Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Kiêu mạn tự đắc dễ tạo ra ác nghiệp

Tác giả Quảng Tánh
07:32 | 05/06/2022 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Say sưa trong kiêu mạn của tuổi trẻ, này các Tỷ kheo, kẻ vô văn phàm phu làm các ác hành về thân, khẩu, ý. Do làm các ác hành ấy, sau khi mạng chung bị sanh vào cõi dữ, đọa xứ, địa ngục.

kieu man de tao ra ac nghiep.jpg

Một thời Thế Tôn ở Àlavì, tại Gomagga, trong rừng Simsapà, dạy các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, có ba kiêu mạn mạn này, thế nào là ba? Kiêu mạn của tuổi trẻ, kiêu mạn của không bệnh, kiêu mạn của sự sống.

Say sưa trong kiêu mạn của tuổi trẻ, này các Tỷ kheo, kẻ vô văn phàm phu làm các ác hành về thân, khẩu, ý. Do làm Qcác ác hành ấy, sau khi mạng chung bị sanh vào cõi dữ, đọa xứ, địa ngục.

Say sưa trong kiêu mạn của không bệnh, này các Tỷ kheo, kẻ vô văn phàm phu làm các ác hành về thân, khẩu, ý. Do làm các ác hành ấy, sau khi mạng chung bị sanh vào cõi dữ, đọa xứ, địa ngục.

Say sưa trong kiêu mạn của sự sống, này các Tỷ kheo, kẻ vô văn phàm phu làm các ác hành về thân, khẩu, ý. Do làm các ác hành ấy, sau khi mạng chung bị sanh vào cõi dữ, đọa xứ, địa ngục.

Này các Tỷ kheo, say sưa trong kiêu mạn của tuổi trẻ, của không bệnh, của sự sống, vị Tỷ kheo từ bỏ học pháp, trở lui lại đời sống thế tục.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Sứ giả của trời, phần Kiêu mạn, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.261)

LỜI BÀN:

Kiêu mạn là tự cao, khinh khi người khác, một loại tâm lý khá phổ biến nơi những người có chút may mắn và thành công. Ở đời, thường thì “phước bất trùng lai, họa vô đơn chí”.

Do đó, có ít nhiều thành công thực ra cũng đáng tự hào nhưng đừng quá tự đắc, kiêu căng, say sưa và ngủ quên trong men chiến thắng vì ngày mai chưa biết sẽ ra sao vẫn là một nghi án luôn ám ảnh đời người.

Đối với tuổi trẻ, ưu điểm của họ là năng động, dám nghĩ và dám làm nhưng tuổi trẻ thường hay chủ quan, ỷ lại sức trẻ nên đôi lúc thành ra nông nổi. Sự tự mãn và năng động thái quá dễ dẫn đến những hành vi nổi loạn, tạo ra ác nghiệp. Sự thật thì có ai trẻ mãi, tuổi xuân chỉ một thời, hồn nhiên mà nhiều vụng dại, rồi khi tuổi trẻ đi qua để lại những hậu quả khó lường, những nỗi niềm riêng một đời ray rứt.

Người có sức khỏe tốt, ít bệnh tật là một phước báo lớn. Có sức khỏe là có thể có tất cả song sức lực con người theo tháng năm dần dà suy giảm cho đến lúc “lực bất tòng tâm”. Chỉ sau một cơn bạo bệnh thôi sẽ làm cho chúng ta chín chắn hơn với những ý nguyện viễn vông vá trời lấp biển, sực tỉnh giấc mộng hải hà.

Sự sống cũng vậy, có đó rồi không đó, sanh tử không hẹn, vì mạng người mong manh chỉ trong hơi thở. Do vậy nhận thức rằng ta sẽ chết, tuy có phần ảm đạm, phảng phất chút bi quan nhưng lẽ thật ấy sẽ giúp ích thật nhiều cho một sự sống đúng nghĩa, biết trân quý cuộc sống, làm ngay những việc cần làm.

Khổ đau ở đời có nhiều nguyên nhân nhưng xuất phát từ kiêu mạn về tuổi trẻ, sức khoẻ và sự sống chiếm phần không nhỏ. Khiêm cung là phương thuốc có khả năng trị liệu bệnh kiêu mạn.

Biết khiêm tốn, lễ độ, biết mình biết ta, biết sống có hậu, không kiêu căng, tự phụ để không tạo ra ác nghiệp là biểu hiện của tuệ giác. Vì thế, thường hành khiêm hạ, tu tập hạnh “thường bất khinh” để diệt trừ kiêu mạn là điều cần làm của tất cả người con Phật.

Simsapà ác nghiệp Kiêu mạn người xuất gia kiêu căng Thế tôn Kiêu mạn tự đắc

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Quý Ni trưởng mặc hậu vàng, liệu có đúng?

Quý Ni trưởng mặc hậu vàng, liệu có đúng?

Sách 'Âm luật vô tình' có đúng với Chánh pháp?

Sách 'Âm luật vô tình' có đúng với Chánh pháp?

Người có phước đức thật sự là người như thế nào ?

Người có phước đức thật sự là người như thế nào ?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Phật tử tin theo pháp hay tin theo người?

Phật tử tin theo pháp hay tin theo người?

Người mới học Phật đọc kinh sách gì?

Người mới học Phật đọc kinh sách gì?

Tại sao phải co hai ngón tay khi cúng quá đường ?

Tại sao phải co hai ngón tay khi cúng quá đường ?

Phật dạy cách nằm đúng oai nghi của người tu

Phật dạy cách nằm đúng oai nghi của người tu

Đức Phật dạy cách nằm ngủ không gặp ác mộng mà có bình an

Đức Phật dạy cách nằm ngủ không gặp ác mộng mà có bình an

Đức Phật dạy, ai rồi cũng phải chết...

Đức Phật dạy, ai rồi cũng phải chết...

Tây phương Cực lạc có thật không

Tây phương Cực lạc có thật không

Bài viết xem nhiều

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Khai thị của Đại sư Tinh Vân cho giới tử xuất gia ngắn hạn

Khai thị của Đại sư Tinh Vân cho giới tử xuất gia ngắn hạn

Vai trò của người cư sĩ Phật tử

Vai trò của người cư sĩ Phật tử

Ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 có được gọi là Pháp vương?

Ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 có được gọi là Pháp vương?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,0937496 s