Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Kỷ niệm 50 năm Pháp Nạn lịch sử PGVN 2507-2557 (Bài 2)

Tác giả Dương Kinh Thành
06:52 | 21/05/2022 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Về một mặt khác, chính sự kiện Pháp nạn 2507 đã kéo nhà thơ Vũ Hoàng Chương từ văn đàn xa xôi bay bổng bên bàn rượu về thâm nhập với thực tại bằng nỗi đau chung của Phật Giáo VN. Và khi đã hòa vào vận mệnh chung của Pháp nạn thì tầm vóc thi ca của nhà thơ bổng rực sáng hơn nhờ vào tinh thần dấn thân vô úy đó.

Kỷ niệm 50 năm Pháp Nạn lịch sử PGVN 2507-2557 (Bài 3)
Kỷ niệm 50 năm Pháp Nạn lịch sử PGVN 2507-2557 (Bài 4)

“Thi Vương”Thơ Say viết về Phật Đản, Pháp Nạn

Lịch sử luôn trao tận tay từng số phận thuận nghịch của duyên trần (biệt nghiệp) để từ đó hòa mình vào vận mạng chung của cộng nghiệp. Nhà thơ Vũ Hoàng Chuơng là một trong rất nhiều thí dụ điển hình đó mà bài thơ Lửa Từ Bi là điểm son sáng chói nhất.

Bài thơ ấy đã đốt cháy những trang sách ố vàng của định kiến hẹp hòi khiến bóng đen, mặt tối của những tư tưởng tù túng, của những ngòi bút cong phài dần lùi xa, và cũng chính bài thơ làm nóng nhiều thế hệ văn đàn, để tất cả đều có chung cảm giác… ngơ ngác!

Vũ Hoàng Chương vốn từng có biệt danh Nhà Thơ Say mà! Say bất kể giờ giấc, ở đâu và trong trường hợp nào. Công thức hành say của nhà thơ này là 24/7/30. Đó không không phải là ngày tháng năm đâu, mà là say 24 giờ một ngày, uống 7 ngày trong tuần và uống 30 ngày trong một tháng!(theo:Bloggger choichoi81-Tamtay,vn).

 

Về một mặt khác, chính sự kiện Pháp nạn 2507 đã kéo nhà thơ Vũ Hoàng Chương từ văn đàn xa xôi bay bổng bên bàn rượu về thâm nhập với thực tại bằng nỗi đau chung của Phật Giáo VN. Và khi đã hòa vào vận mệnh chung của Pháp nạn thì tầm vóc thi ca của nhà thơ bổng rực sáng hơn nhờ vào tinh thần dấn thân vô úy đó, dù lúc nào bên mình cũng có bầu rượu cay đắng của thế nhân.

Các tác phẫm mang dấu ần thời gian đó có thể tạm liệt kê sau: Thơ Say (1940), Mây (1943),Trương Chi, Vân Muội, Hồng Điệp(1944), Thơ Lừa(1948), Rừng Phong(1954), Hoa Đăng(1959), Tâm Sự Kẻ Sang Tần(1961), Lửa Từ Bi(1963), Ta Đợi Em Từ Ba Mươi Năm (1970)Đời Vắng Em Rối Say với Ai(1971), Chúng Ta Mất hết Chỉ Còn Nhau(1973).vv…Như vậy Thơ say đứng đầu và mở ra cho ông một nét chuyên biệt trong sự nghiệp thơ ca. Biệt danh nhà thơ say từ đó được ra đời.

 

Ruợu và thơ luôn gắn liền nhau mà Lý Bạch xưa kia từng triết lý “Ba Chén Thông Đạo Lớn/ Một Hồ Hợp Tự Nhiên”. Nhà thơ Vũ Hoàng Chương của chúng ta cũng xác định “Em Ơi Lửa Tắt Bình Khô Rượu/ Đời Vắng Em Rồi Say Với ai”(bài Đời Vắng Em Rồi). Đó là biệt nghiệp đời ông vậy.

 

Nhà thơ từng tốt nghiệp trường Albert Sarraut, từng theo học Đại Học Luật Hà Nội, từng theo học môn toán và từng đại diện văn đàn thi nhân Việt nam dự các hội nghị, liên hoan nước ngoài nhiều lần. Điều này có nghĩa là ông thuộc giới tây học theo cách gọi thời bấy giờ và có đầy đủ điều kiện thuận lợi để bước vào cuộc sống Tây như thói thường thời mất nước. Ông lại đi ngược con đường ồn ào đó để rồi rẻ ngoặc , dùng kiến thức ấy dàn trải những nỗi niềm nhân thế qua ngòi bút thơ ca.

 

Năm 1964- Phật lịch 2508, Giáo Hội long trọng tổ chức kỷ niệm Đệ Nhất Chu Niên Pháp Nạn với nhiều chương trình có nội dung phong phú và điểm nhấn chính là lễ đài Phật Đản hoành tráng nhất chưa từng có ở Bến Bạch Đằng Sài Gòn. Sự kiện này nhà thơ say Vũ Hoàng Chương sau Lửa Từ Bi đã thả tâm tư mình vào sự kiện muôn thuở ấy bằng một bài thơ dài có tựa đề Trường Ca Ngày Phật Đản.

Bài thơ này như một hồi ức toàn cảnh về những tháng ngày đau thương và kiên cường của PGVN, trong còn có tám em đoàn sinh Oanh Vũ GĐPT của sự kiện đài phát thanh Huê. Bài thơ cũng còn là một bài “Văn tế” cho thế lực u minh mà Bồ Tát Quảng Đức đã có lời phát nguyện dùng thân mình làm đuốc soi sáng (Xin xem nội dung toàn bài thơ đính kèm).

TRƯỜNG CA NGÀY PHẬT ĐẢN

 

Một góc ngàn thế kỷ đã trôi qua

Từ phút TÌNH THƯƠNG nhập thê, chói lòa

Trên dòng thời gian hợp tan bao nhiêu đời tinh đẩu

Tới nay:thế kỷ HAI MƯƠI SÁU

Vừa Tám tuồi phương phi

Lũ chúng con ngữa mặt chắp tay quỳ

Hướng nẽo Sông Hằng nước PHẬT

Cất tiếng niệm ngân vang chín tầng trời đất:

-Nam Mô BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI…!

oOo

Khắp ba ngàn ngàn cõi

Lắng tai về một cõi niệm TỪ BI

Nơi Mùa xuân-Thể Phách đã ra đi

Chín chục thiều quang tàm Cảnh Khái

Nhường chổ để Tinh Anh bừng chói lọi:

MÙA XUÂN THÁNG TƯ

Trăng tròn một khối

Đượm ánh Chân Như

Đất Việt trời Nam mở hội

Niềm mong cho thỏa mấy chừ

Năm sắc cờ bay reo ngọc bội,

Thiền-Đô chuyển  kiếp ĐẾ ĐÔ xưa..

oOo

Cây núi Ngự kết ngôi vàng PHẬT ngự

Nước sông Hương mùi ĐẠO ngát hương đưa

Một lời chuông gọi

Muôn ngàn tiếng thưa

Nắng Trường Sơn đồng vọng

Hồi thanh Bến Hải mưa

Từ khắp chốn, vượt dầu sôi lửa bỏng

Về nơi đây…mừng tủi mấy cho vừa!

Cầu Bạch Hổ nhịp vang gió sóng

Chợ Đông Ba đầm vị muối dưa.

Vút cánh dơi bay, này quá khứ gửi âm thừa!

oOo

Hơi đất mồ hoang về…lởi lời ẩm ướt

Lằn roi ngục lạnh về…tiếng u ơ.

Và một giọng cười điên lảo đảo

Xoay ngược Địa Cầu trở lui vòng quỹ đạo

Dốc thời gian đỗ ngược hướng huyền cơ,

Chúng con chợt tơi bời tâm não

Nghe trong da thịt sững sờ

-Máu klhóc xương kêu, trời ơi kìa bàn tay ai bão táp?

Cho loài kim nghiến răng, bánh xe chà đạp

Tám chồi măng rụng xuống đêm ngàn thu bơ vơ…

ÔiBbây Giờ tưởng Bây Giờ!

Vui thành công lại Hồn Thơ ngẹn ngào.

oOo

Dĩ Vãng chúng con: chuỗi hình nhân què quặt!

Mà Tương Lai ma Hiện tại…e còn nguyên ước lửa gươm dao.

Bên tai như thét như gào

Những giêy phút những tháng năm tàn tật

Lũ mê muội hiểu gì đâu lẽ còn lẽ Mất

Rồi đây nhân loại ra sao?

Lạy đấng Thế Tôn, xin trỏ đường nào

Thế giới của Tình Thương Đích Thật!

Cảnh giả thân hờ lây lất

Xa với bến Giác chừng bao?

oOo

Thoắt đầu vầng nhật

Bè mây nâng cao

Tiếng nổ chớp giật

Mười phương Hải Trào,

Nghe dội xuống tận lòng vào Trái Đất,

Tung ra hòa tấu khúc thần giao.

Vô ức triệu rể Bồ Đề, tự muôn cành phơ phất

Rủ xuống trần tậm đang mừng tủi nao nao

Lòng chúng con sa mạc khát mưa rào!

Kề đã ba mươi ngàn bảy trăm tuần(1)

Trăng đầy Giác Hải nguyệt tròn Pháp Luân

Nay ánh vàng lại đêm rằm ngọt mật

-Cõi Ta Bà thấy chăng?ngày đản Phật,

Tám ngưồn công đức thủydâng về thanh khiết băng trinh

Tám chồi măng:tám hành tinh

Nổi trên bọt sóng, hối sinh huy hoàng!

oOo

Đâu còn vết máu!

Chỉ thấy hào quang

Lòng tin mấy thuở tan hoang

Đã đến lúc về ngôi Chín Tầng Tháp Báu!

Thiền nguyên, thế kỷ HAI MƯƠI SÁU

Vừa tám tuổi hôm nay

Giữa khoảng trời Nam đất Việt này…

Lời tụng niệm vượt âm gai cao nhất:

-Nam Mô BỒN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT !

Đón dư âm, ngừng núi lở sông bồi…

Càn khôn treo nhịp Luân Hồi

Chầu quanh một bóng PHẬT ngồi TỪ BI.

Viết trong một cuộc mộng du ra Huế

VŨ HOÀNG CHƯƠNG - (2508)

Ngày Đệ Nhất Chu Niên Pháp Nạn ấy là cả một khoảng trời cao rộng cho hàng triệu tấm lòng người con Phật rũ bỏ bao phiền muộn để từ đó vươn lên kiến tạo thêm nhiều trang sử mới. Nhà thơ Vũ Hoàng Chương tuy cũng chỉ là một chủng tử bên hàng triệu triệu chủng tử mang hạt giống Từ Bi khác , nhưng bằng thơ ca, Ông đã tạo nên điểm nhấn cho từng thời , từng sự kiện khác nhau giữa thời thế và với Phật giáo.

 

Vì vậy , trong những năm đất nước còn trong khói lửa chiến tranh và Phật giáo vẫn cón phai đượng đầu với nhiều nghịch duyên mới, mỗi mùa Phật Đản khi ấy với người con Phật luôn là dịp để gởi gấm những tâm tình của mình tung lên khắp ba cõi.

 

Phật Đản 2516 (1972), nhà thơ say Vũ Hoàng Chương đã gởi gấm những tam tình đó trong bài thơ Mừng Phật Dản 2516 như sau:

Hoa Nghiêm chợt tỉnh kiếp nào xưa

Cho tấm lòng xuân đẹp mấy bờ

Chuông khánh Hàn San, đêm nhiệt đới

Thuyền vào…tay ngọc rắc như mưa

Cây bên sông đứng hai hàng chữ

In xuống thời gian nghĩa bất ngờ

Vành vạnh trăng lên từ đáy nước

Hải triều vang dội hướng mây đưa.

Mây phong nếp áo ngàn xưa

Mở tung hương sắc hội mưa hoa này

Tròn duyên Thiên nữ chắp tay

Chúng sinh bao kiếp đọa đày sạch trơn.

Mời Quý vị thưởng thức bài thơ qua giọng ngâm của Thúy Vinh

Nội dung toàn bài thơ

Năm 1976 nhà thơ say Vũ Hoàng chương của chúng ta đã lặng lẽ từ giã thế gian này giữa lúc bộn bề lo toan cơm áo, bỏ lại sau lưng nhiều luyến tiếc, bởi nếu ông còn sống có lẽ hôm nay Kỷ Niệm 50 Năm Pháp Nạn PGVN có sự đóng góp tiếng náoi của chính mình vào đại cuộc , để thế hệ Phật tử kế thừa không ngỡ ngàng với một nhà thơ say mà sao mặn mòi đến Phật giáo, đến Phật Đản hằng năm như vậy.

Bài viết này xin được kết thành một vòng hoa, thành kính tưởng niệm hương linh nhà thơ Vũ Hoàng Chương , hương linh nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ nhân kỷ niệm 50 năm Pháp nạn PGVN-Những người làm văn hóa văn nghệ PG khi sống biết làm “nóng” thi đàn, biết dậy màu hoa đạo nhưng khi ra đi lại lặng lẻ …không ngờ!

Thành Kính!

Giác Đạo

*10) Tính ra thì 2507 năm tức là 30.700 tháng, kể cả tháng nhuận.

nhà thơ vũ hoàng chương pháp nạn phật giáo trường ca ngày phật đản dương kinh thành bồ tát thích quảng đức bồ tát thích quảng đức tự thiêu hòa thượng thích quảng đức phóng viên malcome browne pháp nạn 1963

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Sự tích và chứng tích Quán Âm Diệu Thiện ở chùa Hương Tích Hà Tĩnh

Sự tích và chứng tích Quán Âm Diệu Thiện ở chùa Hương Tích Hà Tĩnh

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Ngàn năm Sa la xào xạc thầm thì

Ngàn năm Sa la xào xạc thầm thì

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Đức Phật A Di Đà và pháp môn niệm Phật

Đức Phật A Di Đà và pháp môn niệm Phật

Bức ảnh chấn động thế giới và Ngọn lửa Bồ tát Thích Quảng Đức

Bức ảnh chấn động thế giới và Ngọn lửa Bồ tát Thích Quảng Đức

Ý nghĩa hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm nghìn tay nghìn mắt

Ý nghĩa hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm nghìn tay nghìn mắt

Kỷ niệm 50 năm Pháp Nạn Lịch Sử PGVN 2507 - 2557 (Bài 1)

Kỷ niệm 50 năm Pháp Nạn Lịch Sử PGVN 2507 - 2557 (Bài 1)

61 bức tranh về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

61 bức tranh về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Lời tưởng niệm Đức Phó Pháp chủ - Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm của GHPGVN

Lời tưởng niệm Đức Phó Pháp chủ - Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm của GHPGVN

40 năm tìm lại một thâm tình

40 năm tìm lại một thâm tình

Tán dương công đức Thiền sư Nhất Hạnh

Tán dương công đức Thiền sư Nhất Hạnh

Bài viết xem nhiều

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,1406241 s