;
Người hành giả ngồi với tư thế tĩnh tọa, lưng thẳng ngay, hơi thở ra vào nhẹ nhàng. Hơi thở phải đi xuống dưới rún. Khi hơi thở ra vào nhẹ nhàng, rồi người hành giả nên quên đi từ từ hơi thở, chỉ biết một “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Mọi vọng tưởng đến, chúng ta hãy quán soi từng niệm tưởng về sự hình thành, duyên hợp của chúng. Và phải để ý chúng ở đâu đến rồi đi về đâu. Khi đó, ta sẽ thấy mọi niệm đều do sự giả hợp mà có. Thí như tự nhiên chúng ta đang ngồi niệm mà có một ý niệm duyên vào như là “Ngày mai tôi ăn cái gì?”. Thì ngay chỗ đó, ta sẽ thấy “Ngày mai” nó là danh tự do nhiều người hợp lại để chỉ thời gian của vị lai. Do ý niệm đặt để của nhiều người hợp lại, qua thời gian mới kiến tạo nên hình danh “Ngày mai” chứ thật ra nó không có một chủ thề nào nhất định, tự chủ của nó. Vậy danh tự “Ngày mai” cũng là do duyên hợp. Tiếp theo là ý niệm “Tôi ăn cái gì?”, mặc dù chỉ vỏn vẹn có mấy chữ thôi nhưng nó diễn thể ra cả một quá trình hình thành sự nghiệp vọng thức như “Tôi” là một giả danh chỉ ra cái “Ngã chấp” tôi bao gồm cả tứ đại Đất, Nước, Gió, Lửa. Rồi về mặt tâm thức, cái tôi đó chứa đựng những thành tựu, thất bại. Chứa đựng những gì gọi là đặc thù của mình. Có một sự đạo diễn vọng tưởng vô hình. Hễ ta có những ý niệm nào giả chủ thể nổi lên thì sẽ có hình danh sắc tướng sắp đặt logic như một vỡ kịch. Chỉ cần khi ta có ý niệm giả danh chủ thể thì tất cả sẽ kết hợp lại thành những sự nghiệp trong tiềm thức chúng ta. Rồi qua sự nghiệp đó, sẽ chuyển biến theo thành, trụ, dị, hoại, diệt và tham, sân, si, giận hờn bắt đầu nổi lên đề bảo vệ, xô đẩy, làm cho sụp đổ khi trái với chủ thể giả danh đó. Chiến tranh hay gọi là chân chiến tranh bắt đầu thể nhập.
Nam mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề
Cho
nên, chúng ta ngày lại ngày qua sống với cái giả danh đó thôi. Cứ chấp
mãi những hình thành trên. Nó hình thành duyên hợp như mạng lưới tâm
thức vô hình khó thoát ra, khó có thể làm chủ được nó. Sự ngã chấp quá
nặng trong đời sống chúng ta. Nghiệp quả lừng lẫy, ngọn lửa dục (sức
nóng của dục vọng luôn luôn thúc đẩy ta). Sức nóng đó nó làm cho tim,
can, tỳ, phế, thận, khí huyết, hệ thần kinh ma sát, chuyển động, cọ sát
với nhau tạo thành nhiều lằn sóng não bộ hình thành nên vô lượng ý niệm.
Cũng như Bát quái hà đồ, nếu ta chạy theo vật càng đi ra thì quẻ của nó
càng sinh, ngược lại đi vào trong chỉ có một rồi đến vô cực. Như vậy,
chỉ có một câu ý niệm lướt qua đầu chúng ta thôi. Nếu khi đó, chúng ta
quên niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” thì vọng
niệm kia nó sẽ dẫn ta đi chu du ba cõi, càng đi ý niệm càng sinh ra theo
qui luật như Bát quái hà đồ kia. Còn nếu từng ngày, từng giờ, từng phút
cái biết “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” đó nó ăn
sâu, nó thật sự là một vị hộ niệm, hộ pháp bí mật trong nội thức. Khi
vọng niệm đó nổi lên thì cái biết (Tri kiến Phật) đó nổi lên “Úm chiết
lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Nó sẽ hóa giải vọng niệm trí
thức kia. Trí thức là những điều học ở xã hội, học ở nhiều người xã hội
hình thành. Còn cái tri kiến (Cái biết) kia trong mọi giác niệm đều có
biết cả. Cái biết đó nó ở bất cứ nơi đâu. Nó có trong không gian, thời
gian. Nó có trong ba cõi Dục, sắc, vô sắc giới. Cái biết chân thật, chân
như ngay chỗ tích tắc niệm tưởng đó không phân biệt. Ngay chỗ tích tắc
niệm tưởng đó cùng không có ta, không có người. Cũng như người đang ngủ
say khi thức dậy họ nói rằng: “Tối hôm qua, tôi ngủ say quá không biết
gì cả”. Nếu không biết gì cả sao biết mình ngủ say? Đó là cái biết giống
hình dáng cái biết trong tích tắc vô sắc giới (Nhưng nó cũng không phải
vậy). Hãy tự biết với chình mình đi!
Con người hành giả tu mật chú Chuẩn đề chuyên sâu vào cái biết chân
tánh đó để biết cái biết chơn tánh của “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề,
ta bà ha. Bộ lâm” Đây là câu chú nó đến với thời này đã biến dạng từ
hình âm sắc tướng, hình thành chin chữ âm như vậy. Người hành giả tu mật
chú Chuẩn đề lấy câu chú đó niệm chuyên sâu đi vào nội thức để mài dũa,
cạo gọt “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” thành những
hạt nhỏ ngọc nhỏ li ti nguyên tử đủ màu sắc, có đủ ở khắp mọi nơi. Đến
đây, nó có chín chữ âm đó. Nó đã từ từ biến thành mật dạng, có mật âm
khác nhau. Nhưng người hành giả ấy vẫn biết “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn
đề, ta bà ha. Bộ lâm”
Khi người hành gỉa đã trài qua những mật niệm như vậy rồi thì họ cứ
ngồi tĩnh lặng đó để chiêm nghiệm đời sống nguyên tử sinh tử đó. Ở đây,
người hành giả sẽ có nhiều thân vi tế ở khắp mọi nơi. Một niệm của người
hành giả thì những chân thân nguồn sinh tử đó nó cũng chuyển động phóng
quang, ánh sang ấy là những giác niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề,
ta bà ha. Bộ lâm”. Nó đã được phủi sạch, một sự rũ xuống của những
nghiệp lực để mài dũa trở thành những chơn niệm nguyên tử sinh tử đó do
sự tín, hạnh, nguyện của hành giả đó mà nó cấu thành thể nhập niệm để
trở thành những Phật sự như hình Đức Phật Chuẩn đề. Hình thành cõi phật,
lầu báo, những giác niệm đó chồng lên, trùng lên thành những lầu đài,
cầu vòng ánh sang, chim choc, đức phật, bồ tát. Và ngay chỗ đó, chánh
báo Quốc độ đã hình thành để độ chúng sanh cõi nước của vô lượng Quốc độ
Đức chuẩn đề.
Người hành già họ cứ ngồi đó, cứ niệm rồi một ngày nào đó chơn niệm,
nguyên sinh tử đó đã hình thành. Thì khi đó, người hành giả, chơn niệm
nguyên tử sinh, quốc độ, chánh báo, hóa thân, báo thân, ứng thân đều
hình thành cả. “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” có đủ
tất cả vạn pháp, Phật độ, niết bàn an lạc cũng ở đó..
Mật chú Chuẩn đề có đủ oai đức, phước báu như vậy. Cho nên, người hành
giả phải chí tâm tin tưởng vào mật chú của Ngài trước khi vào đàn pháp
tu hành. Đó là đi vào con đường tinh tấn rộng lớn đó, người hành giả mới
đi vào sự miên mật trì niệm không có thời gian, không có không gian,
không có chỗ đến để đi vào sự niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà
ha. Bộ lâm”. Hình thành sự nhẫn nhục ba la mật, sự huân tập nhẫn nại
như vậy mà không có sự chịu đựng nhẫn nại nào cả. Vì sao? Vì ngay chỗ đó
những niệm tưởng luôn luôn lúc nào cũng bộc phát “Úm chiết lệ, chủ lệ,
chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Khi nó nổi lên đồng với cái biết. Chỗ nào
biết là ngay chỗ đó tích tắc “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha.
Bộ lâm’ Cho nên, tất cả vạn pháp đều có cái biết, tức là Thiền quán Ba
la mật. Mặc dù, ở chỗ nào cũng có niệm biết “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn
đề, ta bà ha. Bộ lâm” Nhưng những niệm biết đó không trụ đâu cả “Ưng vô
sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”. Tất là ly tất cả sự vật tức định bát nhã ba la
mật. Không dính, không mắc, không buông, không bỏ. Như như đến lui
trong mọi sự, mọi vật đều có biết cả đó là Huệ bát nhã ba la mật. Do sự
đến lui trong cái như như niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha.
Bộ lâm”. Trong mọi niệm tưởng, trong mọi sự vật đều có Thần chú thì
không có giới, không có người trì giới, giữ giới, không có sự phá giới. Ở
đây, gọi là trì giới ba la mật. Sự trì giới nhưng không công sức, không
có sự dính mắc buôn bỏ. Và nó cứ như như đến lui trong mọi hình tướng,
mọi vạn pháp, mọi không gian, thời gian rất miên mật. Luôn thể hiện sự
biết “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Cho nên, người
hành giả ở đây tròn đầy sự bố thí rộng rãi, bố thí ba la mật.
Trong chín chữ của Thần chú Chuẩn đề đã thể hiện đầy đủ Ba la mật. Trì
giới Ba la Mật, tinh tấn Ba la mật, nhẫn nhục Ba la Mật, Thiền ba la
mật, định ba la mật, huệ ba la mật.
Úm Chiết lệ Chủ lệ Chuẩn đề Ta bà ha Bộ lâm