
khuyết khích cha mẹ hướng về đường thiện.
- Nếu cha mẹ theo tà kiến, phải
khuyết khích cha mẹ trở về với chánh kiến.
Làm được như vậy là trả ơn cha mẹ
đúng với chánh pháp, khiến cha mẹ không những được an vui trong hiện tại, mà
còn gieo phước lành trong tương lai”. (Kinh Tăng Nhất A Hàm).
Đại chúng được diễm phúc khi Thượng tọa trụ trì quang lâm chứng minh và hướng dẫn đảnh lễ Tam Bảo, khai pháp khởi đầu một ngày tu học nhiều an lạc.
Với những món ăn chay đạm bạc, bảo hộ được trái tim yêu thương cùng cách thực tập dùng cơm trong chánh niệm đã giúp đại chúng hình thành, vun bồi ý niệm biết ơn cuộc đời. Hằng ngày, chúng ta ăn trong vội vã với những thức ăn tổn thương đến mạng sống chúng sanh khác thì làm sao không tật bệnh hiểm nghèo, đau khổ triền miên!
Đến với khóa tu này, tu sinh cùng tụng đọc bài kinh Vu Lan, Báo Hiếu. Rất nhiều bạn trẻ xúc động khi từng chữ từng câu đức Phật dạy về công đức sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Thật bất hiếu làm sao khi chúng ta ngày ngày lãng quên công ơn trời biển này! Hiểu được ân nghĩa đó, đức Phật còn dạy những người con báo hiếu như thế nào để mang lại lợi lạc cho chính người của mình cũng như chính chúng ta.
“…Phải toan biên chép kinh đây lưu truyền
Vì cha mẹ trì chuyên phúng tụng
Cùng ăn năn những tội lỗi xưa…”
“…Mình còn phải cần chuyên trì giới,
Pháp Tam-qui ngũ giới giữ-gìn…”
Và thời khắc chương trình “Bông hồng cài áo” cũng đến với nhiều nội dung tác động sâu tâm thức của những con khi nghĩ về hai đấng sinh thành ở quê nhà. Từng tiếng nấc nghẹn ngào tràn vào không gian khi bài “Ý nghĩa Bông hồng cài áo” được cất lên. Những giọt lệ hối hận muộn màng, những giọt nước mắt hạnh phúc hiện có đan xen xúc cảm trào dâng cả hội trường. Huynh đệ mỗi người mỗi quê nhưng khi về dưới mái chùa đều là những con Phật, những người con của ba mẹ nên hiểu thương và chia sẻ nhau trong những ý niệm thiêng liêng. Dù lần đầu hay đã nhiều lần đóa hoa hồng được cài lên áo nhưng ai ai cũng đều vỡ ào xúc cảm bao nhiêu ngày thầm giấu kín. Sau ngày tu học hôm nay, huynh đệ tự dặn lòng bằng mọi cách đều hãy biểu lộ niềm biết ơn, báo hiếu đến cha mẹ qua những lời nói, việc làm rất đỗi bình dị mà lâu nay vì điều gì đó đã lãng quên.
“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên măt mẹ thân yêu
Cố làm sao cho mẹ được vui nhiều
Và học hạnh làm người con hiếu thuận
Nguyễn Thiên Di